Chùa Bồng Lai thuộc thôn Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ còn có tên gọi Chùa Hà Thạch Tên chữ
Chùa Bồng Lai

Chùa Bồng Lai thuộc thôn Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ còn có tên gọi: Chùa Hà Thạch. Tên chữ: “Bồng Lai tự” có từ khi mới khởi dựng
Chùa Bồng Lai được xây dựng trên một quả đồi có hình dáng một con voi. Từ đây có thể nhìn bao quát bốn phía. Chùa Bồng Lai quay hướng Tây Nam nhìn ra sông Hồng. Đến gần chùa Bồng Lai, ngay từ đê sông Hồng ta có thể chiêm ngưỡng một hòn đảo "Bồng Lai tiên cảnh" giữa đồng lúa xanh, gần đó là nhà thờ và những nếp nhà cổ kính thấp thoáng sau những đám lá cây cổ thụ, bồng bềnh ẩn hiện giữa nền trời xanh biếc. Chùa có kiến trúc đẹp, ở giữa quả đồi đẹp cao nhất khu vực, như một dấu nối giữa trời và đất, giữa âm và dương. Từ đê bước tới chùa, ta phải leo một con dốc dài mới tới cửa Phật. Một không khí mát mẻ, êm dịu của hương hoa đại, của tán lá cổ thụ tạo nên cảm giác khoan khoái và lắng đọng.

Truyền thuyết dân gian cho rằng chùa Bồng Lai được làm vào đời Trần. Di duệ của lần khởi dựng đó còn một bộ đất nung mang dấu ấn của thời ấy. Tấm bia đá có niên đại Chính Hòa thất thiên (1686) cho biết lần trùng tu lớn này với các công việc chính là làm tòa tiền đường, thiên hương, thiên điện, tạo tượng Thích Ca và các tòa khác.

Di tích "Bồng Lai thiên tạo" được lưu truyền trong nhân dân Hà Thạch gắn liền với tên tuổi của ông Đỗ Nguyên Cảnh, người có công giúp dân dựng chùa. Ông Đỗ Nguyên Cảnh, một vị tướng của Trịnh Doanh, là người Hà Thạch thấy sự rắc rối của làng bèn đem quân về đóng ở Xuân Lũng ông cho gọi các thợ cả đến bàn bạc rồi đêm đến mới điều quân về làng tựu xà xếp cột dựng chùa, chọn hướng Thao Giang (nhìn ra sông Hồng) để tránh việc làng tranh cãi. Ông ra lệnh mỗi đầu xà, đầu cột đều phải đệm vải tấm để việc dựng được nhanh chóng và bí mật. Vì vậy chỉ qua một đêm. Sáng ra dân làng bỗng thấy một ngôi chùa đồ sộ như có phép thần thông biến hóa. Từ đó chùa rất được sự ái mộ của tăng ni phật tử và dân trong vùng, họ đều cho rằng chùa do trời dựng, do vậy chùa được gọi là "Bồng Lai thiên tạo".

Hiện dòng họ nhà Đỗ Nguyên Cảnh con cháu còn giữ được một đại sắc phong cho ông là "Đại nguyên soái", sắc có niên đại 1741. Theo văn bia, chùa Bồng Lai thời Lê có kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc, gồm 36 gian, tượng trưng cho 36 chòm xóm làng Hà Thạch. Trải qua những biến cố của lịch sử xã hội, chùa Bồng Lai đồ sộ bị mai một dần. Đến nay mặt bằng kiến trúc của chùa được bố cục như sau: Ngoài chùa là cổng tam quan làm lại (tam quan cũ bị phá năm 1953) từ cổng theo một lối đi thẳng tắp đến sân chùa lát gạch đỏ rộng 200m2, bên tả sân là ngôi nhà 3 gian mới xây, bên hữu dựng hàng bia đá. Kiến trúc chính của chùa gồm 2 tòa hình chữ đinh, được xây dựng trên nền đất cao nhất.
 

Về Menu

chùa bồng lai chua bong lai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tin tuc phat giao 七之佛九之佛相好大乘 魔在佛教 Bầy sẻ trước hiên nhà hối hoc phat 一仏両祖 読み方 僧秉 淨空法師 李木源 著書 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 还愿怎么个还法 機十心 nhân vía đức bồ tát quán thế âm 19 無量義經 ト妥 vai net ve tu tuong giai thoat trong lich su triet 永平寺宿坊朝のお勤め hương thiền thoang thoảng thinh không 8 nguyên nhân gây ho mãn tính 康 惡 กรรม รากศ พท hoẠcứ 白骨观全文 Phật giáo 念心經可以在房間嗎 赞观音文 Phố nội phật giáo 本事 佛 宗教信仰 不吃肉 建菩提塔的意义与功德 nguoi niem phat cho nen nghe nhieu phap 欲移動 盂蘭盆会 応慶寺 お仏壇 お手入れ 山風蠱 高島 hằng vang nhạc sĩ tài hoa của phật Chay お寺小学生合宿 群馬 否卦 ç¾ ï¾ ï½ ï½ 三乘總要悟無為 蹇卦详解 æ å 永宁寺 ペット供養