Kinh Điển - Không nên sống quá lâu tại một nơi.

 

 

 

 

Không nên sống quá lâu tại một nơi

 

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này, nếu sống quá lâu tại một chỗ. Thế nào là năm?

Đồ dùng nhiều, cất chứa nhiều đồ dùng; nhiều dược phẩm, cất chứa nhiều dược phẩm; nhiều công việc phải làm, không khéo léo trong những công việc phải làm; sống lẫn lộn với gia chủ, tùy thuận trong sự liên hệ với gia chủ; và khi bỏ trú xứ ấy, ra đi với sự luyến tiếc.

Này các Tỷ kheo, đó là năm nguy hại nếu sống quá lâu tại một chỗ.

Có năm lợi ích này, này các Ty kheo, nếu sống đồng đều tại mỗi chỗ. Thế nào là năm?

Đồ dùng không nhiều, không cất chứa nhiều đồ dùng; dược phẩm không nhiều, không cất chứa nhiều dược phẩm; không nhiều công việc phải làm, khéo léo trong những công việc phải làm; không sống lẫn lộn với gia chủ, không tùy thuận trong sự liên hệ với gia chủ; và khi bỏ trú xứ ấy, ra đi không với sự luyến tiếc.

Này các Tỷ kheo, đây là năm lợi ích nếu sống đồng đều tại mỗi chỗ.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bô II, chương 5, phẩm Du hành dài, phần Sống quá lâu [1], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.724)

LỜI BÀN:

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia thời Thế Tôn là du hành, không ở cố định một nơi mà thường xuyên thay đổi. Chính đặc điểm của đời sống du hành với ba y và một bát đã trợ duyên rất nhiều cho thành tựu phạm hạnh, hạn chế đến tối đa tham ái, chấp thủ và dính mắc.

Ngày nay, phần lớn các Tỷ kheo không sống du hành mà thường ở cố định nơi chùa viện của mình. Do vậy, những cảnh báo của Thế Tôn về những dính mắc liên quan đến danh lợi, công việc và tình cảm là điều mà người tu chúng ta phải suy gẫm. Đơn cử như việc nhập chúng an cư, bổn phận quan trọng của người xuất gia, nhưng không phải ai cũng hội đủ duyên lành để thực hiện. Dù những lý do đưa ra như chùa neo người, chùa đang xây dựng, phải đáp ứng nhu cầu nghi lễ cho tín đồ v.v… để lý giải cho việc không tham dự an cư tâp trung là hoàn toàn chính đáng song lại biểu hiện rõ nét sự dính mắc. Và một khi đã dính mắc thì chắc chắn khó có thể tránh được nguy hại.

Vì thế, nhập chúng an cư ngoài ý nghĩa tu tập còn là cơ hội thay đổi môi trường sống, làm gián đoạn các nhân duyên tham ái đã tác tạo nơi trụ xứ. Dẫu biết rằng, những đạo tràng an cư phần lớn không tiện nghi, phù hợp với thói quen của mình nhưng kham nhẫn và tùy duyên, tùy hỷ được với hiện tại đã chứng tỏ một phần sự không dính mắc, giải thoát. Do vậy, những ai thực hiện phận sự an cư, chỉ xét về phương diện “sống đồng đều tại mỗi chỗ” thôi cũng đã gặt hái được nhiều lợi ích.

 

QUẢNG TÁNH

---o0o---

Nguồn: giacngo.vn
Trình bày: Linh Thoại

Cập nhật: 1-09-2008

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

佛教中华文化 Lời 士用果 mối lo của con người giá trị và nhân cách sống trong từng đạo đức sinh học và phật học Tiếp hạnh le tướng hãy nghĩ rằng mọi thứ đều có thể 隨佛祖 quà phan 1 dau nam huong ve tam the Thơ ve voi yen tu nhan 709 nam phat hoang tran nhan tính cách tức thời Đà nhung cau thien ngon giup ich cho cuoc doi cua ban tứ chánh cần gui ban ngay tan the ï½ cao Mẹ tôi phat phap Quảng Ngãi Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đuổi cao pho hoa thuong thich quang buu viễn Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ gầy ร บอ ปก Phà dòng 中国佛教新闻网 鼎卦 3 kieu tri ky nhat dinh phai ket giao trong Vị thiền sư nổi tiếng tuổi Thìn tu cai mieng la tu hon nua doi nguoi 怎么做早课 佛頂尊勝陀羅尼 vua phap Hoạ Thêm 五痛五燒意思 因地當中 tư liệu đặc biệt về hậu duệ thánh c½u