Danh nhân thế giới - Tình Đời Ý Đạo

 

 

 

Tình đời, Ý đạo
(Cuộc đời Thánh tăng Ananda)

Hòa thượng Hộ Giác
---o0o---

Mục lục

Lời nói đầu

Phần 1

Một Tâm Hồn
Nơi hoàng cung Ca-bì-la-vệ
Ðời bằng hữu
Lệnh bà Mahà Pajàpati

Phần 2

Yêu là khổ
Chạy trốn tình yêu
Ðoạn lìa phiền não

Phần 3

Tể tướng Bandhula và Nhà vua
Nơi rừng Xu-xi
Bản chất Ái dục

Phần 4

Ngôi chùa Kỳ-viên
Năm mỹ tướng
Ðại tín nữ Vísàkhà
Phật lực
Phước và Tội
Người thiện, người ác
Một nghĩa cử vô cùng cảm động
Một tấm lòng

Phần 5

Biểu tượng Pháp bảo
Công đức tri ân
Lần gặp gỡ sau cùng
Giây phút quyết định
Ðại đức Ananđa khóc kể
Tại vườn Long Thọ

Phần 6

Trước giờ kết tập
Hạnh ngộ bên ao sen
Một chuyện tình
Gái đẹp và cha già
Không hạnh phúc nào bằng sự an tịnh

 

 

Lời nói đầu

Ăn cơm có canh tu hành có bạn. Trong hầu hết hoàn cảnh sống, sự kết giao thân cận để có đối tượng tôn thờ, nương tựa là điều tối cần. Thiếu đối tượng, chúng ta sẽ lạc lõng, bơ vơ, cuộc sống trở thành mất hương vị, vô bổ. Bản chất đời sống là tình cảm. Lộ trình thành đạt nguyện ước đời sống là lý trí. Tình cảm thiếu lý trí là tình cảm ích kỷ, yếu hèn. Lý trí thiếu tình cảm là lý trí lập dị, cực đoan. Sự dung hòa được hai yếu tố cơ bản này là một đóng góp lớn trong công trình thực hiện một thế giới "Nhân gian cực lạc".

Nếu cuộc đời có cả mật ngọt và mật đắng, có nghĩa địa và có vườn hoa thì tại sao ta không áo mật ngọt ngoài viên thuốc đắng; và tại sao ta không thiết lập vườn hoa tại nghĩa địa để làm dịu quang cảnh chết chóc thê lương, hoặc tại sao ta không trồng hoa dọc theo con đường đưa đến nghĩa trang để mọi người thưởng ngoạn. Cái ý nghĩa đích thực của cuộc sống là ở chổ đó.

Nếu biển cả có những hải triều gào thét liên hồi, xô đẩy mảnh liệt, thì cũng có những cánh buồm căng gió nhảy sóng nhịp nhàng, nhấp nhô ẩn hiện khiến nhà thơ tức cảnh sanh tình.

Cái vui của đời tại mình ích kỷ muốn ôm giữ làm của riêng nên nguồn vui không được rộng tỏa, cái vui bị giới hạn, không được cùng nhau san sẻ. Còn cái khổ thì cố tình xô đuổi một mình, xô đuổi không được thì bực lòng khổ sở vì thiếu người thông cảm sớt chia. Chúng ta quên rằng cái vui thì bao la như bầu trời, cái khổ thì mênh mông như biển cả. Hãy để bầu trời cho không gian, hãy để biển cả cho nguyên vị. Ðừng ngây thơ phí sức trong hành động lấp bể vá trời.

Ði ngược sự thật là chuốc lấy đau khổ. Thái độ khôn ngoan để khỏi bị đau khổ là dám chấp nhận sự thật, hoặc không chối bỏ sự thật. Mà sự thật đấy là có cả mật ngọt và mật đắng trong cuộc đời.

Ðể có đối tượng tôn thờ, nương tựa, chúng ta hãy quay về chánh pháp, quay về cuộc sống nội tâm. Bản tánh nguyên thủy vốn trong sáng nhưng vì chúng ta vô tình chối bỏ không bám víu để làm đối tượng nên chúng ta bị đẩy ra khỏi ánh sáng. Do đó, đời sống mịt mờ, tương lai tắt nghẻn.

Như đã nói: tình cảm và lý trí là hai yếu tố vô cùng quan thiết. Phối hợp nhịp nhàng được cả hai là chúng ta đã có đối tượng sống.

Tình cảm và lý trí từ con người mà có. Vậy đối tượng cuộc sống là con người. Ðức Phật là chứng nhân đã dung hợp và thực nghiệm có kết quả.

Sự dung hợp của Ðức Phật không có tính cách cố định. Không nhất đáng lý trí phải thắng tình cảm hay ngược lại. Mà tất cả tùy thuộc nhân duyên. Nếu nhân duyên thích hợp với tình cảm thì Ngài dùng tình cảm trước, còn nhân duyên ứng dụng với lý trí thì Ngài áp dụng lý trí. Cái trước và cái sau của Ðức Phật được thể hiện một cách diệu dụng.

Vì vậy, trên phương diện nhập thế dẫn đạo, Ðức Phật và hàng môn đệ cũng linh động khế lý tùy cơ. Trường hợp Ðức Phật nhất quyết không chấp nhận dùng cháo của Ðại đức Ananda, không nhận thực phẩm của thầy Subhadda v.v... chứng tỏ thái độ cứng rắn, dùng lý trí trước tình cảm. Trường hợp Ngài đích thân qua Tây cung để an ủi Da-du-đà-la hoặc cho phép thiếu nữ Kokilà vào hầu v.v... chứng tỏ thái độ mềm dẽo, dùng tình cảm trước lý trí.

Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Hàng môn đệ của Ngài cũng đã thành công nhờ nguyên tắc căn bản: "Tùy duyên bất biến" này. Ðiển hình là Ðại đức Ananđa mà nội dung quyển sách nhỏ này đề cập đến một phần lớn. Chẳng hạn như lúc còn là công tử, Ðại đức cũng đã cứng rắn và quyết liệt trong vấn đề cử phái đoàn đi thỉnh Phật, và quyết định một lòng xuất gia theo Phật. Sau khi xuất gia, Ðại đức đã noi gương Ðức Phật trong công cuộc độ đời. Có lúc Ðại đức tỏ ra cứng rắn dứt khoát như trường hợp quyết hy sinh mạng sống thay cho Ðức Phật. Sự quyết tâm bất chuyển của Ðại đức đã được minh định như sau khi Ðức Phật 3 lần bảo lùi lại sau mà Ðại đức vẫn bất động trong tư thế quyết tử. Ðây là sự dung hợp tình cảm lý trí một cách nhịp nhàng trong sự rung cảm chân thành của con tim và sự khẳng định thuần lý của khối óc.

Có khi Ðại đức phải khổ cực trong vấn đề tiếp độ mà lộ trình được dẫn đầu bằng tình cảm. Chẳng hạn như thái độ thực sự mềm dẽo của Ðại đức trong câu chuyện tiếp độ thiếu nữ Kokilà, thái độ tích cực năn nỉ Ðức Phật cho phép nữ giới được xuất gia, thái độ chịu khó ngồi nghe hoàng tử Tứ Binh kể chuyện tình ái v.v... Tất cả biểu lộ khả năng tiếp nhận để khơi nguồn cho giòng suối giác ngộ. Và cũng chính đó là những nét độc đáo, thực tế, thực nghiệm, và thực chứng của Ðạo Phật.

Thân thế, sự nghiệp và công trình đóng góp lớn lao cho Ðạo pháp của Ðại đức đã được ghi đậm trong trang sử đạo, sáng ngời qua thời gian và không gian.

Chúng tôi nhận thấy tác phẩm hữu ích có tánh cách thời đại nên cố gắng soạn dịch. Về nội dung và chương mục thì chúng tôi có mạn phép bỏ bớt để phù hợp với tâm tình của người Việt Nam.

Chúng tôi cảm thấy ngần ngại, băng khoăn trong việc thời đại hóa những sự kiện liên hệ đến một nhân vật lịch sử, một vị Thánh Tăng như Ðại đức Ananda.

Tuy nhiên, chúng tôi tự biện hộ rằng dù sao quyển sách nhỏ này cũng góp phần khiêm tốn trong việc đầu tư kiến thức đạo đức vào đời sống anh, chị, em thanh niên, thiếu nữ có dịp thưởng ngoạn sắc hương của vườn hoa đạo.

Tất cả sự kiện được mô tả ở đây là những tấm gương sáng phản ảnh trung thực tình người, tình thầy trò, tình đạo bạn. Do đó, chúng tôi đặt tên quyển sách: "Tình Ðời, Ý Ðạo".

Thích Hộ Giác

 
 

Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06

- o0o -

| Mục lục Tác giả |

- o0o -
 

Chân thành cám ơn Cư Sĩ Bình Anson  đã gửi tặng phiên bản vi tính
(Trang nhà Quảng Đức, 01-2001)

---o0o---
Cập nhật ngày: 01-04-2002

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Ăn uống chánh niệm để nuôi dưỡng Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 48 1963 Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 3 Bagan hãy dạy con rằng cổ tích không chỉ là Trái tim bất tử Kỳ cuối Bí mật trái Tiền Giang Tưởng niệm Thánh tổ Kiều Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam Ð Ð³Ñ con duong dua den tai sanh tot dep phát Có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ Trở về với thiên nhiên y học của diễu Gỏi trái sung bẠÂm no luc thuc tap phap phat đa kumarata chÍn cõng hải mọi gioi luat la nguon sinh luc cua tang gia Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn Nguy phÃÆt Giá hã æ huy Thiên hạt cơm này con xin dâng Tỳ Sa Môn Thiên Vương suy nghiệm lời phật luyến ái buộc Món ngon Đâu vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao ß thành Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ hoang tÕ la 霊園 横浜 gioi luat la mang mach cua phat phap loi phat day ve tri tue con nguoi thách thức giữ gìn người Vu lan chuẩn bị bữa chay cho cả nhà Sống hòa bình lạc quan với ung kå ç nguoi tu dao co the lam duoc viec the gian nhung the ï¾ ï½½ kho de Vài điều về thực phẩm chay 自悟得度先度人