Tin thời sự y khoa

Xin cầu nguyện cho các bịnh nhân được bình phục, để được có cơ hội tu học, thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.

Chìa khóa đã giúp các bịnh nhân thành công trong việc chữa trị là NIỀM TIN và Ý CHÍ THỰC HÀNH.

Ghi chú: Chúng tôi với tinh thần giúp người không vụ lợi. Xin quý vị xem xét các tài liệu và chọn lựa cách thực hành thích hợp cho mình. Chúng tôi, cùng các tác giả đóng góp, xin được miễn trách nhiệm về những tài liệu trong trang nhà này. Kính mong sự thông cảm và hoan hỷ.

Quý vị khi dùng các bài thuốc dưới đây với kết quả tốt hay không, xin vui lòng gởi báo kết quả qua mục bình luận bên dưới để chúng ta có thể cùng kiểm chứng và đăng tải tính chính xác của các bài thuốc.

Có một số bài là file *.PDF , nên Qúy vị hãy download phần Adobe Reader về và cài đặt mới xem được.

Tin thời sự y khoa

Lan Hương sưu tầm

________________________________________

Truyền thuyết về cây nhân trần


Danh y Hoa Đà từng bó tay trước một ca bệnh nặng. Một năm sau gặp lại, ông thấy cô gái này rất khỏe mạnh, tươi tắn. Hỏi ra, khi đào rau núi ăn cho qua đợt đói kém, cô đã tình cờ ăn một loài cây, đó là nhân trần.

Chuyện xưa kể rằng: Vào mùa xuân năm ấy, có một nữ bệnh nhân tìm gặp danh y Hoa Đà để chữa bệnh. Nhìn thân hình gầy như que củi, sắc mặt vàng vọt, niêm mạc hai mắt mang màu mơ chín, Hoa Đà tiên sinh biết rằng cô gái này bị chứng "hoàng lao bệnh" hay "hoàng đản bệnh", căn bệnh mà ngày nay y học hiện đại gọi là viêm gan vàng da. Thời đó, chứng bệnh này chưa có cách chữa nên Hoa Đà đành nói: "Căn bệnh này tôi không chữa được, cô hãy về đi!". Cô gái nghe vị danh y nói vậy đành ngậm ngùi trở về nhà và cũng không nghĩ chuyện đi tìm thầy khác chữa bệnh nữa.

Một năm trôi qua, tình cờ gặp lại, nhìn thấy cô gái thân hình béo tốt, sắc mặt hồng hào, dáng đi nhanh nhẹn, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên, hỏi: "Cô đã tìm được ai để chữa bệnh vậy?". Cô gái lắc đầu: "Không ạ, cháu không uống thuốc của ông lang nào cả". Hoa Đà lại hỏi: "Vậy có tự dùng thuốc gì không?". Cô gái đáp: "Không, cháu cũng không dùng thuốc gì cả".

Hoa Đà tiên sinh trong lòng đầy nghi ngờ, tự hỏi: Bệnh nặng mà không dùng thuốc thì làm sao có thể khỏi được? Vì vậy, ông lại gặng hỏi: "Cô thử nghĩ kỹ xem, hằng ngày ngoài việc dùng cơm có còn ăn thứ gì khác nữa không?". Cô gái đáp: "Không ạ. Mấy năm nay đói kém, cơm gạo chẳng đủ, cháu phải lên núi hái rau dại để ăn". Nghe vậy, Hoa Đà vội nhờ cô gái dẫn đi xem loại rau đó. Thì ra đó chính là hoàng cao đầu, một vị thuốc khá quen thuộc.

Từ đó trở đi, Hoa Đà chú tâm nghiên cứu khả năng chữa trị của hoàng cao đối với chứng bệnh viêm gan vàng da. Nghe theo lời khuyên của ông, hầu hết bệnh nhân đều khỏi chỉ bằng việc dùng hoàng cao làm rau ăn trong một tháng. Tuy nhiên, một lần, một bệnh nhân mặc dù đã làm đúng theo lời Hoa Đà dặn, ăn rau thuốc mấy tháng liền mà bệnh vẫn không khỏi. Hoa Đà tìm gặp và hỏi: "Ngoài việc dùng hoàng cao ra anh có ăn thứ gì khác không?". Người bệnh nói: "Không ạ, cháu chỉ uống nước trắng thôi". Hoa Đà lại hỏi: "Vậy anh ăn hoàng cao vào thời gian nào?". Người bệnh đáp: "Vào khoảng trước sau tiết Thanh minh".

Sau nhiều ngày suy ngẫm, vị danh y chợt nhận ra rằng: Mùa xuân là giai đoạn dương khí thượng thăng, cây cối đâm chồi, trăm hoa đua nở, sức thuốc tập trung ở thân và cành nên chữa bệnh có hiệu quả cao, từ đầu hạ trở đi cây cối ra lá và mọc cành mới, dược lực phân tán nên trị liệu ít kiến hiệu. Năm sau, trước tiết Thanh minh, ông tự mình lên núi lấy hoàng cao về cho người bệnh này ăn, quả nhiên chỉ sau một tháng, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, dùng thêm một tháng nữa bệnh cơ bản khỏi.

Hoa Đà mừng khôn xiết và từ đó, cứ vào 3 tháng đầu năm, ông thường lên núi thu hái hoàng cao về tích trữ dùng dần. Sau này, để tránh nhầm lẫn, ông đặt cho cây thuốc này một cái tên mới gọi là "nhân trần".

Cách dùng trà nhân trần


Nhân trần 30 g thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, pha thêm một chút đường phèn uống thay trà trong ngày, dùng phòng bệnh do thấp nhiệt gây ra, điều trị viêm gan cấp và mạn tính.

Nhân trần 300 g, sinh địa hoàng 60 g, trà 30 g. Ba vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10-15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính.

Bạch hoa xà thiệt thảo 500 g, nhân trần 150 g, sinh cam thảo 50 g. Tất cả thái vụn, mỗi ngày lấy 60 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt.

Mạch nha 500 g, nhân trần 500 g, quất bì 250 g. Tất cả sấy khô tán vụn, mỗi ngày dùng 60 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng trị viêm gan giai đoạn di chứng có rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu.

Râu ngô 300 g, nhân trần 150 g, bồ công anh 150 g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày dùng 50 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng để phòng chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật...

Món ăn chữa mất ngủ


Các món ăn từ củ sen (phần rễ cây sen cắm sâu xuống đáy bùn) sẽ giúp bạn cải thiện chứng mất ngủ nhờ tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì. Món thông dụng nhất là canh củ sen.

Các bộ phận khác của cây sen cũng có khả năng chữa mất ngủ như hạt sen (có thể nấu chè hoặc nhồi vào bụng chim bồ câu non để hầm), tâm sen (pha uống như trà, giúp giấc ngủ sâu và êm).

Các món ăn sau cũng tốt cho giấc ngủ:


Nhãn: Vị ngọt chua, tính bình, tác dụng bổ dưỡng cao, dùng để trị mất ngủ, kém trí nhớ.

Củ súng: Vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng vào các tâm tỳ, thận. Nó có tác dụng dưỡng tâm, ích thận, cố tinh, dùng để trị mất ngủ, suy nhược. Người ta cũng dùng củ súng để nấu canh.

Táo: Vị ngọt, tính ôn, tác dụng vào ô hai kinh tỳ, sinh tân dịch, ích khí, an thần, điều hoà cơ thể, hoà giải các vị thuốc khác.

Các loại thuốc trị mất ngủ trên rất dễ tìm, dễ sử dụng, và không có tác dụng phụ nào đáng kể, người bệnh hay người bình thường đều có thể sử dụng được, và dùng dài ngày cũng không có gì đáng lo ngại. Những loại này không nhất thiết phải uống đều đặn như thuốc nên tiện cho việc sử dụng.

Bệnh vì 'thời trang chật'


Người Mỹ đã đặt tên "hội chứng quần chật" cho những ảnh hưởng của phong trào đua mặc quần áo bó sát đùi và mông đối với sức khỏe. Hậu quả dễ nhận thấy nhất là đôi chân rất dễ bị viêm tĩnh mạch hoặc tụ máu.

Quần ôm, áo bó là mốt được nhiều bạn trẻ ưa thích vì nó tôn nét đẹp của cơ thể và tạo ra dáng vẻ khỏe mạnh, trẻ trung hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, quần áo bó sát người có thể trở thành thủ phạm gây nhiều bệnh nguy hiểm.

Ngoài việc dẫn đến viêm tĩnh mạch hoặc tụ máu, quần chật cũng gây những tác động tiêu cực đối với tiêu hóa như chứng ợ nóng và trướng bụng. Kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, quần áo bó sát người gây bệnh khí hư kinh niên và u nang ở phụ nữ, giảm lượng tinh trùng ở đàn ông.

Những chiếc áo bó sát có thể làm bạn đau lưng và đau cổ vì nó thắt chặt một số cơ ở sau lưng. Ngoài ra nó còn làm cho da phát ban, mẩn ngứa. Một số phụ nữ còn bị đau đầu vì áo chật cản trở máu lưu thông lên não.

Những chiếc thắt lưng to bản và thắt chặt có thể giúp cho số đo vòng 2 của bạn nhỏ đi vài cm, nhưng lại rất có hại cho bàng quang, làm yếu cơ bụng, ảnh hưởng đến quá trình co bóp, nghiền nát thức ăn của dạ dày.

Quần lót chẽn sát người giúp tạo vẻ săn chắc cho những phụ nữ sớm bị sổ người do sinh nở, nhưng nó cũng gây bệnh cho cơ quan sinh dục vì nó tạo nên môi trường kín, nóng và ẩm, thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây cho thấy: 50% phụ nữ mặc áo lót không thích hợp và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau và u vú.

Giày chật cũng là một tác nhân gây bệnh. Khi đi giày, bạn "nhồi nhét" tất cả 10 ngón chân vào mũi giày. Giày quá chật sẽ ảnh hưởng đến xương chân vì xương chân thường mềm. Giày đã chật lại cao gót thì càng có hại. Nó làm mất tư thế tự nhiên của cơ thể, méo mó mắt cá và khiến chân đau âm ỉ kéo dài, làm chùn cơ bụng chân và gân nối cơ bụng chân với xương, làm tổn thương những ngón chân do trọng lượng cơ thể dồn cả vào mũi giày.

Đau cột sống - bệnh của thời hiện đại


Sự đau đớn ở lưng nhiều khi lại bắt nguồn từ cái bụng. Các quý ông bụng phệ rất dễ đau lưng bởi khi bụng tăng thêm 1 kg, cột sống đã phải chịu một trọng lực tương đương 5 kg.

Bác sĩ Prem Pillay, chuyên gia thần kinh -cột sống thuộc tập đoàn y tế Parkway Singapore, cho biết tỷ lệ mắc bệnh về cột sống đang ngày càng tăng, bởi cách sống hiện đại tác động quá nhiều đến cơ quan này.

Nhờ Internet, con người có thể giải quyết nhiều công việc mà không cần đi lại quá nhiều. Việc ngồi cả ngày bên máy tính dễ gây hại cho cột sống nếu tư thế không đúng. Việc ngồi không thẳng sẽ gây đau lưng, việc ngửa cổ lên hay cúi xuống do màn hình đặt không đúng tầm mắt sẽ gây đau cổ.

Lối sống tĩnh tại khiến con người dễ béo phì. Ở đàn ông, khi có tuổi, bụng sẽ to ra, nhất là những người hay uống bia và nhậu. Trọng lượng của cái bụng sẽ làm cơ thể mất cân bằng, làm tăng gánh nặng cho cột sống. Bác sĩ Pillay cho biết, khi bụng tăng 1 kg, cái lưng sẽ phải chịu một áp lực đương đương 5 kg.

Hiện nay, việc đi lại bằng ô tô ở các thành phố lớn đã khá phổ biến. Điều này làm tăng nguy cơ đau lưng do ngồi lái xe quá lâu. Ghế xe không tốt, đường xóc, sự rung lắc... đều là những yếu tố làm cột sống bị tổn thương.

Một trong các bệnh cột sống hay gặp nhất trong xã hội hiện đại là thoát vị đĩa đệm - có chức năng như một chiếc giảm xóc cho cột sống. Theo thời gian, những tác động kể trên khiến đĩa đệm sẽ dần bị mất nước, co lại, rạn nứt hoặc thoát vị, chèn ép vào các dây thần kinh và gây ra các cơn đau. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy đau và tê ở 2 chân. Nhiều người ra sức xoa bóp chân bằng dầu hay rượu mà không biết rằng vấn đề bắt nguồn từ cột sống.

Không nên tùy tiện massage


Massage là một trong các liệu pháp hỗ trợ điều trị tổn thương cột sống. Liệu pháp này cũng rất phù hợp với sở thích của người châu Á trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu massage không đúng kỹ thuật thì thậm chí còn làm có thể làm cho tổn thương nặng hơn.

"Một nam bệnh nhân của tôi từng để cô nhân viên massage đứng lên lưng và ấn ngón chân vào đốt sống cổ nghe 'cục' một cái. Sau đó, ông ta không thể cử động được nữa" - bác sĩ Pillay kể. Do đó, nếu muốn massage như một biện pháp trị liệu, bạn nên đến các cơ sở y tế, nơi kỹ thuật viên vật lý trị liệu đã được đào tạo về chuyên môn này.

Bác sĩ Pillay cũng khuyên người bệnh không lạm dụng thuốc giảm đau. Về lâu dài, thuốc này sẽ gây hại cho gan, thận, dạ dày trong khi nguyên nhân chính ở cột sống ngày một trầm trọng.

Các tổn thương trên ở cột sống trước hết sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc tùy theo nguyên nhân. Ở trường hợp nặng, dùng thuốc và vật lý trị liệu không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc việc phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật cột sống hiện nay rất ít gây tổn thương, đặc biệt là kỹ thuật nội soi vi phẫu.

Để phòng ngừa các bệnh ở cột sống, điều cần nhất là luôn giữ tư thế thẳng để duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Đối với những người làm việc văn phòng, phải ngồi trước máy tính nhiều, nên giải lao sau mỗi giờ làm việc, dành vài phút làm những động tác kéo giãn cột sống. Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, đặc biệt môn bơi và các môn thể dục dưới nước rất tốt cho lưng.

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

น ท trí thuc ngay phat dan nam ay Trà Š五痛五燒意思 hoc ï¾ ï½½ LÃƒÆ hieu VÃÆ Lumbini mùa sếu về làm tổ MÃƒÆ má Ÿ ý 五藏三摩地观 Chuyến ve bai kinh kalama duc tin trong dao phat khÕ tuy but hoa sen giua cho nhat ky hanh huong 5 mặt liu Chỉ đất giû Vấn rung về anh nhà lễ 妙蓮老和尚 cơm ma đại hay song cho that dang song thế Vắng Chùa Hội Tôn tâm TP Tháºy suối gởi Học ÐÐÐ Thích 人生是 旅程 風景 hay song va yeu thuong vi cuoc doi nay ngan lam