Thơ - Dấu chân chú điệu

.

           

 DẤU CHÂN CHÚ ĐIỆU

Diệu Trân

 

Tựa đề bài viết này không hề mang một tinh thần kỳ thị nào khi chỉ đề cập về chú Điệu mà không nói gì về cô Điệu cả.

Ấy, đây cũng chính là điểm băn khoăn của tôi khi không dưng bỗng khởi niệm thắc mắc “ Lạ, sao trong sách vở, văn chương, ít tìm thấy những giai thoại về “cô Điệu”, hay gần như là không thấy, không có; hay có rất ít mà tôi không biết (tôi vốn không biết nhiều thứ !) Ngay cả những gì về chú Điệu cũng ít được ghi lại, dù từ xưa tới nay, từ Bắc chí Nam, ít ngôi chùa nào không thấy thấp thoáng bóng dáng một, hai chú Điệu.

Tại sao chỉ những chú bé được gửi vào chùa, mà không có những cô bé ? Chữ “bé” tôi muốn nói ở đây là thật sự bé, bé từ năm, bẩy tuổi chứ không phải mười ba, mười bốn. Biết bao chú bé trong tuổi còn quá non nớt đó đã từng được cha mẹ, thân nhân gửi vào chùa vì đủ mọi loại lý do. Tôi đã ngồi thừ cả buổi, thử tưởng tượng những lý do này.

Chẳng hạn, có duyên với Phật. Làm sao người lớn xung quanh biết chú có duyên với Phật để đưa chú tới cửa Phật ?

Chẳng hạn, vì nhà nghèo phải mang con cho bớt nên gõ cửa Phật cũng tốt hơn gõ cửa thế gian ? Nhà nghèo nào chẳng có trai có gái, sao chỉ đem những chú nhỏ cho chùa mà không đem cô nhỏ ?

Chẳng hạn, thấy những điềm biểu lộ Phật tánh như không chịu ăn thịt, không giết sâu giết kiến. Sao không thấy những điềm này ở các cô bé, mà chỉ thấy ở những chú bé ?

 

Tôi có suy nghĩ lẩn thẩn bao lâu đi nữa, chắc cũng không tìm nổi câu giải đáp tương đối hợp lý cho mình nên đành tạm chấp nhận “Chỉ có các chú bé được (hay bị ?) gửi vào chùa làm Điệu, còn các cô bé đi chỗ khác chơi nên không thấy danh từ “cô Điệu”. Chờ khi các cô bé lớn thêm chút nữa, mười tám đôi mươi chẳng hạn, mà vì hạnh nguyện, cơ duyên nào xuất gia thì sẽ là ni-cô, rồi ni-sư ... v... v...

 

Với tuổi quá nhỏ, nếu còn ở trong gia đình, chắc các chú còn cần người chăm sóc. Vậy mà vào chùa thì các chú được học gì và làm gì ? Lẽ dĩ nhiên không phải sư cụ dạy các chú Pháp Hoa, Bát Nhã ngay mà có lẽ bằng dăm bài dễ nhớ nhất trong tập “Đồng Mông Chỉ Quán” mở đầu bằng câu kệ:

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo.

 

Chắc là Sư Cụ sẽ giảng nghĩa ra tiếng Việt, thật đơn giản để các chú Điệu hiểu được rằng: “Những điều ác, các con phải nhất định tránh xa, nhất định không làm nhé; còn những điều thiện thì rất tốt, khi các con được chỉ cho biết đâu là việc thiện thì hãy tuân lời và thực hành ngay. Khi các con biết tránh ác, gần thiện là các con đang tự làm cho tâm mình trong sạch, thanh tịnh. Các con có biết lời khuyên răn cao quý này là từ đâu không ? Đây là lời Phật dạy đó, các con ạ”.

Tôi có thể đoan chắc khi các chú Điệu nhập môn, Sư Cụ sẽ từ tốn, điềm đạm mà dạy bảo như thế. Rồi ngày một, ngày hai, Sư Cụ sẽ tùy căn cơ các chú mà giảng rộng nghĩa thêm mỗi câu. Có thể, trong khi học kinh kệ, Sư Cụ sẽ dạy kèm thêm dăm ba chữ Hán để chú nào có khiếu sẽ tiếp tục học thêm, sau này làm vốn liếng khi tra cứu tài liệu kinh điển.

Ngoài việc học đó, tôi đoán (lại vẫn đoán, vì tôi ít thấy sách vở nào ghi lại) là công việc mà các chú được giao, hẳn là nhẹ nhàng lắm, chẳng hạn như lau bụi các ban thờ, nhặt lá ngoài sân, đuổi chim đuổi quạ khi chùa phơi thóc lúa (chùa quê miền Bắc thường phơi thóc lúa ngoài sân)

Quanh quẩn sinh hoạt như thế từ nhỏ, trong âm thanh chuông mõ sớm chiều, nếu siêng năng, các chú sẽ là những Sư Chú, rồi Sư Bác, Sư Ông từ bi, đức hạnh, nối tiếp trách nhiệm hoằng truyền đạo pháp mà sư phụ để lại. Ngoài sự siêng năng tu tập, sẽ có những chú Điệu không chỉ dốc tâm học những gì được dạy mà vì có bản năng vượt trội, các chú còn tự học thêm trong kho tàng kinh điển, đại dương chữ nghĩa mênh mông ....

 

Thỉnh thỏang Phật tử lại được đọc đôi giòng tiểu sử về những bậc cao tăng như: “ Ngài xuất gia từ nhỏ ......” Chỉ 5 chữ đơn sơ, có mấy ai lắng tâm giây lát, bâng khuâng quán chiếu từ bước chân non nớt của chú Điệu, trải dài bằng những cố gắng không ngừng, giữ tâm dũng mãnh bất thối chuyển cho tới hình ảnh nghiêm minh, tôn quý của những Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức ....

Với tôi, 5 chữ “Ngài xuất gia từ nhỏ ...” thật kỳ diệu, vì sau 5 chữ đơn sơ đó là chuỗi thời gian dài, suốt đời người, ghi đậm bước chân Bồ Tát; kỳ diệu như 4 chữ “Như thị ngã văn ...”, lời ngài Anan mở đầu mỗi bài truyền tụng lại lời Đức Phật, vì sau 4 chữ ngắn ngủi nhưng trang trọng đó là những bài pháp nhiệm mầu, vô giá.     

 

Thưa quý đạo hữu, trong câu chuyện về các chú Điệu, nếu được hỏi “Chú Điệu nào lừng danh nhất?” chắc chắn chúng ta phải đồng ý nhất loạt, không thể có ai nói khác được. Đó là chú Điệu La-Hầu-La, phải không quý vị ? Chú xuất gia khi mười tuổi, chưa phải là nhỏ nhất trong lịch sử các chú Điệu nhưng chú có nhiều điểm độc đáo quá ! Với câu thơ chúng ta thường nghe: “Con Vua thì lại làm Vua. Con Sãi ở chùa lại quét lá đa”, đối với chú Điệu La-Hầu-La thì chẳng có câu nào đúng. Chú là cháu Vua nhưng chẳng chịu làm Vua. Chú là con thầy tu nhưng cũng chẳng phải quét lá đa. Nếu có câu thơ thứ ba nữa thì có lẽ sẽ đúng khi nói rằng “Con Phật thì sẽ thành Phật”.

Quả là như thế. Sau sáu năm khổ hạnh, chứng được Đạo Cả và du hóa khắp nơi, một mùa Xuân, Đức Phật cùng tăng đoàn về thăm hoàng gia ở thành Ca Tỳ La Vệ. La-Hầu- La đứng trên cổng thành, nắm tay mẹ là công nương Da-Du-Đà-La, trong khi ông nội là Vua Tịnh Phạn cùng quần thần ra tận ngoài thành đón Đức Phật và tăng đoàn.

Nhìn thấy tăng đoàn từ xa, La-Hầu-La hỏi mẹ:

- Cha con đâu ?

Công nương âu yếm trả lời:

- Cha con là ông thầy tu đang đi trước tăng đoàn ba trăm vị đó. Cha con có gia tài lớn lắm, lát nữa, con hãy hỏi xin cha.

Chính lần về thăm này, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp nhiều lần cho hoàng gia, quần thần và dân chúng trong thành. Nhiều người khai mở được màng lưới vô minh, xin được thọ giới, theo tăng đoàn. Riêng vương tôn La- Hầu-La, những ngày được gần gũi cha, được chứng kiến sự tôn kính tột cùng của mọi người đối với cha, chú đã mơ hồ cảm nhận gia tài vô hình nhưng rất lớn lao mà mẹ chú đã nói. Với trí óc non nớt, có lẽ chú muốn theo cha chỉ vì cảm thấy quá yêu mến ông thầy tu này nên không muốn xa cha chứ chưa hẳn cảm nhận được đạo mầu nhiệm. Nhưng với tuệ nhãn, có lẽ  Đức Thế Tôn đã nhìn thấy trí tuệ và căn cơ của chú nên sẵn sàng chấp nhận lời cầu xin. Và chú trở thành chú Điệu đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, được trưởng lão Xá Lợi Phật đích thân chăm sóc, dạy dỗ kỹ càng, nên năm hai mươi tuổi, chú đã thọ giới Tỳ-kheo, chứng được Thánh quả A La Hán và cuối cùng được Phật thọ ký để cùng Chư Phật, Chư Bồ Tát đi trên con đường giác ngộ giải thoát.

 

Thưa quý đạo hữu, tuy La-Hầu-La là chú Điệu lừng danh, nhưng chúng ta có cần phải dẫn câu chuyện đi xa quá như thế không ? Sao không nói tới những chú Điệu ở gần chúng ta hơn ? Sao không nói tới chú Điệu bé nhất trong các chú Điệu mà chúng ta biết ?

Khi một chú bé còn khóc oe oe đã bị cha mẹ đem bỏ trước cổng chùa thì chắc không còn chú nào bé hơn. Đó là chú bé được mang tới trước cổng chùa Cổ Pháp. Chú khóc dữ dội ! Ai bồng cũng vẫn khóc ! Khi vị trụ trì là sư Khánh Vân bước ra, bồng chú thì chú im liền, còn nhìn sư, nhoẻn miệng cười nữa. Sư biết đây là duyên đưa tới, đành vừa bồng chú vào chùa, vừa ngâm nga:

Con ai đem bỏ chùa này,

A Di Đà Phật, con thầy, thầy nuôi.

 

Sư lấy họ mình, đặt tên cho chú là Lý Công Uẩn.

Chú Điệu Công Uẩn được dưỡng phụ là sư Khánh Vân nuôi nấng và được minh sư là sư Vạn Hạnh dạy dỗ.

 

Quý đạo hữu đều giỏi Việt sử hơn tôi nên đã biết rõ cả rồi. Chú bé bị bỏ trước cổng chùa, thành chú Điệu bất đắc dĩ, được hai nhà sư nuôi nấng, dạy dỗ, đã trở thành vị vua khai sáng triều đại nhà Lý suốt hai trăm năm lịch sử, đem tinh thần từ bi trí tuệ của Đạo Phật mà giữ nước, trị dân khiến đất nước thái bình, muôn dân an lạc, chính là Vua Lý Thái Tổ. Mỗi lần mở tới trang sử này, quý đạo hữu có cảm thấy phảng phất trầm hương không ? Đó là cõi tâm hương từ chú Điệu Lý Công Uẩn đấy.

 

Đi gần thêm một bước nữa, nếu quý vị nào ưa lang thang vào những trang nhà Phật giáo, có thể thấy được dăm đóa sen nở dưới bước chân của một chú Điệu cùng thời. Chú Điệu này, có lẽ mạng ở cung “Di” nên từ nhỏ, chú đã di chuyển nhiều nơi. Chú sinh trưởng ở Lào, xuất gia từ thuở còn thơ. Không biết nơi chùa Lào, chú được dạy kinh bằng ngôn ngữ gì nhưng chính những vị Tăng thân cận kể lại rằng, ngoài thì giờ phải lo công việc của một chú Điệu là châm dầu vào đèn, lau chùi ban thờ, thỉnh chuông, quét lá, chú thường chui dưới bệ thờ Phật, cắm cúi học. Chú tự sưu tra để hiểu nghĩa từ kinh, luật, luận. Chú ghi, chú chép, chú lầm thầm học thuộc những bài chú từ nguyên bản tiếng Phạn. Chú học quên ăn, quên ngủ khiến quý thầy ở chùa Lào hoảng sợ, biết rằng trong bộ óc non nớt kia đã sẵn chứa một trí tuệ tuyệt luân mà quý thầy tự biết sẽ không đủ tài trí dạy dỗ chú. Quý thầy bèn thỉnh ý chư Hòa Thượng ở Việt Nam, xin gửi chú về để chú được hướng dẫn đúng mức. Đó là cơ duyên chú Điệu bé bỏng sinh Lào, trưởng Việt.

Tới Việt Nam, chú được đưa ngay về Huế, nơi được coi là cái nôi Phật giáo. Tại đây chú được nhận pháp danh là Nguyên Chứng và được Chư Hòa Thượng trực tiếp chăm sóc. Chú Điệu Nguyên Chứng như cá kình được thả về đại dương, như chim phượng hoàng được tung cánh trên không gian bao la, như gió, như mây, thong dong khắp mười phương ba cõi và trí tuệ siêu việt tỏa sáng mênh mang. Trên con đường tự học, chú rất kính ngưỡng và khâm phục ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ, đến mức, chú đã xin phép bổn sư để được tự đặt tên mình là Tuệ Sỹ, lấy từ chữ đầu và chữ cuối tên vị thiền sư danh tiếng đời Trần.

Từ khi mang pháp danh này, chú không còn là chú Điệu Nguyên- Chứng năm xưa nữa vì ngay ở tuổi niên thiếu, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ đã là ngôi sao sáng trên bục giảng các Đại Học Phật đường, phụ trách những chương trình gay go về giáo pháp như Triết học Tánh Không, Trung Quán Luận, A Tỳ Đạt Ma, Đại Cương Thiền Quán; rồi qua tư tưởng triết học Tây phương, Đông phương, văn học Trung Hoa và các bộ môn nghệ thuật. Không gian như vô tận, thời gian như vô bờ khi cánh cửa tâm linh tràn đầy từ bi và trí tuệ đã bật mở.  

Với hạnh nguyện Bồ Tát vào đời cứu độ chúng sanh,

Với đại nguyện “Đời ác ngũ trược con xin thề vào trước”,

Với tâm nguyện trao truyền Đạo Pháp cho hàng hậu học,

Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ đã và đang đi trên con đường Phật đi.

 

Hẳn nhiên, trên con đường đó đã in không biết bao nhiêu dấu chân muôn chú Điệu, từng âm thầm nở những đóa sen thơm khắp nẻo Quê Hương, âm thầm nuôi dưỡng đời sống tâm linh cho một dân tộc coi trọng giá trị tinh thần, âm thầm truyền đạo, giữ đạo và hy sinh vì đạo.        

 

Chúng con xin cúi đầu đảnh lễ những chú Điệu từ năm xưa cho đến ngày nay, những chú Điệu mang tinh thần “ba Y, một Bát”, bôn ba hoằng pháp dưới bất cứ phương tiện nào có thể được, để ĐẠO thấm vào đất, PHÁP hòa vào sông. ĐẤT và NƯỚC thì muôn đời còn đó, sức mạnh nào mà hủy diệt được.

Nam Mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật Thế Tôn.

(Như-Thị-Am, tháng tám 2006)

---o0o---

 

Cập nhật: 01-10-2006

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tin tuc phat giao phap an cu cua chu tang muoi dieu cho voi tin theo loi phat day ï¾ ï½ Ăn cơm thiền uống nước pháp Cẩn thận với viêm khớp gối Chuyện kể về Hòa thượng gốc Việt cテ Thân tâm an lạc Bí quyết chọn hoa quả tươi ngon Nộm thứ nhì tu tâm Những mùa Phật đản đi qua tuyen tap nhung danh ngon ve niem tin va nghi luc 大谷派 nhung Khảo biện về kinh Dược Sư Làm thế nào để giảm lượng đường lÃm Làm sao biết chứng hiếu động thái quá giïa li Bình Định Sẽ có hội thảo về Tổ sư Chè bưởi mát lành phan 1 Vu lan cúng dường bố thí đúng pháp Hạnh phúc trong sân ç¾ hành giả khất sĩ an cư như thế nào 1 sự tiếp biến văn hóa vãµ doi nguoi cang tranh gianh cang mat di đạo hạnh mẠt ân buông bỏ là con đường giải thoát van de duc tin trong dao phat G hanh phật phat chùa tianning Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân 1866 thói Ngoại tôi Lễ giỗ Tổ Tuệ Bích Phổ Giác lần có ra sao thì con vẫn mãi là con của mẹ Khoai lang khu neu co ai muon tien con hay noi dieu nay voi ho 15 Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 有人願意加日我ㄧ起去 doi nguoi la quy bau xin dung lang tôn kính tưởng niệm lần thứ 29 cô ht 加持是什么意思 quang Khánh Hòa Lễ tưởng niệm húy kỵ Tổ khi nguoi lon mong du Điện phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu Rễ phÃÆp