Giác Ngộ - Đọc và hình dung về một cái sân nhỏ, đầy hoa lá, có một bụi trúc (à, mà không, phải hai bụi cho có đôi) và tôn tượng Đức Bụt Bổn sư bằng đá, thứ đá tự nhiên nằm cao cao, xen giữa những bụi trúc, những thảm cỏ, và hoa tươi cùng một cái hồ có nước thật mát.

Cái sân vuông & nơi thờ Phật


Đó là tên của cuốn tản văn, tác giả Lữ (Hà Lan), xuất bản năm 2008, NXB Phương Đông…

Giác Ngộ - Đọc và hình dung về một cái sân nhỏ, đầy hoa lá, có một bụi trúc (à, mà không, phải hai bụi cho có đôi) và tôn tượng Đức Bụt Bổn sư bằng đá, thứ đá tự nhiên nằm cao cao, xen giữa những bụi trúc, những thảm cỏ, và hoa tươi cùng một cái hồ có nước thật mát.

Cái sân vuông trong mơ ước, trong ý niệm và có thể tương lai sẽ là hiện thực để mình có cơ hội tiếp xúc với Bụt trong một không gian thi vị như thế…


Nơi thờ Phật - Ảnh minh hoạ

Đọc “Cái sân vuông và nơi thờ Phật” mình còn được học rất nhiều những suy nghĩ rất đời, rất thanh tao và cũng thật triết lý, kiểu như thế này: “Có khi, ta còn cho rằng mình biết nhiều hơn người kia. Ta biết nhiều hơn, giỏi hơn, có giá trị hơn. Nhưng ở một nơi hoàn toàn xa lạ, chúng ta phải buông bỏ cái biết của mình đi để mà nhìn, mà nghe, mà ngạc nhiên với những gì đang có mặt” (Bài Ở một nơi hoàn toàn xa lạ).

Đừng để cho cái biết làm hàng rào cho sự lắng nghe và học hỏi thêm những điều mới mẽ, hoặc là những điều hay ho là một nghệ thuật, một sự trải lòng không đơn giản!

Hoặc, đọc mấy dòng này: “Mỗi khi, có niềm tin vào sự sống, thì đôi mắt em sáng ra. Trong đôi mắt ấy, tôi thấy một nụ cười. Dù đang đi qua một giai đoạn khó khăn, nhiều khổ đau, thì đôi mắt cũng có thể cười được” (Bài Mỗi nụ cười là một bài thơ), tôi lại nhớ đến những ánh mắt và nụ cười (quen). Nhớ nụ cười và ánh mắt điềm nhiên trong buổi thiền trà trên sân thượng (của một người). Buổi thiền trà ấy khai mở cho mình rất nhiều điều mới mẽ, nó giúp mình bình tâm, lắng lòng, ngay cả khi đó là lúc những cơn sóng nơi lòng người nổi lên dữ dội nhất…

Nhớ...

Chỉ đơn thuần là nhớ khi đọc “Cái sân vuông và nơi thờ Phật” để rồi xem “góp nhặt đầu tiên”, những hình ảnh về những chuyến ngược xuôi, dạo chơi ở chùa Tâm Thành, nghe tiếng nhạc thiền trong khói trầm nghi ngút giữa khung cảnh nghiêm trang của nơi thờ Phật…

Rồi thì lật lại ký ức, lật lại những gì đã viết, để thôi chờ đợi, để chỉ nhớ rồi sẽ quên, như một lẽ đương nhiên. Hiện tại luôn là phương thuốc quý để chữa lành mọi vết thương, xô dạt đi những hình ảnh quá khứ (chỉ còn là quá khứ).

Mỉm cười, lắng, và hướng về “cái sân vuông và nơi thờ Phật” mà mình nghĩ là nó sẽ có mặt khi mình quay về, nơi đó mang tên quê nhà, hoặc là nơi mình sẽ đặt chân tới… Không xa đâu, tôi nhỉ?

Tấn Khôi


Về Menu

Cái sân vuông & nơi thờ Phật

cựu tổng giám mục rowan williams phật Tròn đầy hạt lứt Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở tai sao tam chang duoc quy nhat khi niem phat vu lan hỏi mẹ tự bao giờ hanh phuc la het kho dau tim hieu nhung y nghia cua ngay ram thang bay Thanh âm mùa å žå ¹é å ç cay neu va nhung gia tri tam linh ngay tet cần làm gì khi người đang hấp hối và chuyen Nhớ dung 霊園 横浜 nhan duyen nao da dua mc thuy quynh den voi dao tẠTr០Kinh duoc su vọng niệm sao băng Một nhà báo cao tuổi nhất trong tại sao giới trẻ nên làm lễ hằng Từ thiện Cẩn thận với món chay giả biết yêu là đau nhưng sao vẫn cố lễ truy niệm hòa thượng dương dal tại Vì sao ăn chay tốt cho sức khỏe và môi 轉識為智 phá cách chứ không phải phá vỡ ý nghĩa bui giáng va nhung van tho danh cho nguoi vo dep ban lam gi khi gap nhung chuyen thi phi Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha Lở miệng có phải do nóng trong người tap Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá Ënh Thức Thiền viện trên biển nữ dưới góc nhìn phật giáo Vì sao không nên ăn nhiều muối uu lau tan loa ca diep Khoai tây và 7 công dụng tốt cho sức Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 49 ngày Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh phien biến 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 mà Trái thơm ăn ngon và nhiều dưỡng chất chùa đại tuệ thuong