Cuối thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết bàn Ngài dòng Tỳ Xá Ly ở Nam Ấn Thuở nhỏ Ngài bẩm tánh thông minh,biện tài vô ngại, Ban sơ Ngài học phong tục trong nước, ưa làm việc phước thiện
15. - Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà (Kanadeva)

Cuối thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn. Ngài dòng Tỳ-Xá-Ly ở Nam-Ấn. Thuở nhỏ Ngài bẩm tánh thông minh,biện tài vô ngại, Ban sơ Ngài học phong tục trong nước, ưa làm việc phước thiện. Khi Tổ Long-Thọ đến nước nầy, Ngài tìm đến yết kiến. Tổ Long-Thọ muốn thử Ngài,sai đồ đệ múc một thau nước đầy để ở trước lối vào. Ngài đi qua lấy cây kim bỏ vào, rồi thẳng đến yết kiến Tổ.   Thầy trò gặp nhau vui vẻ lãnh hội, khi Tổ Long-Thọ thuyết pháp hiện tướng vầng trăng tròn, Ngài thầm ngộ yếu chỉ. Ngài theo Tổ xuất gia và được truyền tâm ấn.   Sau khi đắc pháp, Ngài vân du khắp nơi, lần lượt sang nước Ca-Tỳ-La để giáo hóa.Trong nước nầy có ông trưởng giả tên Tịnh-Đức sanh được hai người con trai, người cả tên La-Hầu-La-Điểm,người thứ tên La-Hầu-La-Đa. Ông hằng ngày chỉ săn sóc vườn tược. Hôm nọ,một cây trong vườn nẩy sanh thứ nấm lạ, ông nhổ về ăn thử, thực ngon lành. Song chỉ ông và người con thứ hằng ngày đều nhổ được nấm ăn,ngoài ra không ai nhổ được. ông bảo con thứ: . La-Hầu La-Đa nói kệ: Thử mộc sanh kỳ nhĩ, Ngã thực bất khô khao, Trí giả giải thử nhơn, Ngã hồi hướng Phật đạo.   Dịch: Cây nầy sanh nấm lạ, Con ăn rất ngon lành, Người trí giải nhơn nầy, Con xin theo Phật đạo.   Chợt gặp Bồ-Tát Đề-Bà đến nhà,cha con ông Tịnh Đức vui mừng đem việc nầy ra hỏi. Ngài dạy:-Khi xưa lúc ông hai mươi tuổi thường mời một vị Tỳ-kheo về nhà cúng dường. Vị Tỳ-kheo ấy tuy có chút ít giới hạnh mà con mắt pháp chưa sáng,tâm không thấu lý,luống nhận sự cúng dường của ông. Song vị Tỳ-kheo ấy có chút ít tu hành nên khỏi sa vào đường ác,vẫn phải làm cây sanh nấm nầy để trả nợ cho ông. Xưa khi vị Tỳ-kheo ấy đến nhà ông,trong nhà chỉ có ông và người con thứ nầy thành kính cúng dường,còn bao nhiêu người đều không vui. Vì thế,nên nấm hiện nay chỉ hai cha con ông được hưởng. Ngài lại bảo: -Ông nay được bao nhiêu tuổi? Trưởng giả thưa: -Tôi được 79 tuổi.   Ngài nói kệ: Nhập đạo bất thông lý, Phục thân hoàn tín thí, Nhữ niên bát thập nhất, Thử mộc diệc vô nhĩ.   Dịch: Vào đạo không thông lý, Hoàn thân đền tín thí, Trưởng giả tuổi tám mốt, Cây nầy không sanh nấm.   Ông trưởng giả nghe nói xong,biết rõ duyên trước càng thêm thán phục, Ông thưa:-Tôi già yếu tuy muốn xuất gia e không kham theo thầy. Đứa con thứ của tôi hết lòng mộ đạo,tôi xin cho nó theo làm thị giả cho thầy,mong thầy dung nạp. Ngài hoan hỷ chấp nhận La-Hầu-La-Đa xuất gia và triệu tập các vị thánh tăng đến truyền giới.   Ngài du hóa đến nước Ba-Liên-Phất gặp lúc ngoại đạo hưng thịnh Phật pháp lu mờ. Ngài đem hết khả năng chuyển hóa ngoại đạo trở về quy y Tam-Bảo,khiến xứ nầy Phật pháp hưng thịnh lại.   Khi già yếu, Ngài gọi La-Hầu-La-Đa đến phó chúc pháp nhãn tạng và dặn dò đừng để đoạn diệt. Kế nói kệ:   Bổn đối truyền pháp nhơn, Vị thuyết giải thoát lý, Ư pháp thật vô chứng, Vô chung diệc vô thủy.   Dịch: Xưa đối người truyền pháp,Vì nói lý giải thoát, Nơi pháp thật không chứng, Không chung cũng không thủy.   Dặn dò xong,Ngài nhập định ngồi nghiêm chỉnh thị tịch. La-Hầu-La-Đa và đồ chúng xây tháp cúng dường.   Ngài là Bồ-Tát thứ ba làm nổi bật giáo lý Đại-Thừa. Những tác phẩm Ngài trước thuật:   1.-Bách luận, 2.-Bách tự luận, 3.- Đại trượng phu luận, 4.-Đề-Bà Bồ-Tát phá Lăng-Già kinh trung ngoại đạo tiểu-thừa tứ tông luận, 5.- Đề-Bà Bồ-Tát thích Lăng-Già kinh trung ngoại đạo tiểu-thừa Niết-bàn luận…   Những bộ luận trên nổi tiếng nhất là bộ Bách-luận và Đại-Trượng-Phu luận.

Về Menu

15. bồ tát ca na đề bà (kanadeva)

即刻往生西方 Đi Liệu con đường học phật và tu phật cung chiem nghiem nhung loi day sau cung cua duc cai nhin that ao cà y 僧伽吒經四偈繁體注音 一念心性 是 dùng tÃƒÆ 大法寺 愛西市 mà ŠQuả ảo ảnh 所住而生其心 Dù 佛教的出世入世 加持是什么意思 thân chùa huyền không Đại 永宁寺 除淫欲咒 佛教中华文化 nguoi 大方便佛報恩經 tử tie ng vo ngmu a vu lan an niem フォトスタジオ 中百舌鳥 hoÃ ï¾ å cua thiền Phật giáo 佛陀会有情绪波动吗 Mối phật giáo 有人願意加日我ㄧ起去 Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ Không nên cho trẻ ăn nhiều pizza 乾九 4 quy tac tam linh cua nguoi an do 蹇卦详解 An tâm Phật 五重玄義 thiền tịnh không hai