Thơ - Giải thưởng Nobel văn học 2005

.

 

Harold Pinter
đoạt giải Nobel Văn học 2005

Nobel Văn học 2005 đã được trao cho Harold Pinter, nhà viết kịch người Anh, tác giả của những vở kịch "xuất phát từ những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt hằng ngày nhưng có khả năng dồn đẩy người đọc vào một không gian ngột ngạt, bức bối".

Trong bình luận đưa ra tại lễ trao giải, Viện Hàn lâm Thụy Điển đánh giá, Harold Pinter chính là người bảo tồn hình thức nghệ thuật của thể loại kịch thông qua những tác phẩm nổi tiếng như: The Room, The Birthday Party, The Dumb Waiter và đặc biệt là The Caretaker.

 

Harold Pinter - Chủ nhân mới của Nobel Văn học.

Harold Pinter - Chủ nhân mới của Nobel Văn học.

Bài phát biểu có đoạn: "Pinter là người lưu giữ những yếu tố cơ bản của các tác phẩm kịch: một không gian khép kín, những đối thoại không thể tiên đoán - nơi gặp gỡ của lòng bao dung và ở đó không có sự tồn tại của những điều giả tạo".

Horace Engdahl, chủ tịch Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết, tại lễ trao giải, Pinter "không nói gì nhiều nhưng ông tỏ rất hạnh phúc".

Pinter sinh ngày 10/10/1930 tại London. Cha ông là một thợ may người Do Thái. Trước khi chạm tới vinh dự cao quý này, Pinter đã là chủ nhân của những giải thưởng như: Giải thưởng Shakespeare, Giải thưởng Văn học châu Âu, Giải thưởng Văn học Anh David Cohen...

Đến nay, Nobel Văn học đã được trao cho 102 tác giả (tính cả giải thưởng đã bị nhà văn Pháp Jean-Paul Sartre khước từ năm 1964). Sau Nobel Văn học 2001 được trao cho V.S. Naipaul, Pinter là nhà văn tiếp theo của Anh nhận được giải thưởng danh giá này.

Những tác giả đoạt giải gần đây bao gồm:

2004: Elfriede Jelinek (Áo)
2003: J.M.Coetzee (Nam Phi).
2002: Imre Kertesz (Hungary).
2001: V. S. Naipaul (Anh).
2000: Cao Hành Kiện (Trung Quốc).

Lưu Hà (Theo AP)

Harold Pinter won the Nobel Prize in literature in 2005.

 

English playwright who achieved international success as one of the most complex post-World War II dramatists. Harold Pinter's plays are noted for their use of silence to increase tension, understatement, and cryptic small talk. Equally recognizable are the 'Pinteresque' themes - nameless menace, erotic fantasy, obsession and jealousy, family hatred and mental disturbance. Harold Pinter won the Nobel Prize in literature in 2005.

"I don't know how music can influence writing, but it has been very important for me, both jazz and classical music. I feel a sense of music continually in writing, which is a different matter from having been influenced by it." (Harold Pinter in Playwrights at Work, ed. by George Plimpton, 2000)

Harold Pinter was born in Hackney, a working-class neighborhood in London's East End, the son of a Jewish tailor. On the outbreak of World War II he was evacuated from the city; he returned to London when he was 14. "The condition of being bombed has never left me," Pinter later said. At school Pinter particularly read the works of Franz Kafka and Ernest Hemingway. He was educated at Hackney Downs Grammar School where he acted in school productions. He accepted a grant to study at London's Royal Academy of Dramatic Arts. After two unhappy years he left his studies. In 1949 Pinter was fined by magistrates for having, as a conscientious objector, refused to do his national service. "I could have gone to prison - I took my toothbrush to the trials - but it so happened that the magistrate was slightly sympathetic, so I was fined instead, thirty pounds in all. Perhaps I'll be called up again in the next war, but I won't go." (from Playwrights at Work)

In 1950 Pinter started to publish poems in Poetry (London) under the name Harold Pinta. He worked as a bit-part actor on a BBC Radio program, Focus on Football Pools. He studied for a short time at the Central School of Speech and Drama and toured Ireland from 1951 to 1952. In 1953 he appeared during Donald Wolfit's 1953 season at the King's Theatre in Hammersmith.

After four more years in provincial repertory theatre under the pseudonym David Baron, Pinter began to write for the stage. THE ROOM (1957), originally written for Bristol University's drama department, was finished in four days. A SLIGHT ACHE, Pinter's first radio piece, was broadcast on the BBC in 1959. His first full-length play, THE BIRTHDAY PARTY, was first performed by Bristol University's drama department in 1957 and produced in 1958 in the West End. The play, which closed with disastrous reviews after one week, dealt in a Kafkaesque manner with an apparently ordinary man who is threatened by strangers for an unknown reason. He tries to run away but is tracked down. Although most reviewers were hostile, Pinter produced in rapid succession the body of work which made him the master of 'the comedy of menace.' "I find critics on the whole a pretty unnecessary bunch of people", Pinter said decades later in an interview. "We don't need critics to tell the audiences what to think."

Pinter's major plays are usually set in a single room, whose occupants are threatened by forces or people whose precise intentions neither the characters nor the audience can define. Often they are engaged in a struggle for survival or identity. "Pinter's dialogue is as tightly - perhaps more tightly - controlled than verse," Martin Esslin writes in The People Wound (1970). "Every syllable, every inflection, the succession of long and short sounds, words and sentences, is calculated to nicety. And precisely the repetitiousness, the discontinuity, the circularity of ordinary vernacular speech are here used as formal elements with which the poet can compose his linguistic ballet." Pinter refuses to provide rational justifications for action, but offers existential glimpses of bizarre or terrible moments in people's lives. In MONOLOGUE (1973) and NO MAN'S LAND (1975) the characters use words as their weapons in their struggles, not only for survival but also for sanity.

ASTON - You said you wanted me to get you up.
DAVIES - What for?
ASTON - You said you were thinking of going to Sidcup.
DAVIES - Ay, that'd be a good thing, if I got there.
ASTON - Doesn't look like much of a day.
DAVIES - Ay, well, that's shot it, en't it?

(from The Caretaker)

Harold Pinter - Chủ nhân mới của Nobel Văn học.

In 1960 Pinter wrote THE DUMB WAITER. With his second full-length play, THE CARETAKER (1960), Pinter made his reputation as a major modern talent. It was followed by A SLIGHT ACHE (1961), THE COLLECTION (1962), THE DWARFS (1963), THE LOVER (1963) and THE HOMECOMING (1965), the story of an estranged son who brings his wife home to meet his family, perhaps the most enigmatic of all his works. It won a Tony Award, the Whitbread Anglo-American Theater Award, and the New York Drama Critics' Circle Award. After teaching philosophy at an American university for six years, Teddy brings his wife Ruth home to London to meet his family: his father Max, a nagging, aggressive ex-butcher, and other member of the all-male household. At the end Teddy returns alone to his university job in America. No one needs him and he needs no one. Ruth stays as a mother or whore to his family. Everyone needs her. - Similar motifs - the battle for domination in a sexual context - recur in Landscape and Silence (both 1969), and in Old Times (1971), in which the key line is "Normal, what's normal?" After The Homecoming Pinter said that he "couldn't any longer stay in the room with this bunch of people who opened doors and came in and went out."

Although Pinter has said in an interview in 1966, that he never has written any part for any actor, his wife Vivien Merchant, frequently appeared in his plays. In the 1960s he also directed several of his dramas. After BETRAYAL (1978) Pinter wrote no new full-length plays until MOONLIGHT (1994). Short plays include A KIND OF ALASKA (1982), inspired by the case histories in Oliver Sack's Awakenings (1973).

Several of Pinter's plays were originally written for British radio or TV. From the 1970s Pinter has directed a number of stage plays and the American Film Theatre production of Butler (1974). In 1977 he published a screenplay based on Marcel Proust's A la Recherche du Temps Perdu. Closely associated with the director Peter Hall (1930-), he became an associate director of the National Theatre after Hall was nominated as the successor of Lawrence Olivier. Pinter has received many awards, including the Berlin Film Festival Silver Bear in 1963, BAFTA awards in 1965 and in 1971, the Hamburg Shakespeare Prize in 1970, the Cannes Film Festival Palme d'Or in 1971, and the Commonwealth Award in 1981. He was awarded a CBE in 1966, but he later turned down John Major's offer of a knighthood. In 1996 he was given the Laurence Olivier Award for a lifetime's achievement in the theatre. In 2002 he was made a Companion of Honour for services to literature. Pinter was married from 1956 to the actress Vivien Merchant. After the marriage dissolved in 1980 he married the biographer Lady Antonia Fraser. Vivien Merchant died in 1982, the divorce separated Pinter from his son Daniel, who became a writer and musician.

Pinter has written a number of screenplays, including The Servant (1963), The Accident (1967), The Go-Between (1971), The Last Tycoon (1974, dir. by Elia Kazan), The French Lieutenant's Woman (1981, novel by John Fowles), Betrayal (1982), Turtle Diary (1985), Reunion (1989), The Handmaid's Tale (1990), The Comfort of Strangers (1990), and The Trial by Franz Kafka (1990). In the 1990s Pinter became more active as a director than as a playwright. He oversaw David Mamet's Oleanna and several works by Simon Gray.

Since the overthrow of Chile's President Allende in 1973, Pinter has been active in human rights issues, but his opinions have often been controversial. During the Kosovo crisis in 1999, Pinter condemned Nato's intervention and said it will "only aggravate the misery and the horror and devastate the country". In 2001 Pinter joined The International Committee to Defend Slobodan Milosevic, which also included former U.S. Attorney General Ramsey Clark. Milosevic was arrested by the U.N. war crimes tribunal, which plans to try him on charges of crimes against humanity. In January 2002 Pinter was diagnosed with cancer of the oesophagus. In his speech to an anti-war meeting at the House of Commons in November 2002 Pinter joined the world-wide debate over the so-called "preventive war" against Iraq: "Bush has said: "We will not allow the world's worst weapons to remain in the hands of the world's worst leaders." Quite right. Look in the mirror chum. That's you." In February 2005 Pinter announced in an interview that he has decided to abandon his career as a playwright and put all his energy into politics. "I've written 29 plays. Isn't that enough?"

For further reading: Kafka and Pinter by Raymond Armstrong (1999); The Life and Work of Harold Pinter by Michael Billington (1997); Harold Pinter and the New British Theatre by D. Keith Peacock (1997); Harold Pinter: A Question of Timing by Martin S. Regal (1995); The Pinter Ethic by Penelope Prentice (1994); Harold Pinter and the Language of Cultural Power by Marc Silverstein (1993); Harold Pinter by Chittanranjan Misra (1993); Critical Essays on Harold Pinter by Steven H. Gale (1990); Pinter in Play by Susan Hollis Merritt (1990); Harold Pinter by Volker Strunk (1989); Pinter's Female Portraits by Elizabeth Sakellaridou (1988); Harold Pinter, ed. by Stephen H. Gale (1986); Making Pictures by Joanne Klein (1985); Harold Pinter, ed. by Alan Bold (1985); The Dream Structure of Pinter's Plays by Lucina Paquet Gabard (1977); Harold Pinter by R. Hayman (1975); The Dramatic World of Harold Pinter by Jatherine H. Burkman (1971); Harold Pinter by W. Kerr (1968); Harold Pinter by W. Baker and S.E. Tabachnik (1973); Theatre and Anti-Theatre by R. Hayman (1979); The Peopled Wound by Martin Esslin (1970); Anger and After by J.R. Taylor (1969) - see also The Pinter Review, ed. by Francis X. Gillen, Steven H- Gale

Selected works:

  • The Room, 1957 - suom. Huone
  • The Birthday Party, 1957 - suom. Syntymäpäiväjuhla
  • Pieces of Eight, 1959
  • The Caretaker, 1959 - suom. Talonmies - film 1963, dir. by Clive Donner, starring Alan Bates, Robert Shaw, Donald Pleasence - Two brothers, Aston and Mick, invite a revolting tramp, Mac, to share their attic.
  • The Dumb Waiter, 1960
  • A Night Out, 1960
  • The Dwarfs, 1960 (from his novel)
  • Night School, 1961
  • The Collection, 1961
  • One To Another, 1961 (with J. Mortimer, N.F. Simpson)
  • A Slight Ache and Other Plays, 1961
  • The Pumpkin Eaters, 1963
  • The Lover, 1963
  • The Servant, 1963 (from R. Maugham's novel)
  • The Pumpkin Eater, 1964 (from P. Mortimer's novel)
  • The Homecoming, 1965 - suom. Kotiinpaluu
  • Tea Party, 1965
  • The Quiller Memorandum, 1966 (from Adam Hall's The Berlin Memorandum)
  • The Party and Other Plays, 1967
  • Accident, 1967 (from N. Mosley's novel)
  • New Poems, 1997 (ed.)
  • a PEN Anthology, 1967 (ed. with J. Fuller, P. Redgrave)
  • Poems, 1968
  • Mac, 1968
  • Landscape, 1968
  • Silence, 1969
  • Night, 1969
  • Old Times, 1971
  • The Go-Between, 1971 (from L.P. Hartley's novel)
  • Monologue, 1973
  • The Proust Screenplay, 1977 (with B. Bray, J. Losey)
  • No Man's Land, 1975 - suom. Ei kenenkään maa
  • The Last Tycoon, 1976 (from F. Scott Fitzgerald's novel)
  • Betrayal, 1978 - suom. Petos
  • Poems and Prose 1941-1977, 1978
  • Langrishe, Go Dowm, 1978 (from A. Higgins)
  • I Know thew Place, 1979
  • The Hothouse, 1980
  • Family Voices, 1981
  • The French Lieutenant's Woman, 1981 (from J. Fowles's novel)
  • A Kind of Alaska, 1982
  • The French Lieutenant's Woman and Other Screenplays, 1982
  • Other Places, 1982
  • Victoria Station, 1982
  • The Big One, 1983
  • Players, 1983
  • One for the Road, 1984
  • Players, 1985
  • Turtle Diary, 1985 (from R.Hoban)
  • 100 Poems by 100 Poets, 1986 (ed. with A. Astbury, G. Godbert)
  • Mountain Language, 1988
  • Heat of the Day, 1989 (from E. Bowen's novel)
  • Reunion, 1989 (from F. Uhlman)
  • The Comfort of Strangers and Other Screenplays, 1990
  • The Comfort of Strangers, 1990 (from I. McEwan's novel)
  • Victory, 1990 (from J. Conrad's novel)
  • The Handmaid's Tale, 1990 (from M. Atwood's novel)
  • The Dwarfs, 1990
  • Complete Works, 1990
  • Party Time, 1991
  • Plays, 1991
  • The Trial, 1991 (from F. Kafka's novel)
  • Ten Early Poems, 1992
  • Moonlight, 1993
  • Pinter At Sixty, 1993 (ed. by K.H. Burkman, J.L. Kundert-Gibbs)
  • 99 Poems in Translation, 1994 (ed. with A. Astbury, G.Godbert)
  • Party Time, 1994
  • Ashes to Ashes, 1996
  • Various Voices: Prose, Poetry, Politics 1948-1998, 1999
  • Celebration, 1999
  • Collected Screenplays 1-2, 2000
  • Celebration & The Room, 2000
  • adaptation: Remembrance of Things Past by Marcel Proust, 2000 (with Di Trevis)
  • War, 2003

 

---o0o---

Elfriede Jelinek
Tác giả người Áo đoạt giải Nobel văn học 2004

Nhà văn

Nhà văn Elfriede Jelinek.

Nữ văn sĩ của cuốn tiểu thuyết "Giáo viên đàn piano" đã giành được giải thưởng cao quý nhất về văn học trị giá 1,36 triệu USD ngày hôm qua. Elfriede Jelinek là người Áo đầu tiên và là phụ nữ thứ 9 nhận giải thưởng này.

Nhà văn 57 tuổi nhận vinh dự nhờ có nhiều tác phẩm phê phán bạo lực đối với phụ nữ. Các tác phẩm của bà tập trung vào giới tính và quyền con người nhưng vẫn thể hiện được quan điểm chính trị và khả năng sử dụng ngôn từ tài tình.

Elfriede học nhạc tại Vienne trước khi xuất bản tập thơ đầu tiên vào năm 1967. Tên tuổi của bà được biết đến trong làng văn học sau khi hai cuốn tiểu thuyết Women as Lovers (1975) và Wonderful, Wonderful Times (1980) ra đời.

Trong sự nghiệp sáng tác, nữ văn sĩ nổi tiếng nhất với cuốn tiểu thuyết Giáo viên đàn piano. Tác phẩm đã mang tên tuổi của bà ra khỏi nước Áo và được đạo diễn Michael Haneke chuyển thể thành phim năm 2001. Truyện kể về một phụ nữ tuổi trung niên trong xã hội quá khắt khe tìm kiếm tự do bằng cách xem các phim ảnh khiêu dâm và tự làm hại cả thể xác và tâm hồn trong tuyệt vọng.

Jelinek là thành viên của đảng Cộng sản Áo từ năm 1974 tới năm 1991.

Kim Dung (theo Reuters)

 

Elfriede Jelinek: 'Trả lại tôi cuộc sống bình thường'
(
nhà văn đoạt giải Nobel văn học 2004)

Nhà văn Elfriede Jelinek.

Nhà văn Elfriede Jelinek.

Nổi tiếng là cây bút lập dị và gây nhiều tranh cãi, bên cạnh việc được thừa nhận, nhà văn Áo này cũng bị tẩy chay trên diện rộng. Là một phụ nữ kiệm lời, lần đầu tiên sau giải Nobel văn học 2004, Elfriede Jelinek lên tiếng về những phiền phức và xáo trộn trong cuộc sống.

- Nếu tất cả những người thích đàm tiếu về Jelinek bỗng nhiên đổ xô đi mua sách cho bà thì sao?

- Lúc đó, tôi sẽ phải dọn khỏi căn nhà bé nhỏ của mình. Bởi tôi đã nhận được nhiều sách biếu của các NXB đến mức tôi cũng không len nổi trong đó. Quả thật những ngày đầu khi giải Nobel được công bố, tôi đã trải qua một phen kinh hoàng. Tôi vốn có cuộc sống hoàn toàn thu mình nên không thể tưởng tượng được điều gì sẽ đến. Điện thoại kêu lúc nửa đêm. Một người đàn ông có giọng Thụy Điển ở đầu dây. Chấm dứt cuộc sống bình lặng. Có lẽ Madonna sẽ coi điều đó là bình thường. Tôi thì không. Tôi như bị bao vây. Nhưng có lẽ mọi sự rồi sẽ trôi qua. Bởi tôi không phải là một nhân vật thích hợp cho công chúng.

- Trước khi có giải Nobel, sách của bà đã dịch ra nhiều thứ tiếng, giờ thì các NXB còn dịch nhiều hơn nữa, bà có theo dõi sách của mình ngoài biên giới không?

- Không. Tôi cũng chẳng theo dõi người ta chấp nhận sách của tôi thế nào ở Áo. Tôi chỉ đảo qua một ít thông tin. Giờ cũng vậy. Tôi không thích đọc phê bình tán dương. Tóm lại, tôi chẳng thích đọc gì cả.

- Nhưng vì sao trong tác phẩm của mình, bà thường lôi phụ nữ bàn luận một cách không thương tiếc như thế?

- Ở những nơi mà phụ nữ là đồng lõa của đàn ông thì tất nhiên tôi sẽ can thiệp, ở đó tôi không có sự đồng cảm nữ giới với họ. Phụ nữ phải nghiên cứu đàn ông để không bị trở thành nạn nhân. Và như vậy họ cũng hiểu được các điểm yếu của mình. Càng có ít đàn ông chấp nhận chia quyền lực một cách công khai thì sức mạnh âm thầm của phụ nữ càng lớn khi họ bị dồn nén trong xã hội. Họ trở lại trong những vai như ma quỷ, sát nhân.

- Qua những tác phẩm của mình, bà muốn gửi gắm điều gì hay chỉ là thỏa mãn cơn khát được sáng tác?

- Không phải "khát" mà là sự thôi thúc một cách điên cuồng. Tôi sáng tác trong sự rạn vỡ châm biếm. Có thể nói thế này, giọng văn của tôi chuyển từ mỉa mai nhẹ nhàng tới châm biếm, chế nhạo một cách phũ phàng, không thương tiếc. Thậm chí thô bạo nữa là khác. Đấy chính là phương pháp luận của dòng văn học trào phúng hiện đại.

- Bà cảm nhận thế nào trong cộng đồng của những nhà văn nhận giải Nobel khác?

- Người ta gửi cho tôi một cuốn sách nhỏ bé với danh sách những người đoạt giải. Như thế đã là quá nhiều đối với một người như tôi. Đến tận giờ ở Áo tôi vẫn như một kẻ nhập cư (Jelinek là người gốc Tiệp). Chồng tôi là người Munich, nên chúng tôi sống ở đây như hai người cộng cư. Chắc là tôi chẳng kham được sự có mặt của mình ở Stockholm. Tôi chết mất. Nếu cánh cửa được đóng lại và tôi phải đối mặt với nhiều người như vậy, tôi sẽ ngã xuống mà tắt thở.

- Bà thông báo với Viện Stockholm về việc từ chối nhận giải như thế nào?

- Họ rất hiểu tôi. Nhiều người trước tôi cũng không đến nhận giải mà. Vì bị ốm, hoặc vợ bị chết. Tất cả đều có những lý do hợp lý. Tôi nghĩ căn bệnh tâm lý hoảng sợ trước đám đông của tôi cũng là một lý do để tôi không đến Stockholm.

(Theo Tiền Phong)

---o0o---

Nhà văn Nam Phi đoạt giải Nobel 2003

Nhà văn Goetzee.

John Maxwell Coetzee, nhà văn xuất sắc của Nam Phi, đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải văn học danh giá nhất hôm qua. Ông được ghi nhận đã có những đóng góp lớn trong nghệ thuật thể hiện thân phận những kẻ ngoài lề, nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc và những bất công xã hội.

Những tiểu thuyết của Coetzee, theo Hội đồng Nobel, đặc trưng bởi cấu trúc rắn chắc, đối thoại nén chặt và khả năng phân tích sâu sắc. Nhưng đồng thời, ông cũng là một nhà hoài nghi triệt để, không nhân nhượng khi phê bình cái chủ nghĩa duy lý tàn nhẫn và thói đạo đức giả của văn minh phương Tây.

Đến nay, Coetzee đã xuất bản 8 tiểu thuyết, trong đó nổi tiếng nhất là Điếm nhục, Cậu bé - một tuổi thơ châu PhiTháng năm tuổi trẻ. Năm 1947, ông cho phát hành tập truyện đầu tay với tựa đề Dusksland. Năm 1980, ông nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết có tính đột phá Đợi chờ bọn mọi rợ.

Coetzee sinh 9/1/1940 ở thành phố Cape Town, Nam Phi. Cha ông là luật sư và mẹ là giáo viên. Dòng họ ông di cư từ Anh sang châu Phi thế kỷ 18. Năm 1962, Coetzee rời châu Phi, đến Anh, và năm 1965 thì đến Mỹ. Năm 1972, ông trở lại quê hương. Từ năm 2002, ông sống ở Australia.

Coetzee là nhà văn kín đáo. Ông rất ngại tiếp xúc với báo chí và hầu như không trả lời phỏng vấn. Người ta nói rằng, Coetzee cũng “khó” như chính những tác phẩm của ông. Ví dụ, ông luôn nói về mình ở ngôi thứ ba và cố gắng hạn chế biểu lộ cảm xúc tới mức có thể. Thậm chí cả tên của ông - J.M. (viết tắt của John Maxwell) ông cũng tránh sử dụng. Những sinh viên của trường Đại học Cape Town, nơi Coetzee giảng dạy văn học tới năm 2002, nói rằng họ hầu như không có cơ hội trò chuyện với nhà văn. Trong hai lần được trao giải Booker (năm 1983 và 1999), giải thưởng văn học lớn nhất của khối Liên hiệp Anh, ông đều cáo lỗi không xuất hiện.

J.M. Coetzee là nhà văn Nam Phi thứ hai đoạt giải Nobel, sau Nadine Gordimer (1991). Người đoạt giải Nobel năm ngoái là nhà văn Hunggaria Imre Kertész.

Giải Nobel Văn học năm nay trị giá khoảng 1,3 triệu đôla và sẽ được trao cho tác giả vào ngày 10/12, ngày mất của Alfred Nobel (1833-1896).

 Minh Hy (theo FAZ, Reuters)

---o0o---

Coetzee với 'Cuộc sống và thời đại của Michael K'

Tác phẩm của Coetzee.

Tác phẩm của Coetzee.

Michael K, đó là tên của nhân vật chính trong tác phẩm đoạt giải Booker năm 1983. Mỗi cái tên thôi cũng đủ nói lên một thân phận mịt mờ. Nhưng sau K của Kafka, lịch sử văn học lại có thêm một nhân vật K kỳ diệu, K của người đoạt giải Nobel văn học 2003 J.M.Coetzee.

K sống trong bóng tối của thành phố Cape Town giữa cuộc nội chiến. Không chịu đựng nổi những trại tập trung, những bất trắc, khốn khó, tàn ác mà xã hội Nam Phi lúc bấy giờ áp đặt, anh đào thoát và bắt đầu cuộc sống kỳ lạ của riêng mình ở một nông trại bị lãng quên...

Câu chuyện cuốn hút người đọc bởi những độc thoại nội tâm độc đáo bên trong một hình hài ngớ ngẩn. K như một hòn sỏi nhỏ bé bị xô đẩy đến méo mó hình dạng. Song tâm hồn anh thì lịch sử không chạm đến, lý trí anh cũng không bị bất cứ học thuyết nào nhào nặn. Một con người không thuộc bất cứ kiểu phân loại nào.

K, với chiếc môi rách và thân hình mong manh như một đứa trẻ mồ côi, im lặng ngẫm nghĩ và sống trong thế giới của riêng mình - một thế giới may mắn còn màu xanh của bí ngô và mây trời. Nhưng chiến tranh như cái bóng theo đuổi anh đến tận mọi ngõ ngách, ở bất cứ nơi nào anh đến... Với một thân phận chiến tranh, mọi giá trị cuộc sống cũng bị hoán đổi. Thực phẩm, tình dục, sức khỏe, sự liên đới với đồng loại... đều không phải là nhu yếu của K. K hờ hững với tất cả. Trên tất cả là sự thèm muốn “cắn miếng bánh của Tự Do”.

Cái tâm nguyên sơ của anh, cách anh tuyệt thực vì không ăn được “thức ăn của con người”, sự hoang mang và ngơ ngác của anh trước sự quan tâm của một người xa lạ... làm người đọc ứa nước mắt. Cuộc sống và thời đại của K đã tước đoạt mất ở anh cả ý niệm về tình thương và lòng trắc ẩn giữa con người với con người!

Sự tàn nhẫn của chiến tranh được ẩn giấu khéo léo trong câu chuyện, nhưng tội ác chiến tranh không bao giờ che giấu được. Còn mong đợi nào hơn một thời đại mở ra một niềm tin nhân ái: chiến tranh không tiếp diễn, và không số phận nào có mặt ở cuộc đời này bị lãng quên?

(Theo Tuổi Trẻ)

---o0o---

 

Giải Nobel Văn học 2003: 'Đường đến lò sát sinh'

Nhà văn Coetzee.

Với độc giả Việt Nam, J.M. Coetzee mới chỉ được biết đến qua bản dịch "Ruồng bỏ" (Disgrace: điếm nhục, nhục nhã). Để tìm hiểu thêm về nhà văn vừa đoạt giải Nobel năm nay, VnExpress xin giới thiệu bài viết có tựa đề "Đường đến lò sát sinh" của nhà phê bình văn học Đức nổi tiếng Paul Ingeenday, đăng trên nhật báo Frankfurter Allgemeine. 

Hiếm khi Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển giải thích cho quyết định của mình một cách phi chính thống như ở lần công bố giải Nobel Văn học năm nay cho nhà văn lớn của Nam Phi J.M. Coetzee. Thực ra họ chỉ làm đúng bổn phận của mình, đó là ưu tiên thứ nghệ thuật vượt trội trước những thứ nghệ thuật bình dân, tròn trịa và đa cảm khác. Văn học có thể thay đổi xã hội không? Không thấy nhắc tới. Nhưng ít ra nó cũng làm con người sống tốt hơn chứ? Viện Hàn lâm im lặng. Và điều đáng nói ở đây là giải Nobel được trao cho Nam Phi. [1]

Thay vì đó, họ khen ngợi những tiểu thuyết của vị giáo sư văn học sáu ba tuổi đến từ Cape Town, người từng được trao nhiều giải thưởng, là có “cấu trúc rắn chắc, đối thoại nén chặt và vẻ điêu luyện trong phân tích”. Theo những lời từ Stockholm, thì Coetzee là “một nhà hoài nghi triệt để”, người “không nhân nhượng khi phê bình chủ nghĩa duy lý tàn nhẫn và thói đạo đức giả của văn minh phương Tây”.

Và còn nữa: “Sự trung thực trí thức của ông phá vỡ tất cả những tín điều của thói úy lạo, và cách ly mình với trò hề rẻ tiền của lòng hối hận và sự xác tín”. Sau V.S. Naipaul và Imre Kertesz, đây là lần thứ ba liên tiếp, giải Nobel văn học được trao vào tay những nhà hoài nghi triệt để, mà sự xuất hiện của họ trước công chúng chắc chắn chẳng hứa hẹn một sự kiện gì có tính “văn dĩ tải đạo” cả. [2] (Có lẽ nhà học giả rất muốn từ chối xuất hiện ở lễ trao giải Nobel lần này, cũng như ông đã từng làm vậy trong các lần trao giải Booker).

Coetzee mang đến sự bất ổn

Coetzee không mang đến sự an ủi, mà là sự bất ổn, và cái bất ổn lớn nhất trong những tác phẩm với phong cách kiệm lời và bút pháp điệu nghệ của ông là: câu chữ - công cụ duy nhất để đối thoại với thế giới tồi tệ - có nguy cơ tự phá vỡ trước đe dọa của sự hoài nghi vào chủ nghĩa duy lý và sự hoài nghi vào xác tín đạo đức. “Cái giường của tôi, cái cửa sổ của tôi, cái cửa phòng của tôi, những bức tường của tôi, căn phòng của tôi”, một người đàn ông đã cầu nguyện như vậy trong tác phẩm đầu tay Miền đất của hoàng hôn (1974) của Coetzee để mong có được chút niềm tin vào thực tại mà anh ta có thể bấu víu vào đó, trong khi nhiệm vụ của anh ta ở Việt Nam là giết người bằng những cách hiện đại nhất.

Tiểu thuyết Giữa lòng đất nước (1977), được đan chia thành 266 phân đoạn, gồm những ghi chép của một cô gái già chán chường trong một trang trại Bure [3] bị cách ly với thế giới bên ngoài [4], thậm chí còn đặt sự khác biệt giữa hiện thực và hư cấu thành vấn đề. Có thể đúng là Magda đã bắn chết người cha càu nhàu sau khi ông ta lên giường với cô bếp da đen, cũng có thể cô ta chỉ tưởng tượng ra vụ giết người như vẫn thường tưởng tượng ra đủ thứ khác để lấp đầy những ngày trống ở miền đất trống này. Người ta không biết, liệu sự khác biệt có nghĩa gì không. Độc giả bị cuốn vào cuộc độc thoại gấp gáp về nỗi sợ, sự chán ngấy đời sống và những khát khao thầm kín, mà nguyên tắc duy nhất của nó là nguyên tắc thẩm mỹ.

Thẩm mỹ chiến thắng chính trị

Một đầu óc văn học xuất chúng như Coetzee không bao giờ từ bỏ nguyên tắc này. Ở ông, thẩm mỹ có chỗ đứng cao hơn chính trị hoặc thiện ý. Căn cốt trí thức của ông được thể hiện ở chỗ ngại trả lời phỏng vấn báo chí và từ chối việc giản lược những cuốn sách để làm thức ăn trích dẫn cho truyền hình. Nhà ngữ văn - bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1969 ở Đại học Quốc gia New York ở Buffalo với đề tài về phong cách tản văn của Beckett - đã học được ở tính hiện đại văn học chiến lược tinh giản, mã hóa và phúng dụ. Nam Phi không cung cấp cho ông nền tảng để đi đến chủ nghĩa tự nhiên cường thực, mà là chất liệu để giải mã, để mê hoặc độc giả dấn sâu mãi vào một hệ thống chỉ dẫn huyền bí.

Có vẻ như Coetzee muốn chống lại mọi hình thức đạo đức hóa - cái cách mà thể chế kỳ thị chủng tộc [5] muốn khuếch trương cho danh tiếng của nhà trí thức cấp tiến, muốn nghiền nát nó, bằng cách biến những nhân vật của mình thành những điểm phơi bày của mẫu thuẫn hơn là những sứ giả (của đạo đức - ND): Họ không thể chèo lái các sự kiện, mà phải chấp nhận rằng chúng xảy ra với họ. [...] [6]

Tác phẩm lớn đầu tiên của Coetzee, Canh chờ bọn mọi rợ (1980), kể về một luật sư không tên tuổi ở một đồn canh biên giới. Đồn canh được trang bị bởi một đội đặc nhiệm tàn bạo để chống lại sự đổ bộ của “những kẻ mọi rợ”, mặc dù không ai biết thực ra kẻ thù luôn được nhắc đến này là ai. Nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất, thoạt tiên là một kẻ phụng sự chế độ, rồi trở thành chứng nhân của một cuộc thanh trừng nội bộ. Khi hắn ta cưỡng lại, thì hệ thống quay ra chống lại hắn. Một trong những đoạn khủng khiếp nhất của câu chuyện, đoạn tra tấn bốn tù nhân, cung cấp một bộ sưu tập các kiểu hành vi mà con người có thể có trong cơn lốc bùng phát bạo lực, nhưng không phải từ điểm nhìn cân nhắc trung tính, mà qua con mắt tỉnh táo của một kẻ trong cuộc dù hắn bị mắc kẹt trong cái hệ thống bất công. Thay vì đơn giản là chạy sang phía kia, các nhân vật của Coetzee - tương tự như các nhân vật của ông thầy Joseph Conrad [7], lại rơi vào cuộc chiến tối tăm với cái tôi cá nhân.

Điều tác giả im lặng tác động mạnh đến ý thức người đọc

Với tiểu thuyết tiếp theo, Cuộc đời và thời đại của Michael K. (1983), Coetzee đã đẩy sự chối từ ý nghĩa tới một ranh giới mới, và qua đó mở cửa cho một cuộc đối thoại bên ngoài những công thức bị áp chế bởi ý thức hệ hoặc những quy ước tầm phào. Người hùng của ông là một kẻ độc hành khiếm khuyết - với cái môi sứt, trôi dạt từ một đất nước bị chia cắt bởi nội chiến tới chỗ chẳng còn gì hơn là cuộc sinh tồn trắng trợn, bị bắt và quản thúc, rồi được thả, nhưng tất cả những điều đó đều quá không quan trọng để được sự chú ý nghiêm túc của ai đó. Và câu hỏi đặt ra là, điều gì sẽ xảy ra nếu như số đông chúng ta đều là những kẻ “ăn giun” như vậy?

Chính điều Coetzee im lặng lại tác động mạnh đến ý thức người đọc. Một cách tàn nhẫn, ông bắt độc giả phải đối diện với tình thế tiến thoái lưỡng nan và phải lựa chọn giữa hai cái cùng tồi tệ. So sánh cái không thể so sánh, đó là tinh thần của tiểu thuyết Điếm nhục, cuốn sách đã giúp tác giả của nó đứng vào danh sách những người có sách bán chạy nhất thế giới và lần thứ hai đoạt giải Booker (1999). Chỗ này là chuyện một giáo sư văn học bị đẩy tới tỉnh lẻ vì quan hệ tình dục với một nữ sinh viên; chỗ kia là chuyện con gái ông ta bị cưỡng hiếp bởi ba tên da đen ngay tại trang trại của mình, và không những từ chối báo cảnh sát mà còn giữ nuôi đứa con. Một sự bắt đầu mới? Không hẳn, mà có lẽ chỉ là một cái gì đó rất khiêm tốn thôi - một cố gắng giải phóng những cái đầu của chúng ta ra khỏi đống cũ kỹ những quan niệm của châu Âu.

Phá vỡ và tái tạo

Chúng ta đừng quên những con vật xuất hiện khắp nơi trong tác phẩm của Coetzee, mà ông còn viết riêng một cuốn sách về chúng (Cuộc sống động vật, 2000). Nếu trong tiểu thuyết Điếm nhục, ta thấy những con chó bị gây mê và bị đẩy vào cái chết công nghiệp, thì cậu bé, hóa thân của Coetzee trong cuốn tự thuật cùng tên (1997), đã tự vấn về nỗi nhẫn nhục của những con cừu khi bị dẫn tới lò sát sinh. Cậu muốn nói thầm vào tai chúng, cảnh báo về mối hiểm họa đang chờ đợi chúng. “Nhưng rồi cậu phát hiện trong những con mắt vàng của chúng điều gì đó khiến cậu câm lặng”. Đó là sự tỉnh mộng, sự thấu biết. Những tình huống kiểu này thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong cuốn tự thuật tiếp theo của Coetzee, Tháng năm tuổi trẻ (2002), một tự thuật chân thật đến đau đớn, nếu từng có một tự thuật như vậy. Cái tự thể giằng xé này - có lẽ không ai ghen tị với Coetzee về nó - nhắc độc giả chúng ta nhớ rằng, nghệ thuật nghiêm túc là gì: Phá vỡ và tái tạo.

Các tác phẩm chính của J.M. Coetzee: In the Heart of the Country (Giữa lòng đất nước, giải Booker 1977), Waiting for the Barbarians (Canh chờ bọn mọi rợ), The Life & Times of Michael K (Cuộc đời và thời đại của Michael K), Dusklands (Miền đất của hoàng hôn), Disgrace (Điếm nhục, giải Booker 1999) - đã được dịch ra tiếng Việt với tựa là "Ruồng bỏ".

Đinh Bá Anh dịch

(Nguồn: Wege, die zur Schlachtbank führen, Frankfurter Allgemeine Zeitung, Số 230, trang 37, 04/10/2003)

Chú thích của người dịch:

[1] Nguyên văn: Và còn là với Nam Phi: Ám chỉ tình trạng kỳ thị chủng tộc và bất công xã hội ở Nam Phi.
[2] Tiếng Đức: Erbauungserlebnis: trải nghiệm có tính xây dựng (theo cách được rao giảng về một đạo lý nào đó). Ý nói các nhà văn này (Naipaul, Kertesz và Coetzee) đều khước từ dòng văn học chủ trương “văn dĩ tải đạo” (Erbauungsliteratur).
[3] Dân Bure: Hậu duệ của những người gốc Đức và Hà Lan di cư sang Nam Phi.
[4] Nguyên văn: Bị Chúa bỏ quên.
[5] Chỉ thể chế Nam Phi trước thời Mandela.
[6] Chúng tôi cắt đi một đoạn ngắn, tác giả bài báo nói về việc dịch tác phẩm của Coetzee sang tiếng Đức.
[7] Jósef Teodor Konrad (1857-1924): nhà văn gốc Ba Lan, viết tiếng Anh, nổi tiếng với các tác phẩm: Heart of Darkness, The Nigger of the 'Narcissus', Lord Jim...

Nhà phê bình văn học Paul Ingendaay sinh năm 1961 ở Cologne (Đức), nghiên cứu môn ngữ văn Anh và ngữ văn Tây Ban Nha ở Colone, Dublin và Munich. Năm 1997, nhận giải thưởng Alfred-Kerr về phê bình văn học.Từ năm 1998, Ingendaay là phóng viên văn hóa của nhật báo Frankfurter Allgmeine ở Madrid.

---o0o---

Tác giả Hungaria giành giải Nobel văn học 2002

Nhà văn Imre Kertesz.

Tiểu thuyết gia Imre Kertesz, với những tác phẩm viết về trại tập trung thời Đức quốc xã đã giành được giải thưởng cao quý của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển. Ông được ca ngợi nhờ đã đề cập đến cách thức con người đấu tranh để tồn tại khi phải đối mặt với những thế lực xã hội man rợ.

Tác phẩm đầu tay của Kertesz là Sorstalansag (Không số phận), kể về một thanh niên trẻ, bị bắt và đưa vào trại tập trung nhưng đã vượt qua định mệnh và sống sót. Qua trang viết của mình, Kertesz thể hiện rõ lập trường không chịu đầu hàng, thoả hiệp trước khó khăn.

Kertesz, 72 tuổi, là người Do Thái, sinh trưởng ở Budapest, bị trục xuất đến vùng đất Ba Lan bị Đức chiếm đóng Auschwitz năm 1944, phiêu bạt đến trại tập trung Buchenwald ở Đức rồi được thả tự do năm 1945. Trong số 6 triệu người Do Thái bị phát xít tàn sát, có đến 600.000 người đến từ Hungaria.

Sau Đại chiến Thế giới thứ hai, rất nhiều nhà văn đã vật lộn để có được hình ảnh xác thực nhất về tội ác diệt chủng của phát xít, tuy nhiên, hiếm người tiếp cận được đến sự thực. Aharon Appelfeld, một nhà văn Israel sinh ở Rumania đi đầu trong việc viết về đề tài này nhưng vẫn lảng tránh không kể về sự trải nghiệm của ông ở các trại tập trung, tựa hồ như đó là một ngọn lửa bỏng, chẳng ai dám sờ đến.

Giải thưởng Nobel trị giá khoảng 700.000 bảng, sẽ được Nhà vua Thuỵ Điển trao tại buổi lễ diễn ra vào 10/12. Tuy nhiên, có lẽ điều làm Kertesz mừng nhất là ông đã mang lại niềm kiêu hãnh cho đất nước mình. Người đứng đầu Hội nhà văn Hungaria không giấu nổi sự tự hào và vui sướng: “Lần đầu tiên, chúng tôi có một đại diện đứng đầu nền văn học thế giới. Độc giả ở khắp 5 châu sẽ đọc tác phẩm của Kertesz và vì thế, cuộc sống cũng như con người Hungaria có dịp phiêu lưu đến những miền đất lạ".

Thu Trang (theo AP

'Không số phận', tác phẩm đạt giải Nobel, lên phim

Nhà văn Hungaria Imre Kertesz.

Cuốn tiểu thuyết từng giành giải thưởng cao quý của Viện Hàn lâm Thụy Điển năm 2002 của nhà văn Hungaria Imre Kertesz sẽ được chuyển thể thành phim nhựa. Kinh phí cho tác phẩm điện ảnh này khoảng 6,7 triệu bảng Anh. Phim do nhà sản xuất Lajos Koltai, người từng được đề cử Oscar, đảm nhận.

Phim sẽ được khởi quay vào tháng 12 và kéo dài khoảng 3 tháng với bối cảnh chủ yếu ở Hungary và phần hậu kỳ sẽ được làm ở Đức và Anh. Phần nhạc sẽ do nhạc sĩ nổi tiếng người Italy Ennio Morricone phụ trách.

Tác phẩm Không số phận được Imre Kertesz viết trong những năm 1960 - 1973, dựa trên những chi tiết có thật trong đời tác giả và ra mắt công chúng năm 1975. Đây là câu chuyện về một cậu bé 14 tuổi đã sống sót trong các trại tập trung của Đức quốc xã. Qua trang viết của mình, Kertesz thể hiện rõ lập trường không chịu đầu hàng, thỏa hiệp trước số phận.

Kertesz, 73 tuổi, là người Do Thái và sinh trưởng ở Budapest. Ông bị trục xuất đến Auschwitz, vùng đất Ba Lan bị Đức chiếm đóng năm 1944 rồi phiêu bạt đến trại tập trung Buchenwald ở Đức và được thả tự do năm 1945. Trong số 6 triệu người Do Thái bị phát xít tàn sát, có đến 600.000 người đến từ Hungaria.

Ngọc Sơn (theo Reuters

 

---o0o---

Chủ nhân Nobel văn học 2001 giã từ nghiệp viết

Nhà văn

Nhà văn V. S. Naipaul.

"Giờ tôi đã già rồi, trong khi viết sách cần một năng lượng sáng tạo to lớn", V. S. Naipaul - nhà văn danh tiếng đoạt giải Nobel văn học năm 2001 cho biết. Cuốn tiểu thuyết mới nhất, "Magic Seeds" có thể là quyển sách cuối cùng trong sự nghiệp văn học của ông.

Theo tác giả, Magic Seeds là tiểu thuyết tổng kết sự nghiệp văn học của ông bởi sự hợp nhất những cảnh giới khác nhau mà ông từng trải nghiệm trong đời.

Tác phẩm viết về chủ nghĩa duy tâm này ra đời sau cuốn tiểu thuyết Half a Life. Tác phẩm là câu chuyện kể về một người đàn ông gia nhập nhóm du kích, hoạt động vì lý tưởng ngăn chặn nghèo đói tại Ấn Độ. Nhưng sau đó, anh ta nhận ra cuộc cách mạng mình theo đuổi chỉ là một sự vờ vĩnh, và rồi nhận án tù vì tội sát hại 3 cảnh sát.

Tác phẩm của Naipaul nổi tiếng về những ranh giới mong manh giữa hiện thực và tiểu thuyết, đáng nhớ có A House for Mr. BiswasThe Enigma of Arrival.

Nhà văn từng tuyên bố "không có đối thủ" này đã khuấy động cuộc luận chiến tại Ấn Độ đầu năm nay, khi ông ủng hộ việc phá hủy sự nghiệp một nhà thơ Hồi giáo của những người Hindu quá khích năm 1992.

(Theo Tuổi Trẻ

 

---o0o---

'Cao Hành Kiện -  văn chương vượt biên giới quốc gia'
(nhà văn đoạt giải Nobel văn học 2000)

Dịch giả Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Cao Hành Kiện tại Pháp.
Dịch giả Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Cao Hành Kiện tại Pháp.

"Cao Hành Kiện quan niệm văn học là vấn đề cá nhân, là tiếng nói cá nhân, bộc lộ trong diễn từ Nobel với tên gọi 'Lý do của văn học'. Tôi cảm thấy ông muốn vượt lên trên biên giới quốc gia", dịch giả Phạm Xuân Nguyên nhận xét sau hội thảo quốc tế về nhà văn Pháp gốc Trung Quốc Cao Hành Kiện.

Theo anh, điều làm người ta quan tâm nhất trong tác phẩm của nhà văn đạt giải Nobel này là gì?

- Hội thảo với tên gọi Tác phẩm tiểu thuyết và sân khấu của Cao Hành Kiện - giải Nobel Văn học 2000 diễn ra trong hai ngày tại Aixen Provence, với 17 nhà nghiên cứu đến từ Pháp, Mỹ, Anh, Thụy Điển, Australia, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore. Theo tôi, điều được quan tâm nhất ở sáng tác của Cao Hành Kiện là sự sáng tạo và cách tân của ông, cả về nội dung và nghệ thuật.

So với các nhà văn đang viết rất sung sức ở Trung Quốc, Cao Hành Kiện có những ưu thế và bất lợi nào?

- Ông từng tuyên bố không theo một hội đoàn nào, cả khi còn ở Trung Quốc lẫn khi đã ở Pháp. Trong cuộc trò chuyện riêng, Cao Hành Kiện cho biết ông hầu như không đọc văn học Trung Quốc trong nước, cả văn học Trung Quốc hải ngoại. Tôi cảm thấy ông muốn vượt lên trên biên giới quốc gia.

Những thành viên hội thảo là người châu Á hoặc gốc Á có những ý kiến nào đáng kể?

- Phần lớn thành viên dự hội thảo là người gốc Hoa. Bà Mabel Lee, dạy ở Đại học Sydney, đã theo dõi, nghiên cứu sáng tác của Cao Hành Kiện từ đầu và góp phần giới thiệu nhà văn họ Cao với giải Nobel. Tham luận của bà rất hay, chỉ ra một đặc điểm cốt yếu trong sáng tác của Cao Hành Kiện: "Nhà văn thường xuyên được trình bày như một cá thể mong manh, một kẻ quan sát dửng dưng mà những sự viết lách của anh ta không thể và cũng không tìm cách khích động những sự thay đổi trong xã hội và trong chính trị".

Nhà nghiên cứu Yutori Iizuka (Đại học Chuo - Tokyo) cho biết ngay từ những năm 1980 ở Nhật đã có những bài viết về sáng tác của Cao Hành Kiện, hai vở kịch của Cao đã được dựng. VN thì lại hoàn toàn không biết gì về ông trước đó.

Dịch giả Phạm Xuân Nguyên đọc tham luận tại hội thảo.

Dịch giả Phạm Xuân Nguyên đọc tham luận tại hội thảo.

- Trong tiếp xúc cá nhân, Cao Hành Kiện bộc lộ những gì để chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng lên hoạt động văn hóa thế giới?
 

- Sau hội thảo, tôi được Cao Hành Kiện tiếp tại nhà riêng. Căn hộ của ông ở một phố sang trọng giữa thủ đô Paris. Tường nhà treo nhiều tranh của ông. Ngoài truyện, Cao còn viết kịch, và kịch của ông có nhiều cách tân, gây xung đột thẩm mỹ cho người xem.

- Sau Cao Hành Kiện, theo anh tác giả Trung Hoa nào sẽ là ứng viên sáng giá của những giải Nobel tới?

- Trong thời gian ở Paris, tôi có tiếp xúc với nhà văn Trung Quốc Han Shaogong, sinh năm 1953 ở Hồ Nam, hiện sống ở đảo Hải Nam. Tác phẩm Từ điển Maqiao của ông được tờ Tuần san châu Á xếp vào số 100 tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ XX. Tập truyện Tiếng động trong núi được xếp vào 10 cuốn sách nước ngoài hay nhất nước Pháp năm 2000. Ông viết bình dị, kể những chuyện hằng ngày nhưng rất đậm chất nhân bản và gây ám ảnh về số phận con người. Han Shaogong cùng những nhà văn Đại lục khác cho phép nghĩ tới Trung Quốc nhiều tiềm năng cho một giải Nobel nữa.

Còn những nhà văn châu Á khác thì sao?

- Nhật Bản có Haruki Murakami, sinh năm 1949 đang viết rất sung sức. Sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và bán rất chạy, có nơi như ở Nga, chỉ đứng sau Harry Potter. Nếu giải Nobel Văn học lại về Nhật Bản thì chắc sẽ rơi vào Haruki Murakami. Đọc ông là đọc nước Nhật hiện tại, khác với Yasunari Kawabata và Kenzaburo Oe là nước Nhật truyền thống và đổ vỡ, đứt đoạn.

Anh rút ra được điều gì đáng chia sẻ nhất với độc giả Việt Nam?

- Tôi đọc tham luận "Cao Hành Kiện ở Việt Nam", khi thảo luận, khá nhiều ý kiến hỏi tôi về tình hình xuất bản - sáng tác ở Việt Nam, đến mức ông chủ tọa phải yêu cầu mọi người hỏi về nội dung chính. Đấy là điều tôi muốn chia sẻ nhất với các nhà văn và bạn đọc nước ta.

(Theo Thanh Niên

 

---o0o---

Cao Hành Kiện: 'Chỉ biết cứu mình bằng văn chương'

"Với tư cách nhà văn xa xứ, tôi chỉ còn biết cứu mình bằng văn chương nghệ thuật. Nói thế không có nghĩa chỉ làm văn chương thuần túy, cắt đứt với xã hội. Tôi coi sáng tạo văn chương là một thách thức cá nhân đối với xã hội. Dù cho sự thách thức đó nhỏ bé, nó vẫn để lại một vị thế", nhà văn Cao Hành Kiện tâm sự.

Nhà văn Cao Hành Kiện.

Nhà văn Cao Hành Kiện.

- Vở kịch "Tuyết tháng Tám" của ông nội dung kể chuyện Lục tổ Thiền Huệ Năng, về nghệ thuật diễn viên Đài Loan hát tiếng Trung, diễn viên Marseille hát tiếng Pháp nhưng kết hợp với nhau rất chuẩn xác. Ông có bí quyết gì vậy? 
 

- Khi viết Tuyết tháng Tám tôi theo nguyên tắc "tứ bất": không hoàn toàn là một vở opera Trung Quốc, không hoàn toàn là một vở opera theo nghĩa phương Tây, một vở kịch sân khấu, hay một vở ballet. Nó là sự trộn lẫn và hợp tác của tất cả các hình thức thể hiện khác nhau đó.

- Vì sao ông lại chọn tích Lục tổ Huệ Năng cho vở opera "Tuyết tháng Tám"?

- Lục tổ Huệ Năng (638-713) là một thiền sư có vai trò quan trọng đối với lịch sử Thiền tông cũng như lịch sử Trung Quốc. Ông được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn trao y bát nhưng là người sống ngoài mọi cương tỏa tôn giáo. Ông dạy mọi người rằng ai cũng có thể được giác ngộ nếu biết vứt bỏ mọi chấp nê và gắn mình với thế giới đang sống.

Huệ Năng không gán cho mình một sứ mệnh, một nhiệm vụ lớn lao nào. Ông sống như mọi người bình thường. Cái lớn của ông là ở đấy. Và tôi coi trọng tư tưởng ấy của Huệ Năng.

- Theo ông, văn học có sứ mệnh gì?

- Văn học chỉ phơi bày thực trạng đời sống con người, nêu lên những vấn đề nhân bản của nó. Đừng hoang tưởng có thể giải quyết được hết mọi vấn đề của con người, của cuộc sống. Tôi viết về thực tế cuộc sống như nó đang diễn ra, không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở nhiều nơi khác.

Con người với những vấn đề tồn tại cơ bản của nó, bất kỳ ở đâu, là điều quan tâm chính của tôi. Điều này lớn hơn số phận của một quốc gia, đất nước. Tôi cũng tin như nhiều người hiện nay rằng các hệ thống đại tự sự đã thuộc về quá khứ.

- Ở VN gần đây có dịch khá nhiều tác phẩm của các nhà văn Trung Quốc, trong đó có một tác giả nổi bật là Mạc Ngôn. Ông nghĩ sao về những nhà văn này?

- Tôi hầu như không đọc. Mạc Ngôn tôi có đọc qua nhưng thấy không có gì đáng chú ý. Nói chung tôi không để ý lắm về văn học Trung Quốc hiện nay.

- Còn với các tác giả Trung Quốc ở hải ngoại thì sao, như Đới Tử Kiệt cũng đang ở Pháp chẳng hạn?

- Tôi không biết. Khi sang Pháp, tôi không tham gia vào một hội đoàn nào của người Trung Quốc cả. Văn học là vấn đề cá nhân, tôi không muốn dính vào phe nhóm, trường phái nào.

- Khi ở Trung Quốc, cũng như hiện nay ở Pháp, ông biết gì về văn học VN?

- Thú thực, tôi không biết gì về văn học VN. Có một bộ phim VN tôi có xem, đó là phim Mùa hè chiều thẳng đứng. Bây giờ tôi đang làm một bộ phim chân dung, trong đó có một cậu bé VN đóng tôi hồi nhỏ.

- VN là một nước dịch nhiều sách. Hiện nay chúng tôi đã gia nhập công ước Berne nên phải tính tới chuyện bản quyền. Ông nghĩ sao nếu chúng tôi dịch các tác phẩm của ông sang tiếng Việt?

- Với tôi, nếu dịch các tác phẩm từ tiếng Trung sang thì được, không có vấn đề gì. Cả những sách đã in, cả những sách sẽ dịch và in, thì mỗi cuốn gửi cho tôi 6 bản để tôi gửi cho những người lưu giữ. Vâng, cứ gửi về địa chỉ của tôi ở Paris: Gao Xingjian, 11, rue Sainte Anne, 75001, Paris.

(Theo Thể Thao Văn Hóa

Nhà văn Cao Hành Kiện bị suy nhược

Nhà văn Cao Hành Kiện.

Các bác sĩ đã yêu cầu người Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học nghỉ ngơi và có chế độ sinh hoạt hợp lý sau nhiều lần ông bị suy nhược cơ thể. Nhà văn sống tha hương ở Pháp này cần tĩnh dưỡng ít nhất là hai tháng.

Người đại diện của ông cho hay: “Cao Hành Kiện bị suy nhược trầm trọng sau 7 năm ở trại giáo dưỡng của Trung Quốc. Ngoài ra, những thay đổi về tâm lý bởi các hoạt động sau khi nhận giải Nobel cũng tác động không nhỏ đến đời sống của ông”.

Với tác phẩm Linh Sơn, Cao Hành Kiện đã đoạt giải Nobel năm 2000. Kể từ đó, ông chu du khắp thế giới để có thêm tư liệu và cảm hứng sáng tác. Tuy nhiên, các tác phẩm của ông lại bị cấm ở Trung Quốc từ năm 1986. Giai đoạn Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc từ năm 1966 đến 1976, ông đã phải huỷ hết bản thảo của mình, trong đó có một vài cuốn tiểu thuyết chỉ chờ ngày xuất bản và 15 vở kịch. Sau đó, ông bị gửi vào trại cải tạo giáo dục. Năm 1987, ông sang Pháp sinh sống và trở thành công dân Pháp. 15 năm sống ở quê người, ông tập trung vào viết sách, soạn kịch và triển lãm nghệ thuật.

Thu Trang (theo BBC

 

Những điều ít biết về giải Nobel

Alfred Nobel.

Giải Nobel cuối cùng của năm 2005 thuộc về lĩnh vực văn học được trao cho tác giả kịch thơ - nhà văn người Anh Harold Pinter. Nhưng chúng ta ít được biết về những bí mật của giải cũng như người lập ra giải thưởng danh giá này.

“Cha đẻ” của giải thưởng chính là nhà bác học Thụy Điển Alfred Bernard Nobel (1833 - 1896) thông thạo 4 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Đức, Nga), cực kỳ say mê nghiên cứu và phát minh. Ông nhận được 355 bằng sáng chế liên quan đến 150 phát minh xoay quanh thuốc nổ. Ông xây dựng được 90 nhà máy ở 20 quốc gia, thành lập 2 liên hiệp lớn gồm 60 công ty. Các phát minh của ông đóng góp to lớn cho việc làm đường sá, cầu cống, hải cảng, kênh đào, đường hầm xuyên núi hay xuyên biển, khai thác mỏ...

Quỹ Nobel và Giải Nobel

Nobel rất giàu. Ông để lại 33.200.000 cuaron Thụy Điển, tương đương 160 triệu euro. Khi qua đời, ông di chúc lập một quỹ Nobel gồm gần toàn bộ số tiền đó được chuyển thành cổ phiếu an toàn tức phải sinh lợi.

Số lãi này được chia thành 5 phần đều nhau, làm 5 phần thưởng mang tên Nobel tặng cho 5 nhân vật (hay hơn 5) có đóng góp to lớn nhất trong 5 lĩnh vực: vật lý, hóa học, y học (hay sinh lý học), văn học và hòa bình. Từ năm 1969, Nobel kinh tế ra đời theo sáng kiến của Ngân hàng Thụy Điển. Mỗi giải thường trao cho một cá nhân hay một tập thể (không quá 3 người). 5 giải Nobel do Nobel yêu cầu được trao từ năm 1901.

Quy chế giải

Những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng Nobel phải giữ kín trong vòng 50 năm. Nhiệm kỳ của giám khảo là 4 năm. Nobel vật lý và hóa học do Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định. Y học hay sinh lý học: Ủy ban Nobel của Viện Carolin (được thành lập năm 1810). Văn học: Viện hàn lâm Thụy Điển. Hòa bình: Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy. Kinh tế: Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.

Phần thưởng (dành cho mỗi giải)

Một tấm bằng, Huy chương Nobel do Erik Lindberg thực hiện năm 1902: chân dung Nobel trên nền phúng dụ Tự nhiên và Khoa học, một món tiền (thay đổi tùy theo lãi của vốn Quỹ Nobel). Theo tính toán của Nobel, những năm đầu, mỗi giải thưởng tương đương 15 năm lương của một giáo sư đại học. Năm 1948, mỗi giải trị giá 32.000 USD. Năm 1980, 210.000 USD. Cuối những năm 1990 là 1 triệu USD. Và năm nay là 1,36 triệu USD.

Những điều tiếng xung quanh giải Nobel

Giai thoại cho rằng Alfred Nobel, vốn độc thân suốt đời, đã từ chối tôn vinh các nhà toán học, vì e rằng một ngày nào đấy, phần thưởng sẽ về tay Gosta Magnus Mittag - Leffler, một nhà toán học Thụy Điển, đã ăn cắp trái tim của nàng Sophie Hess, nhân tình của ông.

Để lấy lại công bằng cho một khoa học cơ bản, giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học mang tên Fields đã ra đời năm 1936 ở Toronto, Canada, theo sáng kiến của Giáo sư John Charles Fields. Giải Fields trao 4 năm một lần, trị giá khá khiêm tốn: 1.500 euro.

Giải Nobel đã thật chính xác và công bằng chưa? Người ta có thể tiếc là trong hơn 700 người được tặng giải Nobel hơn 100 năm qua, đã không có mặt Freud, Proust hay Gandhi. Ảnh hưởng của Freud là rất lớn không chỉ về mặt y học và xã hội mà cả về văn hóa, đặc biệt là văn chương. Gandhi thì 5 lần vào chung kết Nobel Hòa bình nhưng vẫn không đoạt giải. Thuyết tương đối của Albert Einstein được công bố năm 1905. Nhưng mãi năm 1921, Einstein mới được Nobel Vật lý về một công trình ít quan trọng hơn. Ấy là chưa nói tới Lev Tolstoi khổng lồ...

(Theo ANTG)

---o0o---
Nguồn: http://www.vnexpress.net
 

Trình bày: Phổ Trí
Cập nhật: 01-11-2005

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo Chuyện bên lề Hội nghị Sakyadhita gian nan hành trình vượt thoát Vi tn hanh dong thuong yeu Đức Phật bậc thầy của các nhà khoa hoÃÆ bai phong van thien su thich nhat hanh chan Lễ húy nhật lần thứ 16 cố Đại lão đề Mệt Vận động viên cử tạ ăn chay tại tim gi Chùa Ba Vàng cầu siêu cho Đại tướng Võ chúng mon nguyen huu kha 1902 Lửa cá có biết đau không phật giáo trong bản đồ văn hóa việt sự phát triển của đạo phật dấu yêu công dụng của giới đức tỳ cong dung cua gioi duc truong Tứ diệu đế ve dep cua cuoc song duoi anh sang tu dieu de vẻ đẹp của cuộc sống dưới ánh sáng phóng tu dieu de giao ly can ban cua dao phat Tăng Năm tứ diệu đế giáo lý căn bản của Ä Æ CÃn vi sao vua luong vo de ca doi xay chua sự mầu nhiệm moc hiếu trung pháp sư nikkyo niwano rụng Những bóng hồng của dinh Độc Lập tà bà Æ