Phật Học - Bồ Tát.

 

... .

 

BỒ-TÁT

(Bodhi-sattva)


Thích Đức Thắng
---o0o---

  

Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đoả phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrite), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,  … là chỉ cho những bậc cầu đạo, cầu đại giác, bậc có tâm lớn cầu đạo. Bodhi (bồ-đề), có nghĩa là giác (giác ngộ), là trí (trí tuệ), là đạo. Sattva (tát-đoả), có nghĩa là chỉ cho chúng sanh, hữu tình. Vậy nguyên ngữ Bodhi-sattva có nghĩa là giác ngộ chúng sanh, hữu tình, tức là Bồ-tát trong hiện tại, trên dùng trí cầu Bồ-đề vô thượng; dưới dùng bi hoá độ chúng sanh, hữu tình, tu tập thực hành các ba-la-mật, lợi mình, lợi người hai hành viên mãn; trong tương lai, các ngài sẽ thành tựu quả vị Phật. Bồ-tát cùng Thinh văn và Duyên giác gọi chung là ba thừa. Bồ-tát là cõi thứ chín trong mười cõi (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Tu-la, Nhơn gian, Thiên thượng, Thinh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật giới). Đối với các hàng Thinh văn, Duyên giác mà các ngài cầu Bồ-đề thì các ngài cũng được gọi là Bồ-tát; đặc biệt các vị đại thừa tu hành chỉ cầu vô thượng Bồ-đề thời gọi là ma-ha Tát-đoả phiên âm của maha-sattva tiếng Phạn, hay còn gọi là Ma-ha Tát, Bồ-tát Ma-ha Tát, Bồ-đề Tát-đoả Ma-ha Tát-đoả hay là Ma-ha Bồ-đề Chất-đế Tát-đoả …

Về danh hiệu thì có hai loại danh hiệu chung và riêng:

1/ Danh hiệu xưng chung cho Bồ-tát theo kinh điển thì rất có nhiều tên khác nhau tuỳ thuộc vào ý nghĩa tán thán tôn kính đối với các hành Bồ-tát như: Khai sĩ (bồ-đề Tát-đoả), Đại sĩ (Ma-ha Tát-đoả), Tôn nhơn (đệ nhất Tát-đoả), Thánh sĩ (Tắng Tát-đoả), Siêu sĩ (Tối thắng Tát-đoả) Thượng nhơn (thượng Tát-đoả) Vô thượng (vô thượng Tát-đoả), Lực sĩ (lực Tát-đoả), Vô song (Vô đẳng Bồ-tát) Vô tư nghì (Bất tư nghì Tát-đoả), Phật tử, Phật trì, Đại sư, Đại thánh, Đại công đức, Đại tự tại, Chánh sĩ, Thỉ sĩ, cao sĩ, Đại đạo tâm thành chúng sanh, Pháp thần, Pháp vương tử, Thắng sanh tử, Quảng đại Tát-đoả, Cực diệu Tát-đoả, Thắng xuất nhất thiết tam giới Tát-đoả, Thân nghiệp vô thất Ngữ nghiệp vô thất Ý nghiệp vô thất, Thân nghiệp thanh tịnh Ngữ nghiệp thanh tịnh Ý nghiệp thanh tịnh, Thân nghiệp vô động Ngữ nghiệp vô động Ý nghiệp vô động, Thành tựu Giác tuệ (dhīmat), Tối thượng chiếu minh (uttama-dyuti), Tối thắng chơn tử (jina-putra), Tối thắng nhậm trì (jinādhāra), Phổ năng hàng phục (vijet), Tối thắng manh nha (jinākura), Dũng kiện (vikrānta), Tối thánh (pramāścarya), Thương chủ (sārthavāha), Đại danh xưng (mahā-yaśas), Lân mẫn (kpālu), Đại phước (Mahā-puya), Tự tại (īśvara), Pháp sư (dharmika).

2/ Danh hiệu riêng có được nhờ vào phát tâm Bồ-đề rộng lớn và công hạnh tu hành trải qua nhiều đời nhiều kiếp đã được lấy đó mà làm danh hiệu riêng để gọi mà có, như chúng ta thường độc tụng trong các kinh điển trong phần mở đầu của các bản kinh điển Đại thừa thường gặp trong phần “chúng thành tựu” thứ sáu, trong sáu cách thành tựu một bản kinh do Phật nói ra trong các bản kinh ngoài tứ chúng đệ tử thường xuyên có mặt đội khi, nếu đề tài nào liên quan đến các hàng Bồ-tát thì luôn luôn hiện hữu sự có mặt của các hàng Bồ-tát câu hội với năm trăm đại Bồ-tát, và Phổ Hiền Bồ-tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát lúc nào cũng làm thượng thủ. Tên của các ngài là:  

Quang Diệm Tràng Bồ-tát, Tu Di Tràng Bồ-tát, Bửu Tràng Bồ-tát, Vô Ngại Tràng Bồ-tát, Hoa Tràng Bồ-tát, Ly Cấu Tràng Bồ-tát, Nhựt Tràng Bồ-tát, Diệu Tràng Bồ-tát, Ly Trần Tràng Bồ-tát, Phổ Quang Tràng Bồ-tát, Ðịa Oai Lực Bồ-tát, Bửu Oai Lực Bồ-tát, Kim Cang Trí Oai Lực Bồ-tát, Ly Trần Cấu Oai Lực Bồ-tát, Chánh Pháp Nhựt Oai Lực Bồ-tát, Công Ðức Sơn Oai Lực Bồ-tát, Trí Quang ảnh Oai Lực Bồ-tát, Phổ Kiết Tường Oai Lực Bồ-tát, Ðịa Tạng Bồ-tát, Hư Không Tạng Bồ-tát, Liên Hoa Tạng Bồ-tát, Tịnh Ðức Tạng Bồ-tát, Pháp Ấn Bồ-tát, Quang Minh Tạng Bồ-tát, Tê Tạng Bồ-tát, Liên Hoa Ðức Tạng Bồ-tát, Thiện Nhãn Bồ-tát, Tịnh Nhãn Bồ-tát, Ly Cấu Nhãn Bồ-tát, Vô Ngại Nhãn Bồ-tát, Phổ Hiền Nhãn Bồ-tát, Phổ Quán Nhãn Bồ-tát, Thanh Liên Hoa Nhãn Bồ-tát, Kim Cang Nhãn Bồ-tát, Bửu Nhãn Bồ-tát, Hư Không Nhãn Bồ-tát, Hỉ Nhãn Bồ-tát, Phổ Nhãn Bồ-tát, Thiên Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Pháp Giới Trí Huệ Quan Bồ-tát, Ðạo Tràng Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Thập Phương Quan Bồ-tát, Nhứt Thiết Phật Tạng Quan Bồ-tát, Siêu Xuất Nhứt Thiết Thế Gian Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Quan Bồ-tát, Bất Khả Hoại Quan Bồ-tát, Trì Nhứt Thiết Như Lai Sư Tử Toà Quan Bồ-tát, Phổ Chiếu Pháp Giới Hư Không Quan Bồ-tát, Phạm Vương Kế Bồ-tát, Long Vương Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Hoá Phật Quang Minh Kế Bồ-tát, Ðạo Tràng Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Nguyện Hải Âm Bửu Vương Kế Bồ-tát, Nhứt Thiết Phật Quang Minh Ma Ni Kế Bồ-tát, Thị Hiện Nhứt Thiết Hư Không Bình Ðẳng Tướng Ma Ni Vương Trang Nghiêm Kế Bồ-tát, Thị Hiện Nhứt Thiết Như Lai Thần Biến Ma Ni Vương Tràng Võng Thuỳ Phúc Kế Bồ-tát, Xuất Nhứt Thiết Phật Chuyển Pháp Luân Âm Kế Bồ-tát, Thuyết Tam Thế Nhứt Thiết Danh Tự Âm Kế Bồ-tát, Ðại Quang Bồ-tát, Ly Cấu Quang Bồ-tát, Diệm Quang Bồ-tát, Pháp Quang Bồ-tát, Tịch Tịnh Quang Bồ-tát, Nhựt Quang Bồ-tát, Tự Tại Quang Bồ-tát, Thiên Quang Bồ-tát, Phước Ðức Tràng Bồ-tát, Trí Huệ Tràng Bồ-tát, Thần Thông Bồ-tát, Quang Tràng Bồ-tát, Hoa Tràng Bồ-tát, Ma Ni Tràng Bồ-tát, Bồ Ðề Tràng Bồ-tát, Phạm Tràng Bồ-tát, Phổ Quang tràng Bồ-tát, Phạm Âm Bồ-tát, Hải Âm Bồ-tát, Ðại Ðịa Âm Bồ-tát, Thế Chủ Âm Bồ-tát, Sơn Tướng Kích Âm Bồ-tát, Biến Nhứt Thiết Pháp Giới Âm Bồ-tát, Chấn Nhứt Thiết Pháp Hải Lôi Âm Bồ-tát, Hàng Ma Âm Bồ-tát, Ðại Bi Phương Tiện Vân Lôi Âm Bồ-tát, Tức Nhứt Thiết Thế Gian Khổ An Uỷ Âm Bồ-tát, Pháp Thượng Bồ-tát, Thắng Thượng Bồ-tát, Trí Thượng Bồ-tát, Phước Ðức Tu Di Thượng Bồ-tát, Công Ðức San Hô Thượng Bồ-tát, Danh Xưng Thượng Bồ-tát, Phổ Quang Thượng Bồ-tát, Trí Hải Thượng Bồ-tát, Phật Chủng Thượng Bồ-tát, Quang Thắng Bồ-tát, Ðức Thắng Bồ-tát, Thượng Thắng Bồ-tát, Phổ Minh Thắng Bồ-tát, Pháp Thắng Bồ-tát, Nguyệt Thắng Bồ-tát, Hư Không Thắng Bồ-tát, Bửu Thắng Bồ-tát, Tràng Thắng Bồ-tát, Trí Thắng Bồ-tát, Ta La Tự Tại Vương Bồ-tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ-tát, Tương Tự Vương Bồ-tát, Phạm Tự Tại Vương Bồ-tát, Sơn Tự Tại Vương Bồ-tát, Húng Tự Tại Vương Bồ-tát, Tốc Tật Tự Tại Vương Bồ-tát, Tịch Tịnh Tự Tại Vương Bồ-tát, Bất Ðộng Tự Tại Vương Bồ-tát, Thế Lực Tự Tại Vương Bồ-tát, Tối Thắng Tự Tại Vương Bồ-tát, Tịch Tịnh Âm Bồ-tát, Vô Ngại Âm Bồ-tát, Ðịa Chấn Âm Bồ-tát, Hải Chấn Âm Bồ-tát, Vân Âm Bồ-tát, Pháp Quang Âm Bồ-tát, Hư Không Âm Bồ-tát, Thuyết Nhứt Thiết Chúng Sanh Thiện Căn Âm Bồ-tát, Thị Nhứt Thiết Ðại Nguyện Âm Bồ-tát, Ðạo Tràng Âm Bồ-tát, Tu Di Quang Giác Bồ-tát, Hư Không Giác Bồ-tát, Ly Nhiễm Giác Bồ-tát, Vô Ngại Giác Bồ-tát, Thiện Giác Bồ-tát, Phổ Chiếu Tam Thế Giác Bồ-tát, Quảng Ðại Giác Bồ-tát, Phổ Minh Giác Bồ-tát, Pháp Giới Quang Minh Giác Bồ-tát v.v… Năm trăm đại Bồ-tát như vậy câu hội. Mỗi vị Bồ-tát mang cho mình một danh hiệu riêng tuỳ thuộc vào hạnh nguyện và thành quả tu chứng mà có được trong việc thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh của riêng từng vị một. Như Bồ-tát Quán Thế Âm có được danh xưng là Đại từ Đại bi tầm thinh cứu khổ cứu nạn ling cảm ứng Quán Thế Âm Bồ-tát cũng nhờ vào sự kết hợp giữa pháp tu và hạnh nguyện cứu khổ độ sanh mà có được danh xưng như vậy và, danh hiệu các vị Bồ-tát khác cũng như vậy,

Bồ-tát cũng tuỳ thuộc vào địa vị tu tập ngộ giải sâu cạn mà có thể phân ra nhiều chủng loại khác nhau. Theo kinh Bồ-tát Địa trì 8, phẩm Công đức Bồ-tát thì, được Bồ-tát phân ra làm mười:

- Chủng tánh (gotra-stha), ở đây, vị nào chưa được tâm thanh tịnh thì, gọi là Chủng tánh.

- Nhập (avatīra), ở đây, vị nào đã phát tâm tu học thì, những vị đó thuộc vào loại Nhập.

- Vị tịnh (a-śuddhāśaya), ở đây vị nào đã nhập rồi nhưng chưa thông đạt được tâm địa thanh tịnh thì, gọi là chưa trong sạch (vị tịnh).

- Tịnh (śuddhāśaya), ở đây, vị nào đã nhập vào được tâm địa thanh tịnh thì, gọi là thanh tịnh.

- Vị thục (a-paripakva), ở đây, vị nào đã được tâm địa thanh tịnh, nhưng chưa nhập vào được địa cứu cánh thì, gọi là chưa chín mùi (vị thục).

- Thục (paripakva), ở đây, vị nào đã nhập vào địa cứu cánh thì, vị đó được gọi là chín mùi (thục).

- Vị định (a-niyati-patita), ở đây, vị nào đã nhập được vào địa cứu cánh rồi, nhưng chưa nhập vào địa của định thì, vị ấy chưa được gọi là chưa đạt định (vị định).

- Định (niyati-patita), ở đây, vị nào đã vào được địa của định thì, vị đó được gọi là đạt định.

- Nhất sinh (eka-jāti-pratibaddha), ở đây, vị Bồ-tát chỉ qua một lần sanh này tức sẽ lên Diệu giác quả vị Phật. Cho nên những vị Đẳng giác Bồ-tát đều được gọi là Nhất sanh bổ xứ cả, vì các vị Đẳng giác Bồ-tát hoặc vô minh chưa hết vẫn còn một phen biến dịch sinh tử.

- Tối hậu thân (carama-bhavika, hay antima-deha), ở đây, chỉ cho thân sau cùng trong sinh tử của hàng Bồ-tát Đẳng giác. Như vậy chúng ta thấy ở đây có sự liên hệ nhau giữa Nhất sinh và thân tối hậu cùng có một nghĩa như nhau về mặt thời gian.

Ngoài mười chủng loại như trên Bồ-tát còn phân ra làm hai loại: Bồ-tát tại gia cùng xuất gia, Bồ-tát thối chuyển cùng bất thối chuyển,  Bồ-tát sinh thân cùng pháp thân, Bồ-tát nhục thân sinh tử cùng sinh thân pháp tánh, Bồ-tát đốn ngộ cùng tiệm ngộ, Bồ-tát đã pháp tâm lâu (đại lực) cùng mới phát tâm, Bồ-tát trí tăng cùng bi tăng v.v…

 

 

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Cập nhật: 01-03-2007

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nặng Uống Ä á i thiền Bão về Thương những bờ vai nga re me đoàn Giá tiger 人生是 旅程 風景 Stress bạn đồng hành với tim mạch cai toi thoi nay Thiên Hoài 3 kieu tri ky nhat dinh phai ket giao trong doi Lợi ích mới của Thiền định Đừng Chi Tiểu sử Hòa Thượng Thích Nguyên vô tình thuyết pháp lời khuyên quý báu cho những người đã tÕng mưa Để tránh nguy cơ con bị tự kỷ çŠ Bệnh nhược cơ dễ gây tử vong Mùa Xuân Ngụ ngôn lá Sóc Trăng Chùa Hải Phước tổ chức lễ đại thế chí bồ tát Mập vì ăn chay 35 nam nhin lai mot chang mẹ là mùa xuân chữa vẫn ung dung ngồi 正法眼藏 Hà VÃƒÆ hong Cây chùm bao lạc tiên chữa mất ngủ Trá ta dot doi ta hoa vai Góp thêm những tư liệu về Chủ Cây chùm bao lạc tiên chữa mất ngủ những câu nói hay đáng để suy ngẫm Bột gạo lứt chiên thien phat giao hành động thương yêu