GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc?

	BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

BS Đỗ Hồng Ngọc

GN Xuân - Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ như Hippocrates, như Hải Thượng Lãn Ông? Bởi vì Phật giáo không chỉ chữa cái đau mà còn chữa cái khổ (đau khổ), không chỉ chữa cái bệnh mà còn chữa cái hoạn (bệnh hoạn).

Con đường học y 6-8 năm trời (cơ bản) để trở thành một người thầy thuốc chữa được một phần nào thân bệnh cho con người, cũng đã phải trải qua những môn học như Cơ thể học, Sinh lý học, Sinh hóa học, Bệnh lý học, Sinh bệnh lý học, Dược học, Điều trị học…, rồi phải biết đi từ triệu chứng đến chẩn đoán, xác định nguyên nhân rồi tìm phương trị liệu, phục hồi, nâng cao sức khỏe… Các bước đi đều phải thận trọng, chính xác, không để nhầm lẫn… Thị trường thuốc có mấy chục vạn mặt hàng, phải biết thế nào là thuốc thiết yếu, thế nào là hoạt chất chính (pricipe actif) để sử dụng sao cho hiệu quả…

Cũng vậy, Phật giáo cũng đi từ Khổ (triệu chứng học) đến Tập (nguyên nhân) đến Diệt (điều trị học) và Đạo (Bát chánh đạo, con đường hạnh phúc, nâng cao sức khỏe), rồi phải học hiểu Thập nhị nhân duyên (Sinh lý học, Sinh lý bệnh)...; biết chọn trong tám vạn bốn ngàn món “thuốc” sao cho phù hợp để chữa phiền não, khổ đau của kiếp người. Nhớ rằng, thân với tâm là một. Tuy có nhiều mặt hàng “thuốc”, tùy cơ mà chữa triệu chứng, đỡ đau đỡ khổ, hay chữa căn nguyên, không để tái phát, tựu trung cũng chỉ có 3 thứ “hoạt chất” chính là: Giới, Định, Huệ để chữa dứt gốc bệnh tham-sân-si. Con đường của bậc Y vương là đưa đến giải thoát, đưa đến giác ngộ: Giải thoát và giải thoát tri kiến.

Nhìn Tháp nhu cầu Maslow ta có thể liên hệ đến “ngũ uẩn”: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc là nhu cầu cơ bản về sinh học như cái ăn, cái ngủ, cái thở, vệ sinh, vận động thể lực… không thể thiếu. Sắc là nền vật chất cần thiết để “tâm” sinh hoạt, cho nên không thể coi thường Sắc. Không Sắc thì không Tâm. Rồi đến nhu cầu an toàn, đến nhu cầu tình cảm, tiếp đó là nhu cầu đóng góp cho xã hội như một thành viên, cuối cùng là nhu cầu tâm linh.

N.Danh ghi


Về Menu

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

阿那律 弥陀寺巷 tinh thuc moi luc moi noi 市町村別寺院数順位 nhin thau la tri hue chan that phan 2 饿鬼 描写 Thiền để khỏe và đẹp 緣境發心 觀想書 仏壇 拝む 言い方 Ç Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ 雀鸽鸳鸯报是什么报 世界悉檀 净土网络 福生市永代供養 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ bàn tay bạn để làm gì 白佛言 什么意思 โภชปร ตร Tấm lưng còng 天风姤卦九二变 Về quê nhớ cái hàng rào pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng 华严经解读 Vị Thánh của trà Việt 陧盤 飞来寺 ทาน 持咒 出冷汗 tot ý nghĩa tuyển phật 一息十念 ç モダン仏壇 Ngó trời phiếm luận khôn cùng Sữa có thật sự giúp xương chắc Thõng 僧伽吒經四偈繁體注音 зеркало кракен даркнет va những bóng hồng của dinh Độc lập トO Tôi đi chùa chua nghia phu Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ thực tập chánh niệm cho người bận 不可信汝心 汝心不可信 món chay ngày mùng 1 bún lứt xào nghệ พ ทธโธ ธรรมโม 供灯的功德 麓亭法师