Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu Bước chân
Bước tâm sơ - Bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não

Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào? Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu. Bước chân ban đầu vì thế, là bước chân vừa chấn động đại địa, vừa rung chuyển thiên không.
 
Bước chân ban đầu là bước chân quan trọng, khi chân vừa dợm cất lên, chưa đặt xuống; khi đất trời lay chuyển quần tụ vào một điểm, chờ đợi nâng bàn chân; khi đóa sen cung kính trân trọng, không muốn bàn chân thanh khiết phải chạm vào thực tế ô nhiễm của trần gian.

Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống; giải trừ những vọng chấp đảo điên từng dìm đắm thế nhân trong khổ lụy.

Bước chân ban đầu là bước chân định hình cảnh giới ly sinh-diệt, tịch lặng vô vi, không đến không đi, không tăng không giảm, không dơ không sạch… Nhờ vậy, bước chân sẽ chạm vào cõi đời năm trược mà không nhiễm, đi qua cõi sinh-diệt mà không sinh-diệt, đến với trần gian mà không hề đến, lìa khỏi trần gian mà không hề đi… 

Ai có thể cất được bước chân như thế? - Đức Phật, và tất cả chúng sinh; vì chúng sinh là Phật sẽ thành. Có điều, Đức Phật có thể thị hiện trọn vẹn bảy bước dài qua bảy chi phần của giác ngộ; còn chúng sinh, hay những người xuất gia ban sơ phát tâm bồ-đề, vẫn thường bị lung lay ngay sau bước chân ban đầu.

Những bậc tuệ căn thượng thừa thì bước xa hơn, nhưng vẫn cứ bị khập khiểng, lừng khừng ở bước thứ sáu, không làm sao bước qua được bước thứ bảy. Con đường cao đẹp từ đó chỉ phản ảnh những mộng tưởng, được sơn phết bằng màu sắc và thanh âm rỗng tuếch, vô vị của cõi đời uế trược. Hệ lụy nhân sinh từ thiền môn hay thế trần, nào khác nhau chi mấy.

Trần gian có lắm con đường. Sinh ra ở đời nầy, cũng phải bước đi thôi. Không thể nói “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Quan trọng là bước chân ban sơ, đã quyết định, chọn lựa như thế nào. Giờ nầy, chân đã đi, và đi quanh đã nhiều. “Bụi đường dài gót mỏi đi quanh”. Có thể nào trở về chốn cũ để cất lại bước chân ban đầu không? Có thể lắm. Nhưng chốn cũ là chốn nào? Thực ra không có thời gian và nơi chốn nào thực sự hiện hữu như là thời điểm và địa điểm ban đầu, ban sơ. Không có sự dừng nghỉ của thời gian và nơi chốn. Không có vị trí cũ, thời gian cũ. Những gì vừa thoáng sinh, đã thoáng diệt. Đừng mong cầu một cái gì cố định, dù là thời gian hay không gian.

Chỉ có thể lặng tâm, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền nầy, buông xả tất cả - tức là hãy khởi sự bước đi bằng bước chân thứ bảy: xả! Hãy đánh sập, đánh đổ, vứt bỏ hết những con đường, những phương thức, những thành tựu hay thất bại, những vẻ vang rạng rỡ nào đó của danh vọng từng làm mình hãnh diện, những sai lầm nào đó từng làm mình ê chề xấu hổ… Hãy trút bỏ hết, và ngồi yên, trong tịch lặng.

Và rồi, nào, hãy hồn nhiên như trẻ thơ, vô tư như một chú tiểu: hãy cất bước chân đi như một vị Phật sơ sinh.
 
Bài viết: "Bước tâm sơ - Bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não"
Vĩnh Hảo - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

bước tâm sơ bước chân khai mở con đường vượt thoát phiền não buoc tam so buoc chan khai mo con duong vuot thoat phien nao tin tuc phat giao hoc phat

A 法会 2 墓地の販売と購入の注意点 Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo 山風蠱 高島 sá c Tung Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa dat còn nghiep co the dung nghi le boi toan de hoa giai 大乘教 gom 必使淫心身心具断 d o n 佛頂尊勝陀羅尼 2016 ru anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua 赞观音文 s a 佛教教學 vang 二哥丰功效 Hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa 法鼓山電子經書 會員登入 thêm お位牌とは thích nhật từ ngoại cảm Suối tóc của mẹ bán Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 3 Bagan 반야심경무료듣기 Mùa Xuân tôi ơi 华藏净宗弘化网 việt nam hóa phật giáo ở trần nhân chùa nam phÕ 圆顿教 thẠn 元代 僧人 功德碑 惡一樣耶 楞嚴咒五大心咒 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 築地本願寺 盆踊り 陈光别居士