4 lưu ý giúp tránh suy nhược tinh thần & mất trí nhớ
Ngoài các yếu tố nguy cơ vừa kể trên, còn có một số nguyên nhân khác, xuất phát từ yếu tố hoàn cảnh sống và thói quen sống cũng gây ra suy nhược tinh thần và bệnh mất trí nhớ. Đó là:
1 - Stress quá mức
Stress quá mức là nguyên nhân đáng kể gây ra suy nhược tinh thần và suy giảm trí nhớ. Một số nguyên nhân khác gây ra stress nặng là: chăm sóc người thân bị bất ổn tâm lý hoặc người cao tuổi bị chứng mất ngủ, đang điều trị các bệnh nghiêm trọng (như ung thư), mất đi người thân (qua đời, ly hôn).
Suy nhược tinh thần - Ảnh minh họa
Khi bị stress, không chỉ giấc ngủ của bạn bị gián đoạn mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch và tác động tiêu cực lên trí nhớ và bộ não. Stress hầu như có mặt ở mọi nơi và chúng ta không thể làm gì khác ngoài việc thường xuyên thực tập kiểm soát stress. Tập thể dục và hành thiền có thể giúp kiểm soát và vượt qua stress.
2 - Chứng rối loạn tập trung không được điều trị đến nơi đến chốn
Các rối loạn về sự tập trung (attention deficit disorder - ADD) cũng làm tăng nguy cơ suy nhược tinh thần và gây ra chứng mất ngủ. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng ADD có liên quan đến vùng vỏ não trước trán, hoạt động như “chiếc phanh” của não, giúp ngăn chặn phát ngôn hay hành vi bốc đồng.
Khi vùng vỏ não trước trán ở trạng thái thấp, chúng ta hay có xu hướng dễ bị phân tán sự tập trung và gặp khó khăn trong kiểm soát bản thân mình, gây trở ngại cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn dù bản thân chúng ta muốn mình có được quyết định đúng đắn đó.
Nếu bị chứng mất tập trung thì hãy điều trị và tìm cách khắc phục để bảo vệ não bộ.
3 - Hãy siêng tập thể dục
Nếu tập thể dục ít hơn 2 lần mỗi tuần thì sẽ có nguy cơ cao đối với bệnh mất trí nhớ. Cách khắc phục là hãy tập thể dục nhiều hơn mỗi tuần và quan trọng là không ngồi ì một chỗ. Nên đi bộ khoảng 45 phút mỗi tuần và nâng tạ 2 lần mỗi tuần.
Cơ thể càng khỏe mạnh thì nguy cơ mất trí nhớ càng thấp và tốt cơ sức khỏe nói chung. Ngoài ra, thể dục cũng là cách hiệu quả giúp “đánh bại” stress.
4 - Hãy làm cho đầu óc “được vận động”
Nếu không học tập mà còn nghiện máy tính, chơi game… sẽ làm tăng nguy cơ suy nhược tinh thần và mất trí nhớ. Một nghiên cứu do Hewlett Packard tài trợ kết luận, nghiện các thiết bị điện tử sẽ làm mất đi 10 điểm IQ mỗi năm, điều này còn nguy hại hơn cả hút thuốc lá - nguyên nhân làm suy giảm IQ.
Hãy giảm nguy cơ giảm IQ bằng cách hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử và tăng cường các bài tập cho trí não.
Não bộ của chúng ta cũng giống như một khối cơ. Nếu bạn thường xuyên sử dụng theo cách tích cực thì có thể sử dụng càng lâu. Chơi các trò chơi về từ ngữ hoặc học một ngôn ngữ mới có thể kích thích tốt cho não bộ. Cười to thành tiếng giúp kích thích vùng não phải và thúc đẩy sự sáng tạo. Ngoài ra, học cách chơi một nhạc cụ nào đó cũng giúp phát triển các thùy não và tốt cho trí nhớ.
Học khiêu vũ hoặc chơi bóng bàn cũng giúp tăng tốc độ xử lý của não. Hãy “tập luyện” cho não 15 phút mỗi ngày.
Trần Trọng Hiếu
(Theo AboutHealth.com)
Ngọc Sương (Tuvien.com)