Ăn chay là tập tục tín ngưỡng, văn hóa truyền thống lâu đời của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam Ngày nay không nhất thiết người tu hành mà bất cứ ai cũng có thể tìm tìm đến đồ ăn chay như một phương pháp chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe và làm sạch tâm
Ẩm thực chay, nét văn hóa của người Việt

Ăn chay là tập tục tín ngưỡng, văn hóa truyền thống lâu đời của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Ngày nay không nhất thiết người tu hành mà bất cứ ai cũng có thể tìm tìm đến đồ ăn chay như một phương pháp chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe và làm sạch tâm hồn.

 
Ăn chay, gốc từ chữ Hán là Trai, tức là giữ lòng được trong sạch. Xưa, có lệ trai giới, mỗi khi cầu nguyện với đất trời hay có việc tế tự trước 3 ngày ăn uống đồ chay (gọi là Trai), trước 7 ngày giữ gìn thành kính tâm niệm việc mình cầu nguyện (gọi là Giới).

Văn hóa ăn chay của người Việt xuất hiện từ lâu đời và được duy trì cho đến ngày nay. Thời phong kiến trước khi tế trời ở Đàn Nam Giao, nhà vua sống biệt lập, cử ăn thịt cá ba ngày, không được gần gũi cung phi, mỹ nữ. Ngày nay, nhiều người tuy không đến chùa Phật để quy y Tam Bảo cũng nguyện ăn chay vì lý do đó.Vả hoặc ông bà cha mẹ ăn chay, con cháu giữ lệ cũng ăn theo, để báo hiếu. Cũng có trường hợp ăn chay để ngừa cao huyết áp, ăn những món thực vật để giảm lượng cholesterol trong máu.

Theo tập quán lâu đời, rất nhiều phật tử, tín đồ Cao Đài, Hòa Hảo, dù chưa ăn chay trường, nhân lễ hội Vu Lan tháng 7 âm lịch thường lập nguyện ăn chay trọn tháng hay nửa tháng. Bà con cho đó là hồi hướng công đức để báo hiếu.Thật ra, thuở Phật giáo sơ khai, những người xuất gia vẫn được ăn thịt cá không phải chính họ sát sinh… Nhưng đến hồi Phật giáo thịnh hành, các nhà Phật học phái Đại Thừa tuyệt đối không ăn thịt cá. Còn ở nước ta ăn chay thịnh hành từ thời Lý – Trần. Huế đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) trở thành thủ phủ của Phật giáo tục ăn chay phổ biến trong cả tầng lớp quý tộc, nên ở Huế việc nấu các món chay, cỗ chay khá đặc sắc, cầu kỳ và có những yêu cầu cao hơn so với các nơi khác.

Văn hóa ăn chay của người Việt ngày nay đã phổ biến hơn trước rất nhiều. Từ nhiều năm nay, ngay cả những đám cưới, đồ ăn chay, cỗ chay đã xuất hiện ngày một nhiều và sánh vai cũng với những món mặn khác. Các bữa cỗ chay, buffet chay cũng phổ biến rộng rãi và thường xuyên hơn trước với số lượng món ăn nhiều hơn. Nguyên liệu sử dụng để nấu cỗ chay đang ngày càng trở nên nhiều chủng loại hơn và sự sáng tạo tìm tòi của đầu bếp để đồ ăn chay trở nên phong phú hơn làm cho văn hóa ăn chay trở nên gần gũi, thân thiện hơn đối với người Việt nhất là những người đến với ăn chay với một sự tò mò.

Người Việt tìm đến đồ ăn chay với nhiều mục đích khác nhau. Tìm đến đồ ăn chay như một sự thưởng thức một nét ẩm thực đặc biệt, khác biệt hoàn toàn với những sơn hào hải vị đã chán ngán và không có lợi cho sức khỏe. Ăn chay để làm thanh tịnh tâm hồn sau những lo toan trăn trở, bộn bề của cuộc sống, có được chút thư giãn của tâm linh thật quý giá vô ngần. Để cuộc sống giản đơn, thanh cao mà năm tháng ít dành được sự bình tâm nhằm trở lại với cội nguồn của niềm an lạc. Ăn chay để tìm đến thú ẩm thực nhẹ nhàng mà nâng đỡ tâm hồn qua bữa cơm chay thanh đạm, giúp con người hướng đến bản, nguyện nguyên thủy. Ăn chay để bảo vệ, giữ gìn sức khỏe khi có ngày càng nhiều bệnh tật đeo bám con người. Tránh xa những thực phẩm độc hại, những loại thịt cá không đảm bảo cho sức khoẻ của bản thân và của người thân. Ăn chay để bảo vệ môi trường, bảo vệ những loài sinh vật đang dần bị mai một vì con người…

Ăn chay đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Những bữa cơm chay đã xuất hiện ngày một nhiều trong những bữa cơm của gia đình Việt. Giới trẻ đã tiếp cận với văn hóa ăn chay nhiều hơn, khái niệm ăn chay không còn trở nên lạ lẫm với những người trẻ tuổi. Họ tìm đến những bữa cơm chay với một sự tò mò để rồi dần dần những bữa ăn chay đã trở thành một điểm đến thường xuyên.

Tìm đến những bữa ăn chay giờ đây đã không chỉ là thưởng thức những món ăn đặc biệt, những món ăn thanh đạm mà là còn là sự trải nghiệm, là để lắng nghe những câu chuyện về phật, về nhân quả của con người. Lắng nghe để cảm nhận, để chiêm nghiệm lại cuộc đời, chiêm nghiệm bản thân. Từ đó tìm cho mình một con đường đi đúng đắn hơn, làm tâm hồn trở nên thanh sạch hơn. Đó là những điều mà có lẽ không có nét văn hóa ẩm thực nào làm được ngoài văn hóa ăn chay.
 
(Từ facebook)
 

Về Menu

ẩm thực chay nét văn hóa của người việt am thuc chay net van hoa cua nguoi viet tin tuc phat giao hoc phat

七五三 大阪 î thuÐ c Lễ tiểu tường viện chủ chùa Kim 忍四 ÐÐÐ ai cho ta bình an im lang 欲移動 phuoc 佛子 イス坐禅のすすめ Ăn chay để ngừa bệnh Mùa xuân đầu tiên 五観の偈 曹洞宗 Cẩn thận khi dùng đũa sơn 墓の片付け 魂の引き上げ hay day con rang co tich khong chi la mot mau xa cà n 仏壇 通販 金宝堂のお得な商品 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 minh niệm niêm hoa vi tiếu 천태종 대구동대사 도산스님 Nhớ thi sĩ Bùi Giáng トo 五戒十善 huÇ 霊園 横浜 必使淫心身心具断 Ngụ daklak 度母观音 功能 使用方法 一念心性 是 Hi chua ha trung trien 梁皇忏法事 Ngôi trường ký ức Hà Nội Đại lễ tưởng niệm già Đường huyết thế nào là bình thường ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう kinh hoa 佛教教學 Nhiều đoàn viếng tang Trưởng lão 寺庙的素菜 åº thích