Nghi thức tụng niệm

ĐẠI BI CHÚ

Giảng giải

Pháp sư Thánh Ấn biên soạn

Từ Thuận - Kỳ Sơn – Chính Kiệt dịch thuật

 

 

 

4

 

PHẦN PHỤ KÝ

  

PHẦN I

 

NHỮNG ĐIỂM ƯU VIỆT CỦA BÀI ĐẠI BI CHÚ

 

1) Bài chú này tức là lời nói của chín mươi chín đức hằng hà sa số Phật.

 

Đức Quán Thế Âm nhận được chú này ở đức Thiên Quang Vương tịnh trú Như Lai Phật. Lúc đó đức Quán Thế Âm nội trú ở nơi cảnh địa sơ khai, khi Ngài nghe thấy lời chú này, lập tức vượt lên cảnh địa thứ tám, lòng Ngài sinh mối hoan hỷ, phát thệ lời hoằng bố (ban bố rộng rãi) an lạc cho mọi chúng sinh và tức thời ứng nguyện, thân Ngài sinh ra ngàn mắt ngàn tay.

 

2) Quán Thế Âm Bồ Tát bày tỏ lời của đức Phật: nếu chúng sinh trì tụng bài Đại Bi Chú, nếu chẳng được sinh ở nước Phật, nếu chẳng được vô tam muội biện giải, và nếu ở kiếp sống này tất cả mọi điều cầu mong không được toại nguyện, thời Ngài thề không lên cõi chính giác. Chỉ trừ những kẻ không theo kịp và không có lòng chí thành mà thôi.

 

3) Những ai trì tụng Đà La Ni, đều phải biết rõ người đó thế nào?

 

a)      Có thể Phật thân tàng ẩn, là chín mươi chín ức hằng hà sa số chư Phật đang thương tiếc.

b)      Chính là quang minh tạng, hết thảy đều được ánh sáng của đức Như Lai soi tới.

c)      Là từ bi tạng, thường lấy Đà La Ni cứu chúng sinh.

d)      Là diệu phá tạng tạng, phổ nhiếp hết thảy Đà La Ni.

e)      Là thiền định tạng, trăm ngàn tam muội đang hiện ở trước mắt.

f)       Là hư không tạng: Thường lấy không tuệ quan sát chúng sinh.

g)      Là vô úy tạng: Lòng thiên thiện thần thường hộ trì.

h)      Là điệu ngữ tạng: Trong miệng tiếng Đà La Ni không dứt.

i)        Chính là thường trú tạng: Tam tai ác kiếp không thể hủy hoại.

j)       Chính là giải thoát tạng, mọi loại thiên ma ngoại đạo không thể cản trở lưu giữ.

k)      Chính là Dược Tạng, thường dùng Đà La Ni để trị bệnh cho chúng sinh.

l)        Chính là thần thông tạng: Đi chi du Phật quốc được thung dung tự tại. Công đức của người này tán dương không hết.

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

 

CÔNG HIỆU CỦA VIỆC TRÌ TỤNG ĐẠI BI CHÚ

 

1.

 

a)      Đều được an lạc.

b)      Trừ hết mọi thứ bệnh.

c)      Gia tăng tuổi thọ.

d)      Được phong lưu giàu có.

e)      Diệt trừ hết thảy ác nghiệp trọng tội.

f)       Thoát ly được mọi chướng nạn.

g)      Tăng trưởng được hết mọi bạch pháp chư công đức.

h)      Thành tựu được hết mọi thiện căn.

i)        Xa lánh được hết mọi điều sợ hãi.

j)       Khi lâm chung, bất cứ đất Phật ở nơi nào, đều có thể sinh được.

 

2. Kẻ nào trì tụng bài chú này, ở thế gian này có đến tám vạn bốn ngàn chứng bệnh đều trị hết.

 

3. Nếu sống ở nơi sơn dã, đọc kinh và ngồi thiền, mà bị bọn sơn tinh võng lưỡng quỷ thần quấy phá, chỉ cần đọc bài chú này một lượt, mọi loài ma quỷ sẽ bị trói ngay.

 

4. Khi đang trì tụng, đức Quán Thế Âm sẽ sắc sai chư vị thiên thần, Kim Cương kín đáo theo sát và giữ gìn, không lúc nào ly cách, như có con mắt hộ mệnh.

 

5. Nếu tất cả chúng sinh ở trên cõi đời này đều cầu nguyện, và trong hai mươi mốt ngày đều giữ gìn trai giới, và đọc Đà La Ni này, tất được toại nguyện.

 

 

 

 

 

 

PHẦN III

 

PHÉP NIỆM PHỤC NƯỚC ĐẠI BI CHÚ

 

 

Nói chung tất cả mọi đệ tử của Tam Bảo khi đã tịnh khẩu kiền tu đều có thể niệm nước Đại Bi Chú để chữa bệnh. Đều có thể bố thí kết duyên. Khi niệm, trước hết phải đốt hương dâng lễ, rót ra một chén nước (không kể nhiều ít), và niệm:

 

 

1)      Hương tán (tán về sự đốt nhang).

2)      Tịnh khẩu nghiệp chơn ngôn.

3)      Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn quảng đại linh uy Quán Thế Âm Bồ Tát.

4)      Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm Đà La Ni (ba tiếng). Đại Bi Chú bốn mươi chín lần.

5)      Bổ khuyết chân ngôn.

6)      Nam mô đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mười tiếng)

 

Nước Đại Bi Chú này có mang uy lực của nhà Phật có thể trị hết thảy mọi chứng bệnh nguy nan. Khi uống nước này, trước hết súc miệng cho thật sạch và niệm: NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT (10 tiếng). Nếu con nít hoặc người bệnh không thể niệm được, những người thân thích có thể niệm thay, sau đó hãy uống, sẽ công hiệu ngay. Nếu khi uống nước này, nếu người nhà có thể phát nguyện phóng sinh hoặc mỗi tháng ăn chay vài ngày, sẽ công hiệu. Nếu như tiềm tu đại đức, và sau khi niệm Đại Bi Chú Thuỷ, nước có thể là vô hạn, và sự bố thí cũng vô hạn. Đó là sự tùy tâm phát công đức ra sao mà quyết định.

 

Phép dùng đại bi chú để trừ họa tai, có thể đại bi thủy vẩy khắp nhà ở, có thể tránh được họa tai. Cũng có thể thay đổi cách thức bằng cách dùng một tờ giấy vàng, nghi thức niệm chú cũng giống như trên. Mỗi khi niệm một lượt, Đại Bi Chú thời in lên tờ giấy vàng một khuyên đỏ, niệm cả thảy bốn mươi chín lần (tức in thành bảy hàng, mỗi hàng bảy khuyên). Ngoài ra ở trên bốn góc cũng in khuyên tròn. Mỗi góc đều niệm thêm chân ngôn Quán Thế Âm linh cảm (tức là một trong mười câu tiểu chú) và thêm một khuyên nhỏ ở trong góc khuyên tròn lớn. Sau đó đem tờ giấy chú đó đốt ở trước các tòa Táo Quân của mọi nhà. Như vậy sẽ tránh được mọi họa tai. Nếu người niệm chú được công đức viên mãn, làm cho những người ở bốn xung quanh đều nhận được sự ích lợi của đạo pháp, không bị họa tai.

 

 

PHẦN IV

 

CẢM ỨNG CỦA BÀI ĐẠI BI CHÚ:

 

n      Vợ của Thanh Bành Hy Tăng họ Diêu, bị đau bệnh, đã phát tâm đọc Đại Bi Chú, một hôm nằm mơ thấy một bà già trao cho một cành hoa, bỗng chốc thấy mình nhẹ như chiếc lá, thế rồi khỏi bệnh (theo Nhất Hạnh Cư Tập)

 

n      Ông Kinh Sơn Vạn Văn Ngọc tự nói: Tôi trì tụng tâm kinh Đại Bi Chú, thấy vô cùng linh dị không thể tả xiết. Tôi nhớ lại thân mẫu tôi bị bệnh sắp lâm chung, tôi khóc chảy cả máu mắt, bèn quỳ hương trước đại sĩ đọc hết một lượt bài Đại Bi Chú, thời mẹ tôi cảm thấy như có người dắt tay trở về dương thế, rồi hơi thở bình ổn và nói được. Sau đó vài ngày mẹ tôi được yên ổn (theo Thánh Kinh Vựng Lục).

n      Ông Thích Bảo Tông đời Tống, thường xuyên đọc đại bi Đà La Ni, ở đó có con gái nhà họ Triệu bị loại quỷ mị mê hoặc và bị điên cuồng. Thầy đọc chú, quỷ bỏ trốn, bệnh điên cuồng liền khỏi.

 

n      Đời vua Càn Long, nhằm năm Ất Tỵ, ở Tô Châu bị hạn hán, Bành Nhị Lâm Cư Sĩ cúng tế hai mươi mốt ngày, đọc Đại Bi Chú thêm trì tụng Tây Phương Phật danh, không ăn cơm trưa, thế rồi trời mưa được hai thước rưỡi (theo Quang Hà Tập)

 

 

n      Có hai ông Trương Kháng và Tích Thiện phát thệ trước đức Phật xin đọc đại bi Đà La Ni đủ mười vạn lần xin được nơi tịnh thổ. Đến khi tuổi vừa sáu mươi bị bệnh một lòng niệm Phật. Bảo gia nhận rằng:Tây phương là đất tịnh thổ, chỉ ở trước nhà, A Di Đà Phật ở trên tòa liên hoa, nói xong, niệm Phật mà đi (theo Vãng Sinh tập)

 

n      Trước ở Nam Kinh lập trường Cao Đẳng Sư Phạm, hiệu trưởng là Dịch Viên Cư Sĩ. Vào năm Nhâm Tý, ở làng Thiên Bảo, lộ Hải Ninh, tỉnh Thượng Hải. Một hôm ở láng giềng bị phát hỏa, tình thế hết sức nguy cấp. Cả nhà cư sĩ cứ niệm danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát, và đọc Đại Bi Chú, và tâm tưởng đức Quán Thế Âm ở trên không, tay cầm chiếc bình báu có cành dương đựng nước đại bi chú vẫy vào nơi lửa cháy thời chỉ trong chốc lát, lửa bị dập tắt (theo Tịch Âm Cư Sĩ Ký)

 

 

n      Có Lý Sinh Xuân, làm chức phòng tư lịnh ở tỉnh Phúc Kiến, rất thành tâm đọc đại bi chú, khoảng năm dân quốc bốn mươi lăm, theo Tôn Truyền Phương đến đất Mãn cùng với Chu Ấm Nhận nhận nhiệm vụ sư trưởng. Chu với họ Lý vốn có sự hiềm khích, chờ họ Lý lúc sơ hở để thổ binh tên là Mỗ đâm chết. Có một hôm họ Lý đương ngủ ngày, viên hộ binh nọ đột nhập dương súng nhắm bắn. Họ Lý chợt thấy ở trước giường có đức Bạch Y Quán Thế Âm, phất tay áo một cái, thời viênđạn tự nhiên rớt xuống đất, rồi đến viên đạn thứ hai cũng vậy. Đến viên thứ ba thời bị nghẹt đạn, họ Lý bèn sai tả hữu bắt giữ, rồi đem tra hỏi thời được biết việc này do họ Chu sai khiến. Họ Chu thấy việc không thành, bèn mua chuộc người đầu bếp của họ Lý, tìm cơ hội đầu độc. Một ngày nhằm đúng bữa cơm trưa, họ Lý đến bàn ăn,trước hết dùng muỗng lấy thức ăn, bổng nhiên như có người đứng ở đằng sau giữ chặt lấy cánh tay, khi ngoảnh lại thời không thấy ai cả, đến lần thứ hai lấy muỗng xúc thức ăn cũng vậy, họ Lý bèn sinh nghi cho tìm người đầu bếp, thời người đó đã trốn mất (theo Hà Tử Bội Ký trong thiên thứ bảy Quán Thế Âm Linh Cảm cận văn.)

n      Thầy Thích Truyền Đức, trụ trì ở Thiền Viện Từ Thánh Tương Thành, vào khoảng tháng sáu năm Dân quốc thứ mười ba, đang đi qua một chiếc thuyền nhỏ để qua một con sông lớn. Khi đó cuồng phong và sóng lớn nổi dậy, thuyền sắp bị lật, lòng hoảng hốt liền đọc Đại Bi Chú vài lần, sóng gió tức khắc ngưng ngay, thuyền cũng được yên ổn. Vậy mà cách nơi thuyền đó khoảng một trượng, mặt nước vẫn cuồn cuộn sóng chảy như thác đổ. Người chèo thuyền nói: Từ nhỏ đến giờ, chưa thấy bao giờ nửa sông có sóng, còn nửa kia lại không, đó là một điều hết sức kỳ dị. Đó chính là uy lực của Bồ Tát từ bi vậy. Nhờ vậy gặp hiểm mà yên, thuyền qua được yên ổn. (Chu Tùng Nghiêu Ký Quán Thế Âm cận văn lục).

n      Cư sĩ Sái Trọng Quang, pháp danh là Chân Nhân, và năm Quý Hợi, có khách về thăm hỏi công thư. Ngày mồng năm tháng sáu mùa hạ, cùng với ba vị tiên sinh là Vương Thư Nguyên, Kiều Đức Tam và Lý Kinh Vũ, đi thuyền qua vùng khe Hà Mật Loan Khê, để chúc thọ Quách Ông Liễu Khê. Đi cùng thuyền kể cả nam phụ lão ấu, có cả thảy mười một người, lúc đó nước sông đang chảy xiết, khi đi tới vùng biển Đảm Thạch, bổng nhiên bị một tảng băng xô tới (trước đây gọi là Khuất Nguyên tam bảo), thuyền né tránh không kịp và bị lật úp. Vị Chân Nhân đang chìm nổi trong nước, nhưng vẫn thầm đọc Đại Bi Chú, cầu mong đại bi đại sĩ cứu vớt hết thảy mọi người, vậy mà tất cả mười một người khi trôi đến Hạ Du của Cửu Châu Hà, đều được cứu vớt không ai bị chết. Đó cũng là một chuyện kỳ lạ (theo Hải Trào Âm).

 

 

PHẦN V

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐỌC BÀI ĐẠI BI CHÚ

 

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có đủ mười bốn điều vô úy, ba mươi hai điều ứng, có đủ phép thần thông. Các vị Di Đảơ hai bên tả hữu, đều là bầy tôi thân cận ở nơi cực lạc, hiển hóa Ta Bà, thời chính là những người giúp đỡ đắc lực của đức Thế Tôn. Một giọt nước cành dương có thể tưới khắp đại thiên thế giới. Đối với chúng sinh ở nơi đông thể càng có nhiều cơ duyên. Nếu hết lòng trì tụng danh hiệu và kinh chú sẽ được cảm ứng, không những chỉ được mây lành che chở miền Nam Hải mà thôi đâu. Tuy nhiên khi chúng sinh đang mắc khổ nạn, hô đức Bồ Tát xin cứu, phải nên nghĩ rằng, trước khi cứu khổ cứu nạn phải có bốn chữ đại từ đại bi. Chúng sinh chỉ nói tới đức Bồ Tát ở nơi cửa miệng, mà không nghỉ đến tâm của đức Bồ Tát thời đó chính là bất từ bất bi, chính mình đã chẳng tự cứu mình trước mà lại đọc chú để làm cảm động lòng từ bi của đức Bồ Tát, mong cứu khổ cứu nạn, hỏi điều đó có lý chăng. Vì thế những ai không có dã tâm gian hiểm hiếu sát, thời rừng dao núi kiếm cũng tiêu tan. Người nào có lòng độc ác, thời nước sôi lửa phỏng ở trong lòng mình cũng sẽ tự tiêu tan. Người nào không có lòng bất trung, bất hiếu, và tham dâm vô liêm sỉ, thời địa ngục ở trong lòng mình cũng khô kiệt, người nào không có lòng bon chen, ghen ghét, thời ngọn lửa của quỷ đói cũng sẽ bị dập tắt. Không có lòng kiêu ngạo, ngoan cố, thời cái ác của Tu La cũng sẽ mất. Không có lòng ngoan cố dữ dội, thời con đường súc sinh cũng sẽ xa lánh. Khi đại bi chú có nói: Chỉ trừ điều bất thiện, bất thành, thời nhu cầu trì tụng thành và thiện đều được biết ngay. Đúng vậy thay, lời của Đường Biệt Giá có nói: Những kẻ nào kính thờ đức Quán Thế Âm, người đó tất hết lòng tin tưởng ở lẽ nhân quả, thuở bình sinh không gây chuyện ác, vì thế mà có thể tiêu diệt được mọi ác báo. Tôi e ngại người đời chỉ biết cầu cứu khổ cứu nạn mà không biết cầu ở lòng từ bi, một khi thấy việc không linh nghiệm, thời nói ngay là đại sĩ không ứng cho ta. Như thế, việc cảm ứng của đại sĩ chỉ có hư mà không có ứng nghiệm sao? (Tiết Lục Chu Khắc Phục, Quán Thế Âm trì nghiệm kỳ tử).

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cáo với Phạn Vương: Đó là tướng mạo của Đà La Ni. Đó là lòng đại từ đại bi, lòng bình đẳng, lòng vô vi, không ô nhiễm, lòng không quan, lòng cung kính, lòng khiêm tốn, lòng không tạp loạn, lòng không thành kiến, lòng vô thượng bồ đề. Đức Bồ Tát đã đem tám mươi bốn câu chú nghĩa, giải thích rõ ràng. Người nào trì tụng nên đem lòng từ bi, bình đẳng, vô vi, không quán, đủ mười câu nghiền ngẫm tỷ mỷ, cũng như thân thể cố gắng mà thi hành.

Thiên thuyết đạo Thùy Thành của Vĩnh Minh thiền sư có nói: Nếu không từ bỏ xác thịt, tức là cắt đứt mọi thứ từ bi. Đương lúc ngưỡng vọng lòng đại từ đại bi của đức Bồ Tát, nên cố gắng ăn chay và không sát sinh. Cư sĩ Trịnh Đức Thuần, khi niệm Phật có lời khẩn thiết như sau: Ác nghiệp trên cõi thế gian này thường bất nhơn nhưng việc sát sinh là nặng nhất. Giới luật trong Phật môn có nhiều loại, nhưng tội phạm sát được coi rất nặng. Những việc chẳng gặp ở thế gian này không giống nhau, những điều tệ nhất là phát ra từ miệng và bụng. Có thể kết thànhmối thâm cửu muôn đời tạo nên ác nghiệp rất nặng. Tôi nay tha thiết yêu cầu mọi người nói với những người khác nên luôn luôn mong mỏi có dịp phát lòng từ bi thương tiếc sinh mệnh vạn vật. Giữ trọn một mạng sống là tiếp thêm được một phút. Giảm bớt được một sát sinh là giảm được một sự oán hận. Làm vậy không những chỉ lo vận mệnh kẻ khác mà chính là giữ trọn vẹn cho thân mình; lại cầu được triển chuyên khuyến hóa. Tuỳ thời mua vật để phóng sinh, để giảm bớt mọi sự phung phí, nếu ra ơn chu toàn được nhiều sinh mệnh, lòng từ bi tràn ngập khắp cõi nhân gian, thời âm công chứa chất được nhiều, khí dữ sẽ dần tiêu, quét sạch nghiệp tận, nền phúc sẽ tích lũy ở kiếp này, giữ gìn thiện căn, phúc lành sẽ kéo đến cả đời sau.

 

HẾT

 

 

HỒI HƯỚNG

 

Nguyện đem công đức ấn tống Kinh Đại Bi Chú Giảng Giải này lên Thập Phương Tam Thế Phật và hồi hướng cho cửu huyền thất tổ, nội ngoại, song thân, bá thúc, đệ huynh, cô dì, tỉ muội và các thân bằng quyến thuộc quá cố và các sinh linh ở nơi địa ngục, các chúng sinh trong Pháp giới trong vũ trụ, trong ngũ châu cùng các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn đều được vãng sanh về cảnh giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật-A-Di-Đà.

Đồng thời nguyện cầu ông bà, cha mẹ, anh chị em thân bằng quyến thuộc hiện tiền, nhờ công đức ấn tống Kinh này được Phước Huệ trang nghiêm, Bồ Đề tăng trưởng, cùng nhất thiết pháp giới chúng sinh đều tin Phật Pháp đều gặp Phật Kinh, đều đạt Phật Tâm, đều thành Phật Đạo.

NAM MÔ CHƯ PHẬT – NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CỨU KHỔ CỨU NẠN.

NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH.

 

 

---o0o---

 

Mục Lục  | 1 | 2 | 3 | 4 | 5

---o0o---

 

Vi tính: Tâm Như , Tường Tâm

Cập nhật: 1-10-2008

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

một cõi đi về trịnh công sơn 五痛五燒意思 Sanh tướng không gian ba chiều 首座 tap トO nguyễn hữu kha 1902 tuong phat tu to di chuc cua nguoi dan ba phap kẻ không tức thị sắc Æ u luận tuoi tre hoc phat phap qua internet giẠvai tro ngoi chua trong viec giao duc thanh thieu truyen 大谷派 bí quyết dạy con thông minh của người Dũng khí hoa mai Trị liệu mệt mỏi tâm thần và thể vượt qua cô đơn bằng bốn tâm vô con duong dan toi binh an giÃƒÆ 僧伽吒經四偈繁體注音 mat ngu cam truoc tự Thói 氣和 皈依的意思 ni sinh viet nam dat thu khoa tot nghiep dai hoc tình yêu là thượng đế số mệnh Phật giáo ï¾ï½ Tổ bÕn Vận thie n giu p tam ho n chu ng ta duo c an la c Trí Quang tự truyện phác thảo về y ö 崔红元 tÃ Æ o tha long theo 佛教的出世入世