Bệnh trạng: Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường), ta thường thấy có triệu chứng như: khát nước, khô môi, tiểu nhiều, có khi tiểu ra vị ngọt ta thấy kiến bu, sút cân. Tốt hơn ta đi xét nghiệm máu để biết kết quả.

Bệnh tiểu đường (Diabetes)

Bệnh tiểu đường
Bệnh trạng: Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường), ta thường thấy có triệu chứng như: khát nước, khô môi, tiểu nhiều, có khi tiểu ra vị ngọt ta thấy kiến bu, sút cân. Tốt hơn ta đi xét nghiệm máu để biết kết quả.

Nay được nói lên, bệnh tiểu đường được chữa trị bằng: vỏ cây vú sữa (hoặc lá), vỏ con sam, hột khổ qua, phát tiêu, phèn chua, củ ráy.

Bệnh tiểu đường có hai tuýp:

- Tuýp 1: Loại bệnh nặng, phải chích insulin.
- Tuýp 2: Loại bệnh nhẹ, uống thuốc.

Nay được nói lên bệnh đái tháo đường, có phương pháp trị liệu bằng: hột khổ qua già và vỏ cây vú sữa với vỏ con sam (ảnh).

Công dụng và liều dùng:

- Hột khổ qua: tính vị cay, đắng, bổ thận, dẫn khí.
- Vỏ cây vú sữa: tính vị chát.
- Vỏ con sam: tính vị khai, mặn.

Liều dùng:

Tuýp 1: có thể uống sáng, tối.
Tuýp 2: nhẹ có thể uống sáng.

Ta lấy 7 hay 9 hột khổ qua, lột vỏ, lấy ruột, đem đâm nhuyễn, đổ vào 1/2 chén nước sôi, chờ nguội uống.
- Ta lấy vỏ cây vú sữa phơi khô. Cứ 3 nhúm thành một thang. Không có vỏ cây vú sữa thì ta dùng lá cây vú sữa tươi hay lá tươi phơi khô. Khoảng 30 lá.
- Vỏ con sam: Vỏ nhỏ 1 con, vỏ lớn chia làm 2 phần và đuôi của nó (Đến tiệm thuốc Bắc mua 1 lượng).
- Lấy vỏ cây vú sữa (hay lá), đem sắc chung với vỏ con sam, đổ 3 chén nước còn 8 phân.

Thời gian:

- Uống độ 7 thang là ta thấy lượng đường xuống, sau đó ta đi xét nghiệm máu, so sánh để biết kết quả, căn cứ theo đó mà ta uống tiếp cho đến khi số lượng đường trong máu trở nên bình thường.

Các thức ăn giảm đường:

Người bệnh đái tháo đường ăn thức ăn cũng là vị thuốc trị bệnh nữa là:
- Trái khổ qua xào với lá mía heo.
- Ớt bị xào với cật heo.
- Khổ qua nấu canh với lá mía heo hay cá.
- Ăn sống khổ qua với rau.

Chỉ định:

- Uống thuốc Tây dùng chung với hột khổ qua, kết quả tốt.
- Uống khổ qua bằng nước sôi.
- Tuýp 1: Có thể uống một ngày 2 lần theo công thức trên.
- Hột khổ qua hạ đường huyết nhanh.

Chống chỉ định:

Những người sau đây không dùng được:
- Người có dị ứng với bài thuốc trên;
- Không nên nhai, cắn ruột khổ qua làm tê lưỡi;
- Củ ráy ngứa phải xào nóng mới dùng được.
- Uống khổ qua không dùng nước lạnh pha.
- Kiêng ăn ngọt, rượu, thuốc lá.

Chân bị lở loét:

Khi chân bị vết thương lở loét, chữa khó lành, đi đến cưa hay tháo khớp, có 3 vị thuốc sau đây đắp lên trong vòng 1 tháng là lành (ảnh).
- Phát tiêu: 5gr (làm lành)
- Phèn chua phi: 5gr (cầm máu)
- Củ ráy tươi giã đâm nhừ: 10gr (hút mủ)

Ba thứ bỏ vào chảo, xào cho đều nhau, lửa riêu riêu, vừa sệt sệt, chờ nguội, đem đắp vào vết thương băng lại, một ngày có thể làm 3 lần. Nếu vết thương lớn, liều dùng gấp bội.

Kết quả:

Theo thí nghiệm lâm sàng, trong y học dân gian, dùng hột khổ qua, vỏ cây vú sữa (hay lá), vỏ con sam đều có kết quả khả quan.

Lương y NGUYỄN CÔNG TÍCH


Về Menu

Bệnh tiểu đường (Diabetes)

佛经讲 男女欲望 chùa quảng đạt Tưởng niệm cố Ni trưởng khai sơn Ăn canh khổ qua thì khổ có qua cuộc đời đức phật thích ca qua những hằng vật trả ơn Ung đi tìm mục đích của cuộc đời Sốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ 4 lời khuyên cho người lười tập thể Hiểu về trái tim chí nguyện cố gắng toàn 修妬路 20 khi nguoi lon mong du TT tieng niem phat Sự linh thiêng kỳ lạở vườn tháp Huệ mo phat moi luc moi noi mô phật mọi lúc mọi nơi Đức Phật đối trước bạo lực Bà o chùa mật đa chùa nam ngạn tinh giac de lam chu khen che than tuong cua ban la ai cá n vet thuong tinh thuc trinh cong son PhÃƒÆ Trái cây ruột trắng ngừa đột quỵ hoi niem 宗教五寶 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 4 lưu ý để bạn có một ngày hoạt tổa dau can ganh dua cao thap Người nhóm máu nào dễ bị mất la i ve oi gio heo may la i vê ơi gio heo may vai suy nghi ve tam va thuc vài suy nghĩ về tâm và thức phong sanh ky tich trong vach da the loan kinh pham vong bo tat gioi giang luoc Sóc Trăng Chùa Hải Phước tổ chức lễ Nước Có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong số mệnh của con người theo quan điểm Lễ chung thất Đại lão Hòa thượng Pháp quang vết thương tỉnh thức trịnh công kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ Ở đời vui đạo hãy tùy duyên