Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống không thể phục hồi của một cơ thể Trong y học, Chết là sự chấm dứt của moi hoạt động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đ
Cái chết theo quan niệm của Đức Phật

Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. Trong y học, Chết là sự chấm dứt của moi hoạt động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn.
Môn khoa học nghiên cứu về cái chết đã trở thành ngành riêng gọi là "tử vong học" (tiếng Anh: thanatology; tiếng Hy Lạp: θάνατολογια thnatologia). Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ.

Người ta chia chết ra làm hai loại: chết lâm sàng mà các phương pháp khám lâm sang cho phép xác định là chết (tim ngừng đập, ngừng thở, mất tri giác, v.v...); chết thật, khi các mô không còn hoạt động được nữa và bắt đầu phân hủy. Những ca tử vong phổ biến ở con người là bệnh tim, tiếp theo là đột quỵ và tai biến mạch máu não, và xếp thứ 3 là nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Trong xã hội loài người, bản chất của cái chết và sự nhận thức của con người về cái chết là các mối quan tâm qua hàng thiên niên kỷ của thế giới tôn giáo và triết học. Điều này bao gồm niềm tin vào sự sống lại (liên quan đến tôn giáo Abraham), tái sinh (liên quan đến tôn giáo Dharm), hoặc ý thức rằng vĩnh viễn không còn tồn tại, được gọi là lãng quên theo chủ nghĩa vô thần (5).

Đức Phật định nghĩa về cái chết một cách rõ ràng:

"Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết" (6).

Ngài cũng đưa ra định nghĩa về chết lâm sàng, đó là cái chết của một người còn sống mà như đã chết như cái chết của ngài Sànu.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, ngài Sànu sanh ở thành Sàvatthi trong gia đình một cư sĩ. Khi ngài lên bảy tuổi, mẹ ngài đưa ngài đến ở với các tỳ kheo, hy vọng con mình sẽ được sống hạnh phúc. Rồi Sànu trở thành một vị học hành giỏi, một vị pháp sư, thiền sư với lòng từ bi, được chư Thiên và loài Người ái kính.

Sau một thời gian, không hiểu vì duyên cớ gì, ngài mất sự sáng suốt, sống sầu khổ và muốn đi lang thang đây đó. Bà mẹ trong tiền kiếp của ngài là một nữ dạ xoa, biết được như vậy nên báo cho người mẹ hiện kiếp của ngài biết. Người mẹ hiện tại, nghe vậy rất lấy làm sầu khổ. Rồi một hôm Sa-di Sànu cầm y và bát đến thăm bà mẹ rất sớm. Thấy mẹ sầu muộn, ngài hỏi và được bà mẹ nói lý do, ngài nói bài kệ:

Thưa mẹ, người ta khóc,
Khóc vì người đã chết,
Hay có khóc người sống,
Khi sống, không được thấy,
Thưa mẹ, con đang sống,
Và mẹ đang thấy con,
Vậy vì sao, thưa mẹ,
Mẹ lại khóc cho con?


Bà mẹ trả lời, bằng những lời trong kinh: "Ðây là sự chết, này các Tỷ-kheo trong giới luật của bậc Thánh, tức là sự từ bỏ học giới và hoàn tục",và nói bài kệ như sau:

Người ta khóc cho con,
Là khóc cho con chết,
Hay khóc cho con sống,
Nhưng không được thấy mặt.
Ai đã bỏ dục vọng,
Lại trở lui đời này,
Này con, người ta khóc,
Là khóc cho người ấy,
Vì người ấy được xem,
Còn sống cũng như chết,
Này con, được kéo ra,
Khỏi than hầm lửa rực,
Con còn muốn rơi vào,
Ðống than hồng ấy chăng?


Khi nghe vậy, Sa-di Sànu lấy làm xấu hổ, sầu muộn, và tinh tấn phát triển thiền quán. Không bao lâu ngài chứng quả A-la-hán. Suy nghĩ rằng ngài chiến thắng là nhờ những bài kệ này, nên lấy những bài kệ ấy thành những bài kệ của ngài (7).

Bài viết: "Cái chết theo quan niệm của Đức Phật"
Trích sách làm sao khi chết có nụ cười trên môi?
Tỳ kheo Thích Minh Tâm -
Vườn hoa Phật giáo

 
 Chú thích

5.Handbook to the After life retrieved ngày 12 tháng 4 năm 2012

6.Kinh Trung Bộ, Phẩm Chánh Tri Kiến
 

Về Menu

cái chết theo quan niệm của đức phật cai chet theo quan niem cua duc phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

单三衣 横柱指合掌 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 niêm phật Những nhu cầu tâm linh của người sắp KINH 否卦 Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần 佛說父母恩重難報經 1988 lý do gây mất ngủ khi trưởng thành å çœ¼ä½ æ 康 惡 Tu vi boi 文殊五字心咒 c½u Nhẫn của Bồ tát biệt phật đạo đường giải thoát 如果相信心中有情 別五時 是針 vẠXuân trong tôi Ngày ấy và bây giờ Canh củ năng rong biển giác ngÙ 全龍寺 結制 士用果 Cây chùm bao thit Lòng vị tha pháp hành cần thiết trên 天將災難 曹洞宗 仏壇 専門店 波羅蜜心經全文 Dinh dưỡng từ nấm 缽盂 即刻往生西方 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Đau khớp không phải chỉ do thời tiết 楞嚴咒五大心咒 僧人食飯的東西 凡所有相 皆是虚妄 tứ PhÃÆp Tiểu sử HT Thích Huệ Hà 天眼通 意味 cau Ä i 上巽下震 八吉祥