Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư
Chùa Bàn Long

Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Núi Đại Tượng là hình một con voi khổng lồ cao khoảng 200m chầu về kinh đô Hoa Lư xưa. Bàn long là ngôi chùa có rất sớm ở nước ta được hình thành trước thời Đinh, cách đây hơn 10 thế kỷ.
 

Tương truyền nhân dân địa phương phát hiện ra động từ lâu, thấy trong động có rồng cuộn nên lập chùa ngay từ đấy. Tấm bia ở vách núi Đại Tượng khắc vào thế ký thứ 16, niên hiệu Nguyên Hoà có ghi: “Từ thành cổ Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng”.
 

Chùa Bàn Long không xây Tam Quan, trước khi vào chùa phải đi qua một cây cầu đá cong cong. Những phiến đá xanh nguyên khối lớn đã được chạm, khắc ghép thành cầu. Đó cũng là điều độc đáo có ở các chùa trên vùng đất Hoa Lư. Gọi là chùa Bàn Long vì chúa Trịnh Sâm đã đến thăm, tay đề ba chữ lớn: “Bàn Long Tự” trên vách cửa động. “Bàn Long” là bệ rồng - bệ đá rồng ngồi. Có tên là Bàn Long vì trong động có nhũ đá dáng hình như con rồng ngồi, hình rồng nổi rõ cả vảy.

Nếu trời nắng hạn khi vảy rồng đó trong động long lanh tỏa sáng thì vài ngày sau trời sẽ đổ mưa. Người ta nhìn vảy rồng trong động để xem thời tiết nắng hay mưa vì thế: vào những năm hạn hán, nhân dân địa phương thường làm lễ cầu mưa ở chùa Bàn Long. Vào trong động, phía bên trái là tượng A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được tạo dựng từ khi lập chùa. Đây là một pho tượng phật bằng đá cổ xưa nhất còn để lại đến ngày nay.

Dưới pho tượng là ổ rổng đá cuộn tròn do tạo hoá kiến tạo thành. Các bài trí tượng phật trong động cũng giống như các ngôi chùa khác nhưng điều đặc biệt ở chùa Bàn Long là xung quanh các tượng Phật trên các vách động là những nhũ đá mà tạo hoá đã chạm khắc thành bốn con vật linh thiêng là Long, Ly. Quy, Phượng.

Tứ linh đá đó đều chầu về các tượng Phật đối xứng qua hai trục tung và hoành mà tâm là tượng Thích ca sơ sinh. Điều đặc biệt nữa là vách đá trên cao ở giữa động còn có một nhũ đá giống hình tượng Phật đang cưỡi ngựa trắng. Điều kỳ diệu này chỉ Bàn Long mới có được. Như thế mỗi không gian của vách động là những nhũ đá có hình rồng, tượng phật và những con vật linh thiêng khác thiên nhiên đã khéo tạc những mảng điêu khắc rất tinh tế đầy ấn tượng, mang sức quyến rũ khiến ta phải ngỡ ngàng
 

Về Menu

chùa bàn long chua ban long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

mưa nắng vô thường và năng lực của chiếc lá về nguồn nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai vac le nang treo nui cao len chua thieng vi sao vac le nang treo nui cao len chua thieng vi sao vác lễ nặng trèo núi cao lên chùa thiêng mùa an cư khó quên Tham thâm lận mạt lấn bán tự tại với sanh tử Đi tìm nơi an táng của thi hào Nguyễn Du để có một mùa xuân ni sử dụng facebook lợi bất cập hại Ăn gừng để trị sỏi mật im lang mot nghe thuat song tướng do tâm sinh Giảm mỡ bụng Ăn chay dưới góc nhìn dinh dưỡng sẠchua vien thong maha asakusa Hớn hở tìm nhau y nghia ngay ram thang bay Lời phật dạy 首座 Phật giáo Cây hoa gạo ngôi tháp cổ và Thầy tôi duy phat tu tai gia dau tien o viet nam la Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu niệm phật một tháng phật di đà cho Rau má nước dừa dứa ngon mà lạ nhận diện sân hận đối diện với niềm đau trong ta Kinh sám hối trái tim bất tử kỳ 2 một huyền cà chua hạnh phúc ở đâu đó quanh đây thôi Bánh khọt chay cho gia đình phat giao ton giao cho tat ca moi nguoi Món chay từ rau câu chân vịt và củ quả Đức Phật cảm hóa Angulimāla Nhiều bài åº thu goi me nhan mua hieu hanh thư gởi mẹ nhân mùa hiếu hạnh Đà Nẵng Lễ húy nhật lần thứ 39 cố bi giu ton di tích nghệ thuật phật giáovĩ đại tuyển GiÒ