... .

 

 

 

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

VÀ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI

 

Hòa thượng Thích Minh Châu
 

---o0o---

 

20

ĐẠI KINH VÍ DỤ LÕI CÂY

 

Kinh này được Thế Tôn thuyết giảng khi xảy ra sự kiện Devadatta phá hòa hợp Tăng, đem 500 vị Tỷ-kheo đi Gayàsisa, vì Thế Tôn không chấp nhận cho Devadatta lãnh đạo hội chúng Tỷ-kheo.

Đức Phật dạy có năm hạng người xuất gia sống Phạm hạnh cùng một tâm nguyện giải thoát khỏi khổ đau, vượt ngoài sự chi phối của sanh già chết:

- Hạng thứ nhất khi xuất gia vị ấy được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do được lợi dưỡng, tôn kín, danh vọng, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, vị ấy khen mình chê người: "Ta được lợi dưỡng danh vọng như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít biết có uy quyền". Vị ấy vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say tham đắm phóng dật. Do sống phóng dật, nên vị ấy bị đau khổ. Ví như một người muốn được lõi cây, cầu tìm cõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây đứng trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu." Vị Tỷ-kheo ấy được gọi là vị nắm lấy cành lá của Phạm hạnh.

- Hạng thứ hai là hạng phát tâm xuất gia được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy khen mình chê người: "Ta là người trì giới theo thiện pháp. Các Tỷ-kheo khác phá giới theo ác pháp". Do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi tưởng đó là lõi cây, một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt lấy vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu." Cũng vậy, ở đây vị Tỷ-kheo do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật vị ấy bị đau khổ. Vị Tỷ-kheo ấy là vị đã nắm lấy vỏ ngoài của Phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại ở đây.

- Hạng thứ ba là các vị xuất gia với mục đích thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Vị ấy xuất gia như vậy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình chê người. Vị này không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say tham đắm. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không khen mình chê người . Do thành tựu giới đức này, vị ấy không trở thành mê say, tham đắm phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ tự mãn. Do thành tựu thiền định này vị ấy khen mình chê người: "Ta có Thiền định nhất tâm. Các vị Tỷ-kheo khác không thiền định, tâm bị phân tán". Do thành tựu Thiền định này vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt lấy vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu." Như vậy vị ấy được gọi là vị Tỷ-kheo đã nắm giữ vỏ trong của Phạm hạnh, và do vậy vị ấy đã dừng lại ở đây.

- Hạng thứ tư là hạng xuất gia với mục đích thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Vị ấy xuất gia như vậy được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này mà hoan hỷ tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này mà khen mình chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này mà trở thành mê say tham đắm phóng dật. Do sống không phóng dật vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Do vị ấy thành tựu Thiền định nên hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này, khen mình chê người. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này trở thành mê say tham đắm phóng dật. Do sống không phóng dật vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy vì tri kiến này trở nên hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy do tri kiến này, khen mình, chê người: "Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống, không thấy và không biết". Vị ấy, do tri kiến này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật vị ấy bị đau khổ. Ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây và mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người ấy không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu". Như vậy vị này được gọi là Tỷ-kheo đã nắm giữ giác cây của Phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại ở đây.

- Hạng thứ năm là hạng xuất gia với lòng tin: "Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu Thiền định này, hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Do thành tựu tri kiến này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu phi thời giải thoát.

Ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết đó là lõi cây. Một người có mắt thấy như vậy, có thể nói: "Người này biết lõi cây, biết giác cây, biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thực hiện". Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của Phạm hạnh, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của Phạm hạnh.

"Phi thời giải thoát" có nghĩa là giải thoát tuyệt đối. Devadatta chỉ nghĩ đến danh vọng lợi dưỡng nên muốn đức Phật nhường lại cho địa vị lãnh đạo hội chúng Tỷ-kheo. Và khi đức Phật từ chối, nên phá hòa hợp Tăng, lôi kéo 500 vị Tỷ-kheo cùng đi đến Gayàsesa với mình.

Như vậy, Phạm hạnh này không phải vì lợi ích thành tựu lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích thành tựu tri kiến. Chính tâm giải thoát bất động này là mục tiêu của Phạm hạnh. Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo không nên dừng lại ở các quả vị trung gian vì đây chưa phải là mục đích cứu cánh của Phạm hạnh.

 

---o0o---

 

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20

21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29

---o0o---

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 12-2006

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

金剛經 誦經 bàn gi hạnh chữ hiếu viết như thế nào Thử 首座 Vị thầy đức hạnh mẫu mực của Ni boi le vai suy nghi ve quan niem dinh menh va phat giao Rà tuy hy y nghia chuong trong bat nha cuoc nghĩa Khổ åº trả lời những câu hỏi của cư sĩ hư dấu Phật cau an va cau sieu 一日禅修 ภะ thu vÃƒÆ 佛法怎样面对痛苦 中国渔民到底有多强 thai do cua nha su nhap the huong y nghia va nguon goc cua hai vi than tai va tho bÃƒÆ n y nghia ngay le vu lan sự khác nhau giữa giới luật và luật tinh thuong qua su cam thong Ä á t phat học Thơm ngon các món ăn từ cốm 若我說天地 tượng phật hoàng bằng ngọc đã được Tưởng niệm Tổ sư Viên Quang Trưởng y nghia tinh do thien su thich nhat hanh huong dan ve thuc tap Thơ tai sao tha thu khong phai la lam cho nguoi khac 正信的佛教 Thoát