.

 

Kinh Tăng Chi Bộ

HT. Thích Minh Châu dịch


 

CHƯƠNG BỐN
BỐN PHÁP

II. PHẨM HÀNH

(11) HÀNH

1.- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng … khi đang ngồi … khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt.

2. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo khi đang đứng … khi đang ngồi … khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hai hại tầm mà nếu Tỷ-kheo không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng.

Nếu khi đi khi đứng

Khi ngồi hay khi nằm

Khởi lên các ác tầm

Liên hệ đến gia đình

Thực hành theo ác đạo

Mờ ám bởi si mê

Vị Tỷ-kheo như vậy

Không chứng Vô thượng giác

Ai khi đi khi đứng

Khi ngồi hay khi nằm

Điều phục được tâm tư

Yêu thích tầm chỉ định

Vị Tỷ-kheo như vậy

Chứng được Vô thượng giác

(II) (12) CHẾ NGỰ

- Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, được chế ngự với sự chế ngự của Pàtimokkha. Hãy sống đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Đã sống sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn Pàtimokkha, đã được chế ngự với sự chế ngự của Pàtimokkha, sống đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp, còn có gì cần phải làm thêm nữa ? Nếu Tỷ-kheo trong khi đi, tham, sân, si được từ bỏ, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi được từ bỏ, tinh cần, tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuống nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu các Tỷ-kheo khi đang đi có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người có nhiệt tâm, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng. Nếu Tỷ-kheo trong khi đứng, … nếu Tỷ-kheo trong khi ngồi … nếu Tỷ-kheo trong khi nằm thức, tham, sân, si được từ bỏ … hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi được từ bỏ, tinh cần, tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuống nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, nếu các Tỷ-kheo khi đang thức có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người có nhiệt tâm, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng.

Đi đứng biết tự chế

Ngồi nằm biết tự chế

Tỷ-kheo biết tự chế

Khi co tay, duỗi tay

Phía trên, ngang cùng khắp

Xa cho đến cùng tột

Bất cứ sanh thú nào

Ở tại thế giới này

Khéo quán sát sanh diệt

Của tất cả pháp uẩn

Tâm chỉ tịnh chánh hạnh

Thường xuyên chuyên học tập

Liên tục, hằng siêng năng

Tỷ-kheo được gọi vậy.

(13) CHÁNH CẦN

- Này các Tỷ-kheo, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh ra được diệt trừ, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm; này các Tỷ-kheo, đây là bốn chánh cần.

Với các pháp chánh cần

Chúng chinh phục Ma giới

Không dính chúng vượt qua

Sợ hãi về sanh tử

Hoan hỷ ly dục vọng

Chúng thắng Ma, Ma quân

Mọi lực namuci

Chúng thoát ly an lạc.

(14) CHẾ NGỰ

- Này các Tỷ-kheo, có bốn tinh cần này. Thế nào là bốn ? Tinh cần chế ngự, tinh cần đoạn tận, tinh cần tu tập, tinh cần hộ trì.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần chế ngự ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên vì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thật hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng … mũi ngửi hương … lưỡi nếm vị … thâm cảm xúc … ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên vì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thật hành sự hộ trì ý căn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần chế ngự.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần đoạn tận ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, khiến cho không hiện hữu lại; không có chấp nhận sân tầm khởi lên … không có chấp nhận hại tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại, không có chấp nhận các ác bất thiện khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, khiến cho không hiện hữu lại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần đoạn tận.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần tu tập ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi … tu tập tinh tấn giác chi … tu tập hỷ giác chi … tu tập khinh an giác chi … tu tập định giác chi … tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, đưa đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần tu tập.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần hộ trì ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì định tưóng hiền thiện đã sanh, tướng bộ xương, tướng trùng ăn, tướng bầm xanh, tướng đầyứ, mủ nồng, tướng nứt nẻ, tướng phồng trướng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần hộ trì.

Này các Tỷ-kheo, có bốn này tinh cần này.

Chế ngự và đoạn tận

Tu tập và hộ trì

Bốn loại tinh cần này

Được bà con mặt trời

Tuyên bố và thuyết giảng

Ở đời vị Tỷ-kheo

Nhiệt tình đối với chúng

Đạt được diệt khổ tận 

(15) THI THIẾT

- Này các Tỷ-kheo, có bốn thi thiết tối thượng này. Thế nào là bốn ?

Tối thượng trong những kẻ có tự ngã, này các Tỷ-kheo, tức là Ràhu, A-tu-la vương. Tối thượng trong các vị thọ hưởng các dục, này các Tỷ-kheo, tức là vua Mandhàtà. Tối thượng trong các vị có quyền lực tối thắng, này các Tỷ-kheo, tức là ác Ma. Trong thế giới chư Thiên, Ama, Phạm thiên, cùng với các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, này các Tỷ-kheo, Như Lai được gọi là tối thượng, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Này các Tỷ-kheo, có bốn sự thi thiết tối thượng này.

Ràhù là tối thượng

Trong các vị tự ngã

Mandhàtà tối thượng

Trong các vị hưởng dục

Màrà là tối thượng

Giữa những bậc uy quyền

Với thần túc danh xưng

Vị ấy được chói sáng

Phía trên, ngang phía dưới

Khắp sanh thú ở đời

Trong thế giới chư Thiên

Phật được gọi tối thượng.

(16) TRÍ TẾ NHỊ

- Này các Tỷ-kheo, có bốn trí tế nhị này. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu trí tế nhị đối với sắc, không thấy một trí tế nhị đối với sắc tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với sắc nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với thọ, không thấy một trí tế nhị đối với thọ nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với thọ nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy thành tựu trí tế nhị đối với tưởng … thành tựu trí tế nhị đối với các hành, không thấy một trí tế nhị đối với hành nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Vị ấy không có phát nguyện đạt đến một trí tế nhị đối với hành nào khác tối thượng hơn, thù diệu hơn trí tế nhị thù thắng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn trí tế nhị.

Biết trí tế nhị sắc

Biết hiện hữu các thọ

Từ đâu tưởng sanh khởi

Tại đâu tưởng chấm dứt

Biết các hành biến khác

Là không, không là ngã

Nếu Tỷ-kheo thấy chánh

Tịch tịnh, ưu tịch tịnh

Thọ trì thân tối hậu

Thắng Ma và Ma quân.

 (17) SANH THÚ KHÔNG NÊN ĐI

- Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú này không nên đi mà đi. Thế nào là bốn ?

Đi đến sanh thú vì dục, đi đến sanh thú vì sân, đi đến sanh thú vì si, đi đến sanh thú vì sợ hãi. Có bốn sanh thú không nên đi mà đi này.

Dắt dẫn bởi dục sân

Bới sợ hãi si mê

Ai không vượt chánh pháp

Thời danh xưng người ấy

Bị tổn hại hư hại

Như trăng trong thời tối.

 (18) SANH THÚ NÊN ĐI

- Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú này không nên đi mà đi. Thế nào là bốn ?

Không vì dục đi đến sanh thú, không vì sân đi đến sanh thú, không vì si đi đến sanh thú, không vì sợ hãi đi đến sanh thú. Này các Tỷ-kheo, có bốn sanh thú nên đi mà đi này.

Dắt dẫn bởi dục sân

Bởi sợ hãi si mê

Ai không vượt chánh pháp

Thời danh xưng người ấy

Được đầy đủ vuông tròn

Như trăng trong thời sáng

 (19) KHÔNG NÊN ĐI, NÊN ĐI

(Kinh này là kinh 17 và kinh 18 hợp lại)

(20) NGƯỜI ĐẦU BẾP

- Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, người đầu bếp như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục. Thế nào là bốn ?

Đi đến sanh thú vì dục, đi đến sanh thú vì sân, đi đến sanh thú vì si, đi đến sanh thú vì sợ hãi. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, người đầu bếp như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục.

- Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, người đầu bếp như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn ?

Không vì dục đi đến sanh thú, không vì sân đi đến sanh thú, không vì si đi đến sanh thú, không vì sợ hãi đi đến sanh thú. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, người đầu bếp như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

Những ai đối với dục

Hạng người không chế ngự

Là hạng người phi pháp

Tôn trọng điều phi pháp

Họ đi bị dắt dẫn

Bởi dục sân, sợ hãi

Làm uế nhiễm hội chúng

Họ được gọi như vậy

Như vậy họ được gọi

Bởi Sa-môn hiểu biết

Do vậy bậc Chân nhân

Các bậc đáng tán thán

Họ trú vào Chánh pháp

Họ không làm điều ác

Họ đi, không bị dẫn

Bởi dục, sân, sợ hãi

Tinh hoa của hội chúng

Họ được gọi nva

Như vậy họ được gọi

Bởi Sa-môn hiểu biết

 

 --- o0o ---

 

 | Mục lục Kinh Tăng Chi bộ || Phẩm ́ |

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |


Tổ chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Tháng hạnh nguyện lắng nghe Khảo me nhà cuoc song cang binh than thi noi tam se cang sang cuộc sống càng bình thản thì nội tâm bo tat thich quang duc mot huyen thoai lang le nguoi thi dau kho Trá 10 dieu tuoi tre thuong lang phi 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí Nên yen lan ngu mo tren ben my lang Một bậc Thầy sáng ngời đạo hạnh cảm nhận về nhân và quả thuong lam mien trung tìm tĩnh lặng giữa mâu thuẫn cuộc Ăn đường nhiều có hại như thế nào tinh ban tình bạn nhan qua co that khong thuÑc bắt tài tinh ban duoi goc nhin phat giao phật giáo với tuổi trẻ ngày nay tinh ban chan that la tình bạn chân thật là can gói Dù hiểu thêm về con đường chánh niệm chùa thần quang 14 Ä chùa xá lợi mó chua than quang Gỏi bí mì sợi chay hãy từ bỏ những gì không phải của çš QuẠNhững Người Con Gái Lành của Đức Thế dòng Sữa mẹ giúp giảm nguy cơ bệnh bạch duc phat a ui hieu them ve con duong chanh niem thong qua muoi dừng Ăn gừng để trị sỏi mật hôi