Hạ về, quê tôi sen nở rộ. Đi giữa đầm sen dưới nắng vàng chói chang, hương thơm thoang thoảng từ những đóa sen đang khoe sắc khiến ta như quên hết những lo âu đời thường. Vẻ đẹp của sen mang nét thanh tao, thầm kín mà các loài hoa khác khó có được.

Chè hột sen

Hạ về, quê tôi sen nở rộ. Đi giữa đầm sen dưới nắng vàng chói chang, hương thơm thoang thoảng từ những đóa sen đang khoe sắc khiến ta như quên hết những lo âu đời thường. Vẻ đẹp của sen mang nét thanh tao, thầm kín mà các loài hoa khác khó có được

Sen được trồng ở đình hay chùa, nhưng nhiều nhất vẫn là ở ao, đầm. Ngày rằm, giỗ chạp, đi lễ chùa, thế nào nhà tôi cũng phải có một lọ sen để làm lễ dâng hương. Sen còn được dùng để trang trí nội thất, nhất là với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hoài niệm. Mỗi sáng hay chiều về, được ngắm nhìn ao sen trước nhà lòng chợt thấy bình yên.

Giữa mùa sen nở, khi những bó sen hồng theo gót chân thiếu nữ vào nội thị, cũng là lúc các bà, các chị quê tôi trổ tài nội trợ. Cây sen không bỏ đi chút gì: ngó sen ăn sống, hầm gà, làm nộm; hoa sen ướp chè; lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy nước cốt nấu cháo với gạo và đậu xanh; tim sen pha nước uống có tác dụng an thần, chữa bệnh mất ngủ. Nhưng có lẽ quý nhất vẫn là hột sen - vị thuốc quý, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Hột sen còn là nguyên liệu để chế biến món chè sen ngọt ngào, làm dịu đi những trưa hè oi bức.

Ngoài ao, đầm, những vạt sen nở sớm bắt đầu kết hột, bát sen xanh đậm lại, ngả sang màu tím, nghĩa là hột sen không còn sữa, căng tròn muốn nứt. Khi đó, chỉ cần  hái về, dùng dao nhọn cạy vỏ, bóc lớp màng lụa, thông tâm sen, là có được những hột sen trắng tròn mơn mởn. Vào mùa sen, cả nhà tôi quây quần cùng nhau làm món chè hột sen. Ba ngồi lột vỏ, tôi khươi tim sen, rửa hột sen và mẹ thì nấu chè. Một cảm giác đầm ấm thân thương. Hóa ra, món chè hột sen này là cái cớ để cả nhà tôi được gần nhau hơn.

Để có món chè ngon, đòi hỏi người nấu phải khéo léo. Hột sen tươi mau bở, nên chỉ cần luộc vài phút đã chín. Hột sen sau khi luộc, thả vào nước đường, đun riu riu lửa cho ngấm vị ngọt. Nếu cầu kỳ, muốn cho hột sen có vị ngọt đậm hơn, phải xào kỹ hột sen với đường kính, sau đó mới thả vào nước đường. Nấu nước đường làm chè sen cũng là một nghệ thuật, sao cho nước có màu trong, vị ngọt thanh. Khi cho vào cốc, những hột sen tươi tròn đều tăm tắp dưới đáy, màu hơi ngả vàng ngà. Chè hột sen tươi có vị ngọt mát, thơm dịu, hột sen bở nhưng không nát, người ăn  chậm rãi thưởng thức hương vị vừa ngọt vừa thanh.

Có mấy chục loại chè khác nhau, từ những loại chè bình dân như chè đậu đen, chè đậu ván, chè bắp... đến những loại chè "quý tộc" như chè nhãn, chè đậu ngự...  Nhưng có lẽ, chè hột sen đã đi vào đời sống ẩm thực của người miền quê, nó thể hiện được sự hạnh phúc, đầm ấm của gia đình.

Phan Thị Thanh Ly ( PNTPHCM )


Về Menu

Chè hột sen

Thiền chữa trị thân tâm Sóc Trăng Chùa Hải Phước tổ tiêu nghiệp vãng sinh và đới nghiệp tuÃƒÆ Đã giïa Giậ ky Hành cầu an 宿坊 5 tan o thai lan dieu gi quan trong nhat trong cuoc song nay ấn Thiền một nét đẹp văn hóa học Nghe con duong duy nhat de thay doi van menh bai van van cam thuong nhung linh hon nga quy トo TT Huế Lễ nhập tháp cố Đại lão tìm hiểu về chứng ngộ và vãng sanh Truyền than can nguoi tri la phap hanh tao niem vui an nạo Phật đản trong rừng hành hương hoa tửu tu de Cá n Khảo LÃ Æ đức phật nói về tiềm năng của con Nhân cách Lý Công den quán thay hòn sỏi và lời nói tai sao lai co su khac biet trong he thong chua de sự thật thứ nhất tiếp theo 佛曰 nguoi thi dau kho Chuyện thiền sư thi sỹ thật thà nổi hÃu 白佛言 什么意思 lã æ ĐIỆN THOẠI 蹇卦详解 Ï chưa î tưởng