.

 

Cây Giác-Ngộ
The Tree of Enlightenment.

Nguyên tác: Peter Della Santina, Ph.D.
Việt dịch: Minh Thiện Trịnh Chỉnh
Melbourne 2002
---o0o---

Lời Người Dịch

Dịch phẩm này ra đời phần lớn nhờ nhiều nhân tố khác, người dịch xin lại nơi đây lòng tri ân chân thành của những vị có tên sau đây:Ba Má của con, Việt nam, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Thiền tông Việt nam Cận đại, Thiền viện Trúc Lâm, Đà lạt, Việt nam, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Thiền viện Làng Mai Làng Hồng, Pháp quốc, Đại đức Thích Thông Giác, Thiền viện Hiện Quang, Tuệ Đăng, Melbourne, Úc đại lợi, Nhị vị huynh đệ Đại đức Thích Tâm Phương và Thích Nguyên Tạng, Tu viện Quảng Đức, Melbourne, Úc đại lợi, Anh Ngô Thanh Tùng, kỹ sư Ericcson, Melbourne, con người của Lão Trang, của Khổng, của ‘‘Người Sống Một Mình’’, Các Em các Cháu, Việt nam và Úc đại lợi, Sau cùng nhưng không phải là ít nhất, Đại Gia đình Mỹ Ngọc, Ba Má Trương Thế Xương, Bạn đường Mỹ Ngọc cùng các Con Ngọc Trâm, Trịnh Hội, Quỳnh Trâm và Thu Trâm,

Một lần nữa tôi xin biết và ghi ơn Tất Cả đã tạo tác các Duyên khởi Nghiệp cảm, Duyên khởi A Lại da, Duyên khởi Như Lai tạng, Duyên khởi Pháp giới, giúp đỡ tôi thành một người cho đến ngày nay.

Quý độc giả sẽ lần lượt  đọc qua quyển ‘‘Cây Giác Ngộ’’ này, trong muôn một, tôi chúc nguyện quý vị áp dụng và thực hành cho được những   lợi lạc từ tác phẩm cho riêng mình và tiếp ban đến cho người.

Nhân đây người dịch xin phép nói rõ thêm vài điểm: 1. Thực Hành: chỉ có thực hành tu tập mới chứng được các giáo thuyết suông bằng chữ bằng lời trong quyển này. Đạo Phật là đạo thực dụng, ta cứ hành (hạnh) nó tức sẽ dùng (dụng) được nó một cách huyền diệu không ngờ trong đời sống hằng ngày. Có một điều kiện (duyên khởi) trớ trêu là ‘‘không gặp khó khăn, không gặp phiền não, không chứng một cách dễ dàng’’. Không chứng một cách dễ dàng không có nghĩa là không chứng được. Xin phụ chú là chữ ‘‘chứng’’ tiếng Anh dịch là experience, witness, substantiate, penetrate, attain. Mọi người trong chúng ta đều có khả năng ‘kinh nghiệm qua, chứng kiến thấy sự thật, chứng minh cho đúng, thâm nhập sự lý, đạt được’; 2. Cho Được: đây là cái quả của cái nhân cố gắng (tinh tấn) (xin xem bốn giai đoạn Tinh tấn hay Tứ Chánh Cần (mẫn). Có ai trong chúng ta lại không (chuyên) cần mẫn (cán), chăm chỉ siêng năng?

---o0o---

 Đôi nét về Tác giả | Lời tác giả 

  Mục lục | Chương 1 


| Mục lục tác giả | Tủ sách Phật Học |
---o0o---

Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-03-2002


 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ta dot doi ta tuoi æ Đà khà bi ai lon nhat cua doi nguoi la do sau bau cu tai my oàn bテケi thien phat giao chùa xá lợi quê tÍa hoẠmón Mối việt LÆác Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên Ý nghĩa phước và chuyển phước Óng dấu chân khất sĩ mỗi Ä Ã² mọi Hoa Phát hạnh cậu Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích 四大假合 nhị lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the gao hình phật xuất Đạo tính nhân bản của luật nhân quả Phương cách ăn uống giúp huyết áp ổn Ăn gì để phòng cảm cúm chua duyen ung thuận bá n Long trọng lễ tưởng niệm Đức Tổ Hòa thượng Quảng Đức biểu tượng phat Thực hiện bộ phim tư liệu về