Thơ - Một vài cảm nhận về thi sĩ Bùi Giáng.

.

 

Một vài cảm nhận về Thi sĩ Bùi Giáng

Nhuận Quốc


 

Vài nét tiểu sử :

 

Thi sĩ Bùi Giáng sinh ngày 17-12-1926 tại Vĩnh Trinh - Duy Xuyên -

Quảng Nam. Lúc nhỏ theo học tiểu học tại Hội An, sau đó tiếp tục học trung học tại Thuận Hoá - Thừa Thiên. Năm 1945 đậu bằng Thành Chung (Trung học) ở trong vùng kháng chiến thuộc liên khu 5 (Nam-Ngãi-Bình- Phú). Năm 1950 ông đỗ tú tài 2 môn văn chương, ông ra liên khu 4 (Thanh, Nghệ, Bình Trị Thiên) theo học đại học, nhưng khi vào đến trường, ông liền bỏ ý định theo học và theo đường núi Trường Sơn trở lại cố hương.

Vào ngày 21-10-1995, tại khách sạn Majestic, Hoa Kỳ, trong ngày hội thi văn và tư tưởng Bùi Giáng thì một người bào đệ của ông là Bùi Vịnh kể lại : "Ông có vợ vào lúc còn rất trẻ, sau năm 1945, nhưng vì đi tản cư vào những nơi rừng thiêng nước độc, người vợ trẻ qua đời sau cơn bạo bệnh".

Một lời kể khác của giáo sư Vũ Ký, thầy dạy của ông trong bài : "Nhớ về ba người em lỗi lạc" in trong giai phẩm Quảng Đà năm 1994 tại Hoa Kỳ thì : "Từ năm 1943 ấy Bùi Giáng thôi học ở Hội An, rồi lui về cố hương làm Tô Vũ mục dương ở Trung Phước, miền rừng núi của xứ Quảng. Trong thời gian này ông đã làm thơ và nghêu ngao cơ hát, lúc giáo sư Vũ Ký gặp lại ở Sài Gòn thì Bùi Giáng đã nghỉ dạy học tư để cầm cọ bôi mực loay hoay vẽ tranh ttrong căn nhà lụp xụp ở ngõ hẻm Trương Minh Giảng, Sài Gòn; thời gian này ông cũng bắt đầu in sách giáo khoa"

Đó là một nét thời gian của nhà thơ Bùi Giáng qua lời kể của Bùi Vịnh và giáo sư Vũ Ký. Nhưng theo thi sĩ Trần Đới nay là Đại đức Thích Thông Bác thì còn thiếu một nét quan trọng trong chín năm kháng chiến, đã ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc đời Bùi Giáng. Sau khi đất nước tạm chia đôi ông quyết định vào Sài Gòn để dạy học và viết văn. Theo ông thì chẳng bao giờ muốn ai đề cập đến tiểu sử và thân thế sự nghiệp, ông viết : "Thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây ly kỳ và chết đi giữa ly kỳ gay cấn". Hy vọng một ngày nào đó những nhà nghiên cứu văn học sẽ tìm hiểu chính xác để chúng ta sẽ được biết rõ ràng hơn về một người thi sĩ đặc biệt từ tuổi thơ đến cuối cuộc đời.

Ông tinh tường các ngôn ngữ Anh, Đức, Pháp và Hán văn, không ai biết ông theo học tiếng Đức và tiếng Anh lúc nào, nhưng khi nghiên cứu triết học của Đức và thơ văn Anh Mỹ, ông dịch và viết rất tài tình.

 

Có nhiều bài viết đăng trong các sách báo trước đây đề cập về tư tưởng và thơ văn của ông như :

 

? Bùi Văn Nam Sơn : Vài nét về Bùi Giáng.

? Ngô văn Tao : Bùi Giáng Bệ Hạ Đại Ca.

? Cung Tích Biền : Bùi Giáng - nhà thơ của Trùng Sinh Thị Mộng.

? Vũ Đức Sao Biển : Bùi Giáng rong chơi giữa đìu hiu phố thị.

? Bích Phượng : Nguyên Ngôn - Tính Thể và Tại Thể trong thơ Bùi

Giáng.

? Lê Anh Dũng : Chào Nguyên Xuân của Bùi Giáng.

? Phạm Xuân Đài : Kẻ cuồng si trong vườn cây.

? Sơn Nam : Tưng tửng du xuân.

? Nguyễn Quang Sáng : Thi sĩ Bùi Giáng.

? Trần Bình Nguyên : Rong rêu một cõi thơ của Bùi Giáng.

? Trần Hữu Dũng : Bùi Giáng và Mưa nguồn.

? Trần Đới : Con người Bùi Giáng.

…..

Còn trước năm 1975, có nhiều người đã viết về ông nhưng không đề cập đến tiểu sử nên có nhiều nghi vấn cùng với nhiều giai thoại quanh ông. Tháng 5 - 1973, Mai Thảo và Nguyễn Xuân Hoàng đã thực hiện một

tập san Văn đặc biệt về thiên tài thi ca Bùi Giáng. Trong đó có các bài viết của Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng, Nam Chữ,

Trần Tuấn Kiệt, Tuệ Sĩ, Cao Huy Khanh, Trần Hữu Cư, Thục Khưu … và nhiề tác phẩm văn học đề cập đến ông, như :

? Cao Thế Dung : Văn học hiện đại - thi ca và thi nhân.

? Du Tử Lê: Năm sắc diện năm định mệnh.

? Tạ T?: Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay

? Trần Tuấn Kiệt : Thì ca Việt Nam hiện đại…

? Nhiều tác giả : Thơ điên

….

Cho đến ngày 26 -O5 ?1997, tập san thời văn cũng cho ra đời một số đặc biệt về thi sĩ Bùi Giáng, gồm có các bài văn, thơ của :

? Phạm Văn Hạng : Đôi nét về thi sĩ Bùi Giáng.

? Vũ Đức Sao Biển : Cuộc đùa vui ngôn ngữ.

? Nguyễn Lương Vị : Mượn lời anhSáu Giáng.

? Khiêm Lê Cung : Nguyên khởi về cõi tinh mật Bùi Giáng.

? Trương Vũ Thiên An : Thử một lần đối diện thơ và con-người-thơ Bùi

Giáng.

? Hồ Ngạc Ngữ : Mùa Xuân trong thơ Bùi Giáng.

? Bửu Khánh Hồ : Bùi giáng với "Ly tao".

? Nhất Thanh : Vài cảm nghĩ về Bùi Giáng.

? Huỳnh Ngọc Chiến : Bùi Giáng - Thi sĩ kỳ dị.

? Trần Hữu Cư : Thơ Bùi giáng và tuổi trẻ lang thang trên hè phố Sài

Gòn.

? Huy Cận : Thân tình gởi anh Bùi Giáng.

? Phạm Thiên Thư : Bùi Giáng bốn mùa.

? Ngô Cang : Ở chùa.

? Đinh Hồi Tưởng : Rong chơi giữa hai bờ mộng thực.

? Miên Long : Giấc ngủ sơ sinh.

? Minh Đức Triều Tâm Ảnh : Chuồn chuồn.

? Phạm Văn Nga : Tặng người.

…..

Thơ của Bùi Giáng đã có nhiều bài phổ nhạc như : "Một nàng tiên" của Trương Thìn, "Một mai nhìn lại" của Khang Thụy, "Đôi mắt còn lại" (dựa theo một ý thơ Bùi Giáng) của Trịnh Công Sơn v.v…

Hôm nay thi sĩ Bùi Giáng đã trở về với cõi vĩnh hằng, với bến bờ tồn lưu vũ trụ. Ông đã để lại cho đời , cho chúng ta trên 50 tác phẩm, gồm các loại :

 

Sách giáo khoa và luận đề:

 

-Bà Huyện Thanh Quang - Lục Vân Tiên - Chinh Phụ Ngâm - Quan Âm

Thị Kính - Truyện Kiều - Truyện Phong Trần - Cung Oán Ngâm Khúc - Nguyễn Công Trứ - Tản Đà - Phan Bội Châu - Chu Mạnh Trinh - Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị, xuất bản từ 1957 - 1959.

 

Sách dịch gồm có :

? Cõi Người Ta của Saint Exupéry

? Trăng Tỳ Hải của Albert Camus, André Gide, Heidegger.

? Khung Cửa Hẹp của André Gide.

? Hoa Ngõ Hạnh của W. Shakespeare.

? Bạo Chúa Caligula của Albert Camus.

? Con Người Phản Kháng của Albert Camus.

? Ngộ Nhận của Albert Camus.

? Mùa Hè Sa Mạc của Albert Camus.

? Kẻ Vô Luân của André Gide.

? Hamlet của W. Shakespeare.

? Hoa Âm Điền Dã của André Gide.

? Hoàng Tử Bé của Saint-Exupéry.

? Mùi Hương Xuân Sắc của Gérard De Nerval.

? Kim Kiếm Điêu Linh của Ngoạ Long Sinh.

? Biển Đông Xe Cát của Albert Camus.

? Nhà Sư Vướng Lụy của Đại sư Tô Man Thu.

 

Thơ:

Mưa Nguồn - Hoa Lá Cồn - Ngàn Thu Rớt Hột - Màu Hoa Trên Ngàn - Bài Ca Quần Đảo - Sa Mạc Trường Ca - Rong Rêu - Đêm Ngắm Trăng v.v…

Chớp Biển do nhóm Việt thường ở Canada xuất bản.

Thơ Bùi Giáng. Thế Kỷ - Hoa Kỳ xuất bản.

Thơ Bùi Giáng 1995 do Bùi Vịnh và thân hữu thực hiện tại Hoa Kỳ.

Tập thơ Như Sương - Nhà xuất bản Trẻ.

 

Biên Khảo - Văn:

Tư Tưởng Hiện Đại 1, 2 và 3 - Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại 1 và 2 - Sao Là Không Có Triết Học Heidegger - Đi Vào Cõi Thơ - Thi Ca Tư Tưởng - Sa Mạc Phát Tiết - Sương Bình Nguyên - Trăng Châu Thổ - Mùa Xuân Thi Ca - Thúy Vân Tam Hợp Đạo Cô - Ngày Tháng Ngao Du - Đường Đi Trong Rừng - Lời Cố Quận - Lễ Hội Tháng Ba - Con Đường Ngã Ba…

Ngoài những tác phẩm đã nêu (chưa đầy đủ) còn rất nhiều bài thơ ngẫu hứng tức thì của tác giả viết tặng riêng cho những anh em thân hữu, bà con đó đây vào những dịp được gặp ông. Những cuốn băng ghi âm, ghi hình được ghi lại với tư cách cá nhân để giữ làm tư liệu sau nầy..

Những điều đã nêu trên tôi có thể hiểu được bằng những cảm nhận riêng của mình, nhưng với đời sống của thi sĩ gần như một hành động ẩn mật của các Thiền sư, một cái gì vốn không định nghĩa được cho tất cả những ai muốn nghiên cứu tìm hiểu về ông.

Tôi được may mắn nhiều lần gần gũi và tiếp xúc với thi sĩ Bùi Giáng, cũng như đọc những tác phẩm của ôngcùng với các cây bút khác nhau viết về Bùi Giáng trong nhiều thành phần của xã hội, thì kết luận sau cùng cũng chỉ là một bí ẩn toàn diện trong cái vùn vụt, cái bất tuyệt thao thao, cái nửa không nửa có, nửa hư nửa thực. Nhưng có một điều là tôi chưa hề dám nghĩ về chữ "Điên" đối với thi sĩ Bùi Giáng theo ngôn ngữ bình thường của nó :

 

Gặp người tôi tưởng người điên

Gặp tôi tôi tưởng tôi điên như người.

 

Có một lần tôi không thể nào quên được Bùi Giáng đã dẫn tôi về một nghĩa địa vào một buổi trưa tại Gò Vấp, Sài Gòn (1991), tôi theo sau với một tâm trạng vừa mừng lại vừa lo, mừng vì sắp sửa sẽ được Bùi Giáng giáo hóa một điều gì đây, lo vì không biết có đúng như những điều mình đang suy nghĩ . Ông bảo tôi ngồi xuống và chửi tôi :"Mày là đồ giẻ rách, mày cứ đem bài Phụng Hiến hoặc những bài tào lao nào đó ra mà ca tụng hoài, mày chẳng hiểu gì cả !" Rồi bỗng nhiên ông lại ngồi xuống sát bên cạnh tôi, nghe thân thiết biết bao chừng và ông nói bằng một giọng hết sức trầm tĩnh : "Con hãy nghe đây", lúc ấy khuôn mặt ông, nhất là đôi mắt bỗng sáng lên như hai tinh cầu soi rọi vào lòng tôi những âm thanh kỳ bí :

 

Người đứng đó ngày về tôi có thấy

Hai bàn chân trên cỏ lá ngày xuân

Phong cảnh đã bốn bề cùng tôi nói

Linh hồn người là thiếu nữ thanh tân

Rồi tôi lớn đi vào đời chân bước

Cỏ mùa xuân bị giẫm nát không hay

Chợt có lúc hai chân dừng một lượt

Người đi đâu xưa chính ở chỗ này

Người không ở vì chờ mong đã mỏi

Người đã đi cùng tuổi trẻ tôi đi

Chợt có lúc trên đường tôi đứng lại

Ngó ngu ngơ… xưa chính ở chỗ này.

 

Hôm nay thi sĩ Bùi Giáng đã ra đi đã để lại cho cuộc đời biết bao châu ngọc bằng những tài năng trác tuyệt, bằng những ngôn ngữ ảo diệu khôn

lường, bằng những tác phẩm vô tiền khoáng hậu, xin được mạo muội kính dâng lên thi sĩ những vần thơ dại khờ để gọi là đôi dòng tưởng niệm:

 

Gọi là tưởng niệm tài hoa

Đoạn trường tất hữu như là giỡn thôi

Đã đời một kiếp đơn côi

Vầng trăng thuở nọ đã thôi ngắm nhìn.

 

Thi sĩ đã ra đi, đã bỏ lại biết bao lời chúc tụng, biết bao sự ngợi ca thương tiếc . Biết bao anh em văn nghệ trên mọi miền đất nước, bao thế hệ độc giả đã ngưỡng vọng trong sự ngậm ngùi vô cùng.

Những bài viết về thi sĩ Bùi Giáng được in trên các báo của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nghệ sĩ Kim Cương, Đại đức Thích Thông Bác, nhà thơ Ý Nhi, Mai Nguyễn, Diễm Chi, Huy Tưởng, Nam Chữ, Nguyễn Khắc Mai, Vũ Đức Sao Biển …

Những câu đối của Bùi Tộc Vĩnh Trinh, của anh em văn nghệ ở Quảng Nam - Đà Nẵng, những bài điếu văn đọc trước mộ, những vòng hoa kính viếng bên di ảnh ông với nụ cười vừa trẻ thơ vừa móm mém và cặp sâu thẳm xa khuất dần với mọi hình hài thực tế.

Dẫu rằng ngôn ngữ trầm phù

Lầm than thế sự tuyệt trù sao đang

Người dù ngọc thốt hoa cười

Ta dù tâm phúc mười mươi tương kỳ

Bây giờ em ở anh đi

Đi tìm khắp cõi hồ nghi cho người

Trong linh hồn một bông hoa

Hình như có cõi người ta đàng hoàng

Ở trong một phút lang thang

Có hồn dâu biển đa đoan cơ trời

Lối về lời chẳng tỏ lời

Tình yêu vô tận muôn đời quyên đi

BG.

 

Những ngày sinh tiền thi sĩ đã từng hỏi:

 

Còn không một bậc quay về
Vườn xưa nhìn ánh trăng thề vàng gieo

 

Hay:

 

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng còn thấy nguyên màu ấy không.

 

Hôm nay, đứng trước di ảnh của thi sĩ, đứng trước những thành tâm của các bậc Đại đức Tăng Ni, của các anh em văn nghệ xứ Quảng tại chùa Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn Non Nước, với tất cả niềm ngưỡng vọng lẫn ngậm ngùi thương tiếc, có nói bao nhiêu cũng không thể nào hết được về một thiên tài kỳ lạ. Tôi cũng xin được phép thi sĩ đọc lại một bài thơ của chính tác giả để gọi là lời từ biệt muộn màng:

 

Ngày mai vĩnh biệt cuộc đời

Trùng lai có lẽ cuối trời biệt ly

Thảnh thơi giờ ngó cõi miền

Thảnh thơi giờ trở lại uyên nguyên ngày

Bài thơ khép lại những ngày

Mở ra trở lại những ngày khác xa.

 

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 10 năm 1998
N.Q
(Bài phát biểu trong Lễ tưởng niệm thi sĩ BG. tại ĐN)

 

---o0o---

| Mục lục Tác gia?|


Cập nhật ngày: 01-01-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

chua am Hà Tĩnh Tưởng niệm Hoàng hậu Bạch Doi hat ta chợt nhận ra hạnh phúc từ những thi盻 佛教 一朵相似的花 Cấu hồi Nhân Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam sanh định Cách làm sữa hạt sen bột chùm ngây ï¾ å Hạt điều giúp chống suy nhược tinh nhung dieu phai nu can biet khi di Ç Quan Chú Đắk Lắk Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng dem doi vao dao tụng kinh Tưởng niệm 62 năm Tổ sư Minh Đăng Quang không o Ni giới Khất sĩ tưởng niệm cố ho tại sao trong đạo phật đề cập đến Thiên Suy nhược tinh thần làm tăng gấp đôi trong Phật hoàng Trần Nhân Tông Linh hồn mẠt Vỏ Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt chênh 燒指 Mẹ ơi con xin lỗi đàn Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai Soda gây hại cho trí nhớ và tim mạch 白骨观 危险性 mở Dùng thuốc giảm đau giảm luôn sự Đồng Tháp Lễ nhập tháp Ni trưởng Thầy Những di tích lịch sử văn hóa liên Tại sao nên giặt khăn tắm thường xuyên