Ăn cá nhiều có hại không? (Thiên Thanh sưu tầm)

Xin cầu nguyện cho các bịnh nhân được bình phục, để được có cơ hội tu học, thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.

Chìa khóa đã giúp các bịnh nhân thành công trong việc chữa trị là NIỀM TIN và Ý CHÍ THỰC HÀNH.

Ghi chú: Chúng tôi với tinh thần giúp người không vụ lợi. Xin quý vị xem xét các tài liệu và chọn lựa cách thực hành thích hợp cho mình. Chúng tôi, cùng các tác giả đóng góp, xin được miễn trách nhiệm về những tài liệu trong trang nhà này. Kính mong sự thông cảm và hoan hỷ.

Quý vị khi dùng các bài thuốc dưới đây với kết quả tốt hay không, xin vui lòng gởi báo kết quả qua mục bình luận bên dưới để chúng ta có thể cùng kiểm chứng và đăng tải tính chính xác của các bài thuốc.

Có một số bài là file *.PDF , nên Qúy vị hãy download phần Adobe Reader về và cài đặt mới xem được.

Ăn cá nhiều có hại không?


[One fish, two fish, red snapper, swordfish: A menace lurks in your "healthy" meal - Alexis Jetter (Readers's Digest 8/2003)]

Thiên Thanh sưu tầm

Bác sĩ Jane Hightower băn khoăn và lo âu không biết phải giải quyết ra sao. Một nữ bệnh nhân (Ann) mới có 41 tuổi, đến văn phòng bác sĩ khai là bị đau mỏi bắp thịt, buồn nôn và chóng mặt, nhiều khi hay quên và mất từng mảng tóc trên đầu. Bác sĩ thử mọi thứ trên người của Ann, cũng không tìm ra. Sau cùng họ cho thử xem người của Ann có kim khí không. Và kết quả người ta thấy trong người của Ann có chứa rất nhiều "mercury" (thuỷ ngân). Bác sĩ báo cho sở Environmental Protection Agency [EPA] (Kiểm soát môi sinh) và cơ quan này cho nhân viên đến nhà ở của bệnh nhân điều tra, nhưng vẫn không thấy một thứ gì có chất thuỷ ngân cả. Sau cùng cơ quan "Kiểm soát chất độc" (California Poison Control) nghi ngờ "cá" là thủ phạm. Hỏi lại Ann là hay ăn gì nhất? Ann trả lời là cá swordfish, halibut, tuna... toàn những loại cá lớn ăn ngon mà lại "không có mùi cá" chút nào cả.

Rồi sau đó có thêm 3, 4 bệnh nhân khác đến than van là cũng bị mất trí nhớ. Hỏi người nào cũng nói là ăn cá thường xuyên. Khoảng đầu năm 2000 thêm 20 bệnh nhân nữa được giới thiệu đến gặp bác sĩ Hightower. Ai cũng trả lời là thường xuyên ăn cá. Bs. Hightower gởi giấy cho tất cả bệnh nhân đến thử máu và kết quả rụng rời là bệnh nhân nào cũng có số lượng thuỷ ngân quá nhiều. Sang năm 2001, có tất cả 720 người đến khám bệnh và dựa trên tờ khai bệnh lý, Bs. Hightower cho thử nghiệm 123 bệnh nhân thì kết quả có 90% bệnh nhân ăn cá đều đặn hàng tuần có số lượng thuỷ ngân trong máu quá số ấn định an toàn của EPA. 50% trong số này có số lượng thuỷ ngân trong máu gấp đôi.

Cơ quan EPA được thông báo kết quả nhưng vẫn trấn an bác sĩ Hightower là đừng lo. Trên trái đất này có rất nhiều thuỷ ngân: Núi phun lửa làm các làn sóng "lava" chứa đầy mercury chảy xuống biển. Ngay trong nhà cũng có cái hàn thử biểu, bóng đén néon, cầu chì bật điện, giầy bata "toé lửa" của con nít từ thập niên 90 nữa đó. Có nhiều hãng xưởng đốt than làm làm hơi đốt và chế tạo các sản phẩm khác, thường đổ tống các thặng dư xuống sông ngòi, hồ ao và biển khiến môi sinh bị ô nhiễm sinh ra một loại độc dược có tên là "methylmercury" cho cá hấp thụ. Rồi những con cá lớn (chuyên ăn cá con) có rất nhiều chất mercury. Nếu con người bị methylmercury nhiều quá sẽ sinh quái thai, óc não và thận bị hư, mất thị giác, đi đứng run rẩy.

Một trường hợp điển hình là năm 1950 một công ty bào chế hoá học tại Minata, Nhật Bản đã bí mật đổ cả tấn thuỷ ngân xuống eo biển làm ô nhiễm môi sinh và đầu độc cá mà dân làng bắt và ăn uống hàng ngày làm trẻ em sinh ra bị mù, câm và quái dạng; cả ngàn người chết.

Những nghiên cứu về sau xác nhận là nguy hiểm nhất là đối với các bào thai và con nít. Mercury lẫn vào từng tế bào cơ thể làm giảm sự tăng trưởng của khối óc. Các bà mẹ cho con bú sữa nếu có thuỷ ngân trong người sẽ tiết ra trong sữa cho con bú.


Bản nghiên cứu khảo sát của bác sĩ Jane Hightower không làm giới chức liên bang của EPA hài lòng. Họ dự định thay đổi nhưng sau lại thôi.

[Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Gary Myers, chuyên viên thần kinh về trẻ em, tại Đại Học Đường ở RochesterNew York thì chê cười khám phá của bác sĩ Hightower là chỉ dựa vào kết quả một số rất nhỏ bệnh nhân. Ông này nói rằng trong vòng 20 năm ông ta đã nghiên cứu nhóm thổ dân tại đảo Seychelles miền Ấn Độ Dương, ăn cá 12 lần một tuần mà con nít chả bị huỷ hoại thần kinh gì cả.]

Báo cáo của bác sĩ Meyers tuy thế nhưng cũng chỉ nghiên cứu trong phạm vi một sắc dân nhỏ bé tại một hòn đảo thôi. Và đã có nhiều cuộc khảo cứu khác xác nhận sự tác hại của chất thuỷ ngân với cơ thể con người. Bản báo cáo "Mercury Study Report to Congress" của Bà Kate Mahaffey đã xác nhận sự nguy hiểm của chất thuỷ ngân trong "cá" với trẻ em từ quần đảo Faroe, đến Phi Luật Tân, Tân Tây Lan và cả vùng sông Amazon nữa. Bà ta nói rằng khảo cứu của bác sĩ Hightower rất đáng quan tâm đến cách thức ăn uống của người Mỹ. Nếu ăn cá hàng ngày nhất là các loại cá biển to lớn thì cần phải đề phòng khám sức khoẻ và đo lượng mecury trong máu hàng năm.

Bà Hightower khuyên các sản phụ và con nít giảm bớt số lượng cá và phải đi thử nghiệm và đo lường mercury trong máu. Em bé Roy mới 2 tuổi nhưng đã bị dị ứng với sữa mà chỉ thích ăn cá thôi, từ cá tuna, salmon, cá thu và cả những viên dầu cá nữa. Bà mẹ em bá này nói rằng: "Tôi tưởng như thế là tốt cho con tôi".

Nhưng tôi thấy là con tôi ngồi đứng không yên, tôi không dậy nó được cái gì cả. Báo cáo từ trường học nói nó không chịu hội nhập chơi chung với bạn bè, không chịu nói chuyện. Khi bác sĩ Hightower thử máu bé Roy lúc 7 tuổi thì thấy số lượng thuỷ ngân trong máu của nó đã có 15 lần nhiều hơn số ấn định của EPA. Khi bắt đầu ngưng ăn cá thì số lượng mercury đã xuống hẳn. Tuy nhiên bé Roy đã bị huỷ hại rồi. Bây giờ lên 10 tuổi, bé Roy vẫn tỏ ra đãng trí, sống riêng rẽ không thân cận một ai, và khó khăn trong việc học hành. Bà mẹ nói thêm:

- "Nó khá hơn đôi chút, nhưng trở lại hoàn toàn binh thường thì thật là vô vọng. Tôi rất lo lắng cho con của tôi, không hiểu nó sẽ có một người bạn tốt và đời sống bình thường không. Thật là đau lòng khi mà mình cứ tưởng làm điều tốt cho con cái mà chính ra lại hại chúng."

Ông Louis là một luật sư và là một lực sĩ mới có 51 tuổi nhưng có thói quen là thích ăn đủ mọi thứ cá hàng ngày. Từ 2 năm nay, Louis cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục, mỗi đêm chỉ ngủ được có 2,3 tiếng đồng hồ và tóc bắt đầu rụng. Louis vẫn chịu đựng và đổ tội cho là tuổi "già" và "lo âu tâm thần". Rồi càng ngày càng khó chịu hơn khi Louis nằm ngủ mà thấy tay chân run rẩy, không tự chủ được. Khi đến khám bác sĩ thì số lượng thuỷ ngân trong người đã lên gấp 6 lần của EPA. Ông ta bắt buộc và miễn cưỡng phải ngưng ăn cá. Hai, ba tuần sau, ông ta có thể ngủ ngon giấc, tóc đã bắt đầu mọc trở lại và tay chân không còn run rẩy nữa.

Tuy nhiên sau khi bản nghiên cứu của bà được các đài Truyền Thanh, Truyền hình phát trên toàn quốc thì khi đó cơ quan Trung Ương (FDA) mới ra khuyến cáo các đàn bà đang thời kỳ sanh nở và mang thai không nên ăn những thứ cá lớn như swordfish (cá đao), shark (cá mập), king mackerel (cá thu) và tilefish (cá kình).

Tiểu bang California thì nghiêm trang kỹ càng hơn và họ yêu cầu cá nhà bán cá phải ghi rõ số lượng mercury trên mỗi loại cá tại quầy bán cá trong chợ. Có đến 45 Tiểu Bang khác cũng đã bắt chước TB California trong việc kiểm soát chất thuỷ ngân trong các thứ cá và 10 tiểu bang khác khuyến cáo đàn bà và trẻ em ít ăn cá hộp tuna đi.

Bác sĩ Jane Hightower tuyên bố là bà ta không phải muốn gây khó khăn cho kỹ nghệ "cá" và không phải lỗi tại họ mà trong nước có chất độc mercury nhưng mà là một thực tại mà chúng ta tất cả phải đề phòng mà thôi.

Bà Rita Schoeny một chuyên viên khoa học lão thành tại cơ quan EPA nói rằng: "Mọi người đừng vì thế mà tránh ăn cá. cá là một chất đạm bổ dưỡng rất tốt. Không phải tạo ra chất độc mà chính là chất thuỷ ngân là thủ phạm.

Dưới đây là một bảng nghiên cứu các thứ cá và nguy hiểm chất độc thuỷ ngân của chúng. Cá [- in với mầu chữ xanh dương -] là loại cá có nhiều mercury. Những con cá lâu đời và to lớn là loại nguy hiểm nhất.

1. Những loại cá an toàn (*)


a. salmon
b. sardines
c. sole
d. fresh water catfish
e. tilapia
f. farm-raised trout
g. shrimp
h. clams
i. scallops
j. oysters
k. canned tuna

2. Loại cá chỉ nên ăn 1 tuần 1 lần (**)


a. mahi mahi
b. orange roughy
c. sea bass
d. red snapper
e. flounder
f. fresh water bass
g. halibut
h. grouper
i. trout
j. fresh tuna

3. Loại cá chỉ nên 1 tháng 2 lần mà thôi (***)



a. sword fish
b. shark
c. titlefish
d. king mackerel
e. marlin

Cước chú:


(*) Loại 1 ở trên đối với đàn bà đang thời kỳ có thể có thai hay đang mang thai, hoặc đang nuôi con nhỏ và các trẻ em dưới 8 tuổi chỉ nên ăn khoảng 12 oz một tuần, cá đã nấu chín. Với cá tuna hộp thì có thể ăn 1 hộp cá tuna "white" hay 2 hộp tuna "light" 1 tuần

(**) Loại 2 đối với đàn bà và trẻ em chỉ nên ăn 1 tháng 1 lần mà thôi

(***) Loại 3 thì đàn bà và trẻ nên tránh đừng ăn loại cá này.

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

テス mõ nguoc món Bên bếp hồng của Mẹ ánh GiÃƒÆ i nghe vo chong loi ich cua thien vipassana cho ban than va xa hoi phat phap bo tat câu chuyện về người đồ tể và dao xin cùng nhau bảo vệ truyền thông chân doi Ở gần nơi có nước giúp thân cuộc đời thánh tăng ananda phần 7 thắp sáng niềm chánh tín Phở hoa Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay bo bo phương thuốc kỳ diệu Da đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị khÒ lien thien trong cuoc song viet b廙 8217 tôi ơi mi mê lầm rồi húy Sinh tố bơ 30 giây thôi ta có quyền được sống lương thiện mua an cu kho quen hạnh phúc trong tầm tay Thêm đường vào thức uống sẽ gây TẠp dương Độ người hấp hối theo kinh tạng SÃƒÆ BS Đỗ Hồng Ngọc nói về Ăn chay và Hoi thuong quà cÃƒÆ mau sac ca sa dan Vitamin B6 Bảo kiếm kim cang bÃi Thiền Chánh niệm giúp bệnh nhân cai chuong 5 khuyên tu pháp môn niệm phật khủng vi sao nghich canh khong phai la bat hanh phật dạy làm cha mẹ