Luận giải Phật giáo - Khảo nghiệm Duy Thức Học Tập 2.

 

 

 

 

 

 

 

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC

TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM

(Quyển II)

 

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG I

 

I- GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA TÂM VƯƠNG VÀ TÂM SỞ

A/- Sự Quan Hệ Giữa Tâm Vương Và Tâm Sở

B/- Giá Trị Sự Quan Hệ Của Tâm Vương Và Tâm Sở

1 - GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA NĂM TÂM THỨC Và 51 TÂM SỞ

a/- Tánh chất của năm Thức Tâm Vương

b/- Quan hệ với năm Tâm Sở Biến Hành

c/- Quan hệ với năm Tâm Sở Biệt Cảnh

d/- Quan hệ với các Tâm Sở còn lại

2.- GIÁ TR SỰ QUAN HỆ CỦA Ý THỨC Và 51 TÂM SỞ

3.- GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA THỨC MẠT NA Và 51 TÂM SỞ

4.- GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA THỨC ALAYA VÀ 51 TÂM SỞ

 

CHƯƠNG II

 

MINH ĐỊNH VẤN ĐỀ CHỦNG TỬ, NHÂN DUYÊN VÀ NHÂN QUẢ

A.- VẤN ĐỀ CHỦNG TỬ

I.- ĐỊNH NGHĨA

II.- PHÂN LOẠI NỘI CHỦNG TỬ

1/- Chủng Tử của tám Tâm Thức

2/- Chủng Tử của đất nước gió lửa

3/- Chủng Tử của Nghiệp

B.- VẤN ĐỀ NHÂN DUYÊN

C.- VẤN ĐỀ NHÂN QUẢ

1.- Mười Nhân

2.- Năm Quả

3.- Tính Chất và Giá Trị Nhân Quả

 

CHƯƠNG III

 

CHUNG QUANH VẤN ĐỀ SẮC PHÁP,

TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP VÀ VÔ VI PHÁP

I.- SẮC PHÁP

A.- HỮU ĐỐI SẮC

1.- Ngũ Căn Sắc

2.- Ngũ Trần Sắc

B.- VÔ ĐỐI SẮC

II.- TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP

III.- VÔ VI PHÁP

 

CHƯƠNG IV

 

MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN QUA SỰ QUÁN CHIẾU CỦA DUY THỨC

A.- ĐỊNH NGHĨA

B.- Ý NGHĨA MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

C.- SỰ KHAI TRIỂN MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN CỦA CÁC KINH LUẬN:

1.- Kinh Trường A Hàm

2.- Kinh Tạp A Hàm

3.- Luận Câu Xá

4.- Luận Đại Tỳ Bà Sa

5.- Luận A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập

6.- Ý Nghĩa Nguyên Thủy Mười Hai Nhân Duyên

7.- Giá Trị Mười Hai Nhân Duyên

8.- Sự Sinh Hoạt Của Mười Hai Nhân Duyên

 

CHƯƠNG V

 

PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CỦA DUY THỨC

I.- NHÌN LẠI PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CỦA ĐỨC PHẬT CHỈ DẠY

1.- Tứ Niệm Xứ

2.- Tứ Chánh Cần

3.- Tứ Như Ý Tức

4.- Ngũ Căn

5.- Ngũ Lực

6.- Thất Giác Chi

7.- Bát Chánh Đạo

II.- PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU TÂM BỆNH QUA SỰ TU TẬP

A.- Phát Huy Tâm Sở Thiện

B.- Kỹ Thuật Hóa giải

C.- Cách thức Hóa giải

1/- Hoá Giải Tâm Sở Đại Tùy

2/- Hoá Giải Tâm Sở Trung Tùy

3/- Hoá Giải Tâm Sở Tiểu Tùy

4/- Hoá Giải Sáu Tâm Sở Phiền Não Căn Bản

III.- PHÁP MÔN TU TẬP DUY THỨC QUÁN

 NGŨ VỊ DUY THỨC

1/- Phương Thức Tu Tập Và Quán Chiếu Nơi Cấp Bậc Tư Lương

2/- Phương Thức Tu Tập Và Quán Chiếu Nơi Cấp Bậc Gia Hạnh

3/- Phương Thức Tu Tập Và Quán Chiếu Nơi Cấp Bậc Thông Đạt

4/- Phương Thức Tu Tập Và Quán Chiếu Nơi Cấp Bậc Tu Tập

5/- Phương Thức Tu tập và Quán Chiếu Nơi Cấp Bậc Cứu Cánh

 

CHƯƠNG VI

Kết Luận

Những Kinh Luận Tham Khảo

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

Nguyên lý của Duy Thức được thể hiện qua tư tưởng của Duy Thức và tư tưởng của Duy Thức lại được tàng trữ trong văn học của Duy Thức với danh nghĩa triết học. Người nghiên cứu Duy Thức Học muốn trở thành nhà tư tưởng của Duy Thức thì phải nắm vững nguyên lý của Duy Thức và muốn nắm vững nguyên lý của Duy Thức trước hết họ phải thông thạo triết học trong văn học Duy Thức để khai triển tư tưởng của Duy Thức, rồi từ đó họ mới có thể bước vào ngưỡng cửa nguyên lý của Duy Thức. Muốn khai triển tư tưởng của Duy Thức người nghiên cứu đầu tiên phải nhập môn phải thuộc rành và thông biệt cụ thể danh từ chuyên môn trong văn học Duy Thức, nguyên vì danh từ chuyên môn trong văn học Duy Thức đều ẩn chứa tư tưởng triết học của Duy Thức. Những khó khăn trong việc nghiên cứu Duy Thức cho các học giả là danh từ chuyên môn quá phức tạp và trừu tượng trong lãnh vực diễn tả cơ cấu tổ chức của tâm thức. Tâm thức đã là tâm pháp thuộc loại trừu tượng khó hiểu và cơ cấu tổ chức vạn pháp của tâm thức thì vô cùng phức tạp khó đưa lên bình diện thực tại như khoa học vật lý để dễ nhận thức. Hơn nữa hành ương và thể tánh của Duy Thức lại càng cao thâm mầu nhiệm ho nên khó khăn trong việc lý giải hiện thực trên lãnh vực ngôn ngữ văn tự có tánh cách hạn hẹp. Môn học Duy Thức này đòi hỏi người nghiên cứu cần phải gia công nhiều hơn rong việc thực nghiệm mới lãnh hội được chiều sâu giá trị siêu phàm của nó ẩn chứa. Khảo Nghiệm Duy Thức Học nhằm khai thông một phần nào những gai góc khó khăn nhất trên lộ trình đi vào ngọ môn của lâu đài Duy Thức Tánh.

Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I chuyên giải thích những danh từ chuyên môn của Duy Thức trên lãnh vực Duy Thức Tướng và Duy Thức Dụng nhằm để khai triển tánh chất, giá trị và ý nghĩa của Duy Thức Học qua triết học trong văn học, ngỏ hầu giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng lãnh hội tư tưởng của Duy Thức. Có lãnh hội được tư tưởng Duy Thức trong văn học là những chìa khoá để mở kho tàng nguyên lý của Duy Thức, các nhà nghiên cứu nhờ đó mới khỏi bị lạc hướng trên con đường đi vào thế giới Duy Thức Tánh qua sự thực nghiệm và tu chứng. Y Học thì có những danh từ chuyên môn để giải thích y lý và y lý đã là phức tạp cho nên danh từ y học lẽ dĩ nhiên không phải giản lược; khoa học thì có những danh từ chuyên môn để giải bày nguyên lý của vũ trụ và nguyên lý của vũ trụ đã là vô cùng bao la cho nên danh từ khoa học nhằm để biện minh những nguyên lý của vũ trụ nói trên thì cũng không phải đơn thuần; và từ đó Duy Thức Học là môn học chuyên khai triển nguyên lý của vạn hữu vũ trụ do tâm thức biến hiện cho nên cũng có những danh từ chuyên môn ẩn chứa những tư tưởng thâm sâu không thể nghĩ bàn mà người nghiên cứu đến đòi hỏi phải có công trình thực nghiệm tu chứng mới có thể lãnh hội được trọn vẹn. Cũng vì lẽ đó người nghiên cứu Duy Thức cần phải quán thông lý giải danh từ chuyên môn của Duy Thức Học mà Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I đã cung cấp.

Để tiếp nối công trình của Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I chưa hoàn tất, Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II tuần tự trình bày Duy Thức Hạnh và Duy Thức Quả trên con đường tiến tu đạo nghiệp của Duy Thức Học để đạt đến Duy Thức Tánh. Trước khi trình bày Duy Thức Hạnh và Duy Thức Quả, Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II cần phải giải thích tiếp Sắc Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp và Vô Vi

Pháp là những phần còn lại của một trăm pháp mà Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I chưa đề cập đến nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề tánh chất, giá trị và ý nghĩa của Duy Thức Tướng cùng với Duy Thức Tánh. Tánh chất, giá trị và ý nghĩa của Sắc Pháp, của Tâm Bất Tương Ưng Hành pháp, của Vô Vi Pháp cũng là những đối tượng cần thiết cho cuộc hành trình tu tập quán chiếu nhằm mục đích loại bỏ những pháp thuộc giả tướng và chọn lấy những pháp thuộc chân tướng để làm hành trang đi vào thế giới Duy Thức Tánh của Duy Thức Hạnh.

Nhưng tại sao Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II không giải thích Sắc Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp và Vô Vi Pháp ở Chương I mà mãi đến Chương III mới được đề cập? Nguyên do người muốn nắm vững Duy Thức cần phải hiểu rõ giá trị sự quan hệ của Duy Thức đối với các Tâm Sở trong mọi lãnh vực sinh hoạt để thấy được giá trị duyên khởi do Duy Thức biến của tất cả pháp tướng và pháp dụng hiện đang có mặt trong thế gian với bất cứ trạng thái nào. Đó là lý do mà tác giả sắp xếp ở vào Chương I để khởi điểm cho tiến trình đi qua các bộ môn khác về sau trong nội dung của Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II.

Như quý đọc giả đã biết những danh từ chuyên môn của Duy Thức Học đã được rất nhiều luận sư giải thích ý nghĩa qua nhiều bộ luận và Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I ủng như quyển II mà tác giả giải thích cũng căn cứ vào thững danh từ chuyên môn của Duy Thức Học đã có sẵn rong các bộ luận đã được giải thích, nhưng khác nhau ở chỗ thững danh từ chuyên môn đó của Duy Thức Học đã được tác giả khảo sát một cách tường tận và đã được nghiệm chứng lột cách cụ thể trên bình diện khoa học về phương diện tánh chất cũng như giá trị nên gọi là Khảo Nghiệm Duy Thức Học.

Còn những danh từ chuyên môn nào của Duy Thức Học chưa được tác giả khảo nghiệm nên chưa viết vào bộ luận này mặc dù chúng nó còn nằm trong kho tàng của Đại Tạng Phật Giáo. Những danh từ chuyên môn của Duy Thức Học nếu như giải thích có tánh cách lý luận máy móc hoàn toàn nằm trên văn tự mà không được khảo nghiệm một cách cụ thể thì trở nên trừu tượng và cổ điển không thích hợp với thời đại văn minh khoa học ngày nay (không khế thời). Những tư tưởng của Duy Thức Học mà tác giả khảo nghiệm mặc dù chưa phải là hoàn toàn không có những khiếm khuyết, nhưng dù sao đi nữa cũng khởi điểm cần thiết trong tiến trình khoa học hoá thời đại để nói được giá trị phần nào của tâm thức trên căn bản tâm linh. Mong các đọc giả sau này căn cứ theo tinh thần đó phát minh thêm để làm sáng tỏ huy hoàn của tư tưởng Duy Thức Tông.

Cẩn bút

Thích Thắng Hoan 

 

Mục Lục > Chương 1 > Chương 2 > Chương 3 > Chương 4 > Chương 5 > Chương 6

 

Chân thành cảm ơn Đại Đức Tâm Khanh đã gởi tặng trang nhà Quảng Đức tập sách này
(TK Nguyên Tạng, 10/2006)

 

---o0o---

Vi tính: Minh Trí Cao Thân

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 2-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thái độ thù nghịch làm hại tim mạch trien lam y phuc tu si phat giao nam tong gia lai Vì sao càng có tuổi cân nặng lại nam mo cau sam hoi bo tat Vì sao nên ăn rau cải xoăn hành giả khất sĩ an cư như thế nào テス Nghiện chụp ảnh tự sướng có noi nao co y chi noi do co con duong mùa 5 tan o thai lan 07 bardo và những thực tại khác hanh nguyen cua phat a di da Ngày Tết nói chuyên ăn chay Thông minh hơn nhờ ngủ trưa Ä Æ đau khổ và thời gian Tàu Phát Thói đức đạt lai lạt ma thuyết giảng tại テス Ä a tai sao co nguoi giau sang suoi nguon binh dang tanh phóng sanh con oi tam su cua mot nguoi me tre pha thai Bánh cộ hương sắc đặc trưng trên bàn say dam nhat thoi phát Lý tÍa Khánh Hòa Tưởng niệm Tiểu tường cố chong giet vo quà hÓi 5 chất dinh dưỡng cần thiết cho người Niết bàn Món ngon Dimsum chay Nhớ món sắn xào chay Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 Bức thư của một chú cún ma coc co tu mot trong nhung ngoi chua bac nhat Tết đến nói chuyệnmười hai con giáp nguyen ly hoa binh trong phat giao dai thua Người nhóm máu nào dễ bị mất thanh tuu cao ca cua trai tim メス cẩm thạch ngôi chùa của sự tráng lệ