Bồ Tát và tánh không trong kinh tạng Pali và Đại Thừa.

 

 


 

 

BỒ TÁT VÀ TÁNH KHÔNG
TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA


Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương

 

Có hai khái niệm sâu sắc, tinh tế và phổ biến trong tất cả các kinh điển Đại-thừa (Truyền thống Phật giáo Phát triển) là Bồ tát và Tánh không. Thật ra, hai khái niệm này có nguồn gốc từ kinh  tạng  Pali  (Truyền  thống  Phật  giáo  Nguyên  thuỷ).  Nói cách khác, tác phẩm này nhằm giới thiệu quan điểm sống và phương pháp tu tập thực tiển để tuệ giác Tánh không và minh chứng với các đọc giả những học thuyết trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thuỷ thực chất là cùng nguồn gốc, bản chất và mục đích. Đọc giả cũng sẽ cảm nhận thế nào mà thuật từ Tánh không nghe có vẽ như phủ định, bi quan nhưng chân ý nghĩa của Tánh không lại là năng lực chính khiến vị Bồ tát trở nên tích  cực  và  tận  lòng  trong  việc  xây  dựng  một  thế  giới  nhân tâm tại đây.
 
 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Trong kinh tạng Pāli, khái niệm Bồ-tát (Bodhisatta) là chỉ cho từ lúc thái tử Sĩ-đạt-đa xuất gia đến trước khi ngài chứng ngộ, hoặc từ khi ngài (hay các bồ tát) nhập thai đến trước khi ngài (hay các bồ tát) giác ngộ hoặc bồ tát là kiếp trước của các Đức Phật. Vài thế kỷ trôi qua, khi đại thừa xuất hiện, khái niệm bồ tát trong kinh điển Pāli phát triển trở thành học thuyết Bồ tát (Boddhisattva) với lý tưởng chủ đạo đóng vai trò chính trong phong trào đại thừa.

Trong các tôn giáo hữu thần như Thiên chúa giáo hay Hindu giáo thì Thượng đế hay thần Shiva được xem là đấng tối thượng, đấng sáng tạo tối cao có năng lực thưởng phạt và chúng sanh đau khổ cần phải được năng lực siêu nhiên cứu rỗi. Trong Phật giáo, bồ tát được xem như bậc đại nhân, các ngài cũng là con người bình thường vẫn bị chi phối bởi luật sinh diệt, nhân quả… tuy nhiên, bồ tát nỗ lực chuyển hoá nghiệp xấu, đau khổ của chính mình và chỉ con đường giải thoát, lợi lạc cho chúng sanh bằng tất cả tấm lòng từ bi hỉ xả vô lượng, chứ các ngài không phải bất tử hay thống lĩnh, làm chủ định mệnh của nhân loại.

Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mõi là tuệ  giác  tánh  không.  Kế  thừa  khái  niệm  không  (Sunnatā)  trong  kinh điển  Pali,  tánh  không  (Sūnyatā)  trong  đại  thừa  được  xem  như  là  một thực tướng Bát-nhã, là con đường dẫn đến sự toàn tri đó là duyên khởi, trung đạo, niết-bàn và nhị đế.  Với ý nghĩa đó, tánh không được xem như ý niệm căn bản của đại thừa, là một khái niệm tích cực mà ngài Long-thọ đã khẳng định:

With Sūnyatā, all is possible; without it, all is impossible’.[1]

Nghĩa là ‘Do Tánh khơng mà các pháp được thành lập, nếu khơng cĩ Tánh không, thì tất cả pháp khơng thể hình thành’.

Edward Conze cũng đã nói rằng có hai điều cống hiến lớn mà đại thừa  đã  cống  hiến  cho  tư  tưởng  nhân  loại,  đó  là  việc  sáng  tạo  ra  lý tưởng Bồ tát và chi tiết hoá học thuyết Tánh không.[2]

Trong tác phẩm ‘Bồ tát và Tánh không trong kinh tạng Pāli và Đại thừa’  dịch từ luận án Tiến sĩ Boddhisattva and Sūnyatā in the Pāli Nikāyas   and Mahāyāna Sūtras: An Analysis  của tỳ-kheo-ni Giới Hương, tác giả  đã  nỗ  lực  nghiên  cứu  và  đưa  ra  nhiều  dẫn  chứng  từ nguyên bản kinh Pāli cũng như Hán tạng để so sánh, chứng minh mối liên quan giữa hai khái niệm Bồ tát và Tánh không. Thiết tưởng đây là một tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc sẽ giúp ích nhiều cho các học giả có tâm huyết muốn tìm hiểu sâu về đạo Phật, đặc biệt về lãnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu.

Ngày 28, tháng 3, năm 2006

Hoà Thượng Thích Mãn Giác
Viện chủ chùa Việt-nam tại Los Angeles, Hoa Kỳ
 

[1]  The Middle Treatise, T 1564 in Vol. 30, tr. By Kumarajiva in 409 A.D., XXIV: 14; Nagarjuna’s
Twelve Gate Treatise, viii, Boston: D. Reidel Publishing Company, 1982.
[2]  Edward Conze, Thirty years of Buddhist Studies, London, 1967, tr. 54

Xem tiếp

---o0o---

Nguồn: Thư viện hoa sen

Trình bày: Linh Thọai
Cập nhật: 01-08-2008

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

thien su thich nhat hanh huong dan ve thuc tap chuong vii chua chau lam anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua Cồn trong bia rượu tác động thế nào chua huong son dung mao dep den tu dau cau tue hoc buong xa cuoc song day du cac van de thay da cho con thay phep mau 66 cau phat hoc de ngo ra chan ly cuoc doi niem cao pho hoa thuong thich quang buu cach day con qua buc thu cua mot nguoi me luon ton tra Long faux meat for very real seasons con nguoi bi tinh cam troi buoc dung lai va cam nhan clip y nghia ve tinh tung vong con nguoi trach moc phat khong giup do hinh anh nguoi phat tu thuan thanh trong thoi nghi ve hanh phuc nhan ngay quoc te hanh phuc tra loi nhung cau hoi cua cu si hu luc thay loi ran ban co biet mua tac 08 may do duyen lanh dinh luat can ban trong doi song to de hoa thuong thich duc nhuan 1897 Uống trà nóng giúp kháng khuẩn tho va thien bat chanh dao 3 chanh kien va su tu do 8 dieu nhat dinh khong duoc noi bua tu hanh khong phai chi vi de gap phat vi sao vua luong vo de ca doi xay chua 17 cau noi dang gia ngan vang giup ban binh Di kien nhan Sinh soi day chuyen dinh menh quet don tam minh choang ngop hang nghin tuong phat thieng xuyen nui 往生咒道教