Loài cá có nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó
Cá Có Biết Đau Không

Loài cá có nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó.
 
  Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?”Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.   Một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng cá khi bị móc phải lưỡi câu hay bị ném lên bờ thường đau đớn, dãy dụa, vật vã trước khi chết là phản ứng có tính cách phản xạ mà chúng không thực sự cảm thấy đau trong nhận thức, như cái đau của con người.  Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách tiêm thuốc morphine, một loại thuốc giảm đau cho một nhóm cá, và tiêm một loại thuốc giả (placebo) cho một nhóm cá khác.


Sau đó họ cho cả hai nhóm chịu dưới sức nóng gay gắt đến mức độ đau đớn nhưng không gây nguy hại đến sự sống của chúng, để quan sát xem chúng có những cảm giác như thế nào.
    Kết quả là cả hai nhóm cá đều có những phản ứng giống nhau, chúng dãy dụa, quằn quại, máu đỏ chảy ra miệng và mang. Tuy nhiên, khi trả về môi trường tự nhiên, “Nhóm cá được tiêm thuốc morphin hoạt động một cách bình thường, như không có chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, nhóm cá được tiêm thuốc giả đã có những hành động cảnh giác phòng thủ, những hành động biểu tỏ sự thận trọng, nỗi sợ hãi và lo lắng,”  ông Joseph Garner, phó giáo sư tại đại học PurdueUniversity đã cho biết như vậy.

"Thí nghiệm cho thấy rằng cá không những chỉ có cảm giác đau đớn mà còn có sự thay đổi về cách ứng xử sau đó," ông Janicke Nordgreen, một sinh viên tiến sĩ của trường đại học thú y Norwegian School of Veterinary Science nhận định sau đó. "Cùng với những gì chúng ta biết từ các thí nghiệm được thực hiện bởi các nhóm khác, điều này kết luận rằng loài cá có nhận thức đau đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có ý thức chuyển đổi cách ứng xử sau đó." Ông nói thêm.
  Một nghiên cứu khác cho thấy tôm hùm và cua (lobsters and crabs) cũng có những cảm giác đau đớn tương tự. Garner và Nordgreen công bố kết quả của họ trong tạp chí khoa học Applied Animal Behaviour Science.

Nghiên cứu mới này đặt ra nhiều vấn đề đạo đức xã hội, nhất là ở những quốc gia có nền văn hoá ẩm thực biển.  Trong các nhà hàng sang trọng cũng như bình dân, thỉnh thoảng chúng ta thấy người ta bỏ cá, tôm hùm hay cua đang còn sống vào một chảo dầu thật nóng hay nồi nước đang sôi, đậy nắp nồi lại để mặc cho chúng vẫy vùng trước độ nóng chết người, và chúng ta biết số phận của những con cá hay tôm cua sẽ ra sao. Sau đó chúng được biến thành những món ăn ngon cho một số người. 

Có thể nói ngay rằng đó là một nền văn hoá ẩm thực không mấy văn minh của loài người.  Trước đây họ dựa vào các nghiên cứu được tài trợ từ các hiệp hội của kỹ nghệ đánh bắt cá cho rằng cá tôm cua không có cảm giác đau đớn, như là một biện minh cho hành động của mình. Kết quả nghiên cứu mới nói trên là bằng chứng tích cực của sự vô nhân đạo của nghành câu cá giải trí và công nghiệp đánh bắt cá. Liệu chúng ta có còn thích đi câu, đánh bắt tôm cá hay ăn uống theo lối hành hình chúng trong dầu sôi lửa đỏ như vừa kể không?
  Xin cầu chúc mọi loài chúng sinh đều được sống an lành.   Tâm Linh   (Theo Applied Animal Behaviour Science & Discovery News)     Đính kèm một số hình minh họa cho bài viết:
   
 
 

Về Menu

cá có biết đau không ca co biet dau khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Stress 三身 不可信汝心 汝心不可信 Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật อ ตาต จอส đôi 사념처 phat 9 điều nhất định phải khắc cốt ghi 盂蘭盆会 応慶寺 Chìa khóa hạnh phúc là đường ruột พนะปาฏ โมกข 5 tan o thai lan thập nhị nhân duyên 人形供養 大阪 郵送 一仏両祖 読み方 Bệnh khô mắt do đâu điều trị Tại sao nên kết hợp Đông Y trong bệnh tu viện bát nhã 大法寺 愛知県 å ç æžœ 錫杖 五藏三摩地观 th i 欲漏 má ³ 佛教蓮花 Tuá mua bao 永宁寺 vÃ Æ Ươm mầm những bữa cơm muộn dung vi do ma lam kho chinh minh 菩提阁官网 bùi 墓の片付け 魂の引き上げ 1945 Thay đổi độ cao đột ngột có thể gây 念佛人多有福气 Lòng từ của cha mẹ tich 北松戸 お墓 Ö 既濟卦 イス坐禅のすすめ Ngay åº Lặng