Đại Chiêu Tự Jokhang Temple nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, nơi mà những dòng người hành hương chầm chậm đi vào với lòng thành kính, lẫn trong đó là những tín đồ mộ đạo đang thực hiện nghi lễ tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa với lòng tận hiến vô ngần
Chùa Đại Chiêu Tây Tạng

Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, nơi mà những dòng người hành hương chầm chậm đi vào với lòng thành kính, lẫn trong đó là những tín đồ mộ đạo đang thực hiện nghi lễ tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa với lòng tận hiến vô ngần, nét mặt biểu lộ một sự huyền bí tuyệt diệu. Chúng tôi bước thận trọng để không ảnh hưởng đến việc tiếp đất của họ ​Tây Tạng được ví như “cực thứ 3 của trái đất” - nơi được biết đến như một vương quốc huyền bí của Phật giáo và là cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Himalaya với độ cao trung bình trên 4.200 m. Khí hậu khô suốt 9 tháng trong năm, trừ tháng 6 đến tháng 9. Nơi đây có những dãy núi tuyết cao 5.000-7.000 m.

Tây Tạng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana). Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở đây. Mật Tông là một tông phái của Phật giáo với văn hóa và phong cách đa dạng như Quán Đảnh, Trì Chú cùng với các vị Đạt Lai Lạt Ma (Phật sống) được nhiều người tôn thờ. Tây Tạng có nhiều danh lam thắng cảnh và những phong tục tập quán khác lạ.

Đoàn hành hương Lantours chúng tôi đến Tây Tạng sau gần 2 giờ bay từ Thành Đô. Cảm xúc trào dâng khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Gongga, thủ phủ Lhasa đón chúng tôi với bầu trời xanh trong và trời tiết khá lạnh, những nụ cười và cái bắt tay ấm áp của hương dẫn địa phương làm chúng tôi quên đi cảm giác say độ cao.

Sau khi nhận phòng đoàn dùng bữa trưa với  trà bơ và há cảo kiểu Tây Tạng. 

Phần 1: Chiêm bái chùa Đại Chiêu
 
Điểm thăm quan đầu tiên là Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, nơi mà những dòng người hành hương chầm chậm đi vào với lòng thành kính, lẫn trong đó là những tín đồ mộ đạo đang thực hiện nghi lễ tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa với lòng tận hiến vô ngần, nét mặt biểu lộ một sự huyền bí tuyệt diệu. Chúng tôi bước thận trọng để không ảnh hưởng đến việc tiếp đất của họ.
Đối với người Tây Tạng Đại Chiêu Tự là ngôi chùa linh thiêng nhất nước và là nơi diễn ra ngày hội chùa Đại Chiêu lớn nhất của người Tạng. Chùa do vua Tùng Tán Cán Bố xây vào thế kỷ thứ 7 (năm 647) khi vương triều này hưng thịnh nhất. 
   
Chùa Đại Chiêu theo tiếng Tạng có nghĩa là Kinh Đường, Phật Đường, Cung điện, còn có một nghĩa khác là phật Thích Ca Mâu Ni, cũng tức là phật đường cung thờ tượng Thích Ca Mâu Ni. 
Đoàn chúng tôi chiêm bái và đảnh lễ tại chánh điện nơi có tượng Minh Cửu Đa Cát Phật, tức Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân do công chúa Văn Thành đưa từ Tràng An đến. Niềm vui hân hoan đến với tất cả mọi thành viên đoàn được nhân lên khi được thầy trụ trì giới thiệu đây là pho tượng mạ vàng khi phật Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi, hơn nữa do chính phật Thích Ca Mâu Ni đích thân khai quang, do đó nếu tính ra thì pho tượng phật này là một bấu vật quý hiếm trước khi Thích Ca Mâu Ni niết bàn vào năm 544 trước công nguyên để lại. 
   
Chùa còn thờ Tông Khách Ba, Địa Tạng Vương bồ tát, điện thờ Hộ Pháp của phái Cách Lỗ. Hai con rồng uốn lượn trên hai cột thông thiên trước pho tượng phật tổ Thích-ca-mâu-ni được làm bằng bột giấy và bùn, bên trong trống rỗng và không hề có một vết rạn nứt nào sau hơn bốn trăm năm thăng trầm lịch sử. 
   
Chính những báu vật gắn liền với những sự kiện quan trọng và sự linh ứng của chùa đã tạo niềm tin cho rất nhiều người Tây Tạng từ những nơi xa xôi tận cùng của đất nước đã từng vượt núi băng sông, bất chấp mưa, bùn và tuyết đến đây hành hương, bày tỏ niềm tin nơi các thần linh và xin ơn lành.
Kiến trúc của chùa là sự kết hợp của nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc thời Đường.
   
Toàn bộ tầng trệt, tầng hai và trên nóc nhà đều là tượng khắc gỗ thời kỳ Thổ Phiên thế kỷ 7 công nguyên, đây đều do vua Tùng Tán Cán Bố lúc sinh thời tự tay khắc nên. Trong đó còn có một chiếc đôn đá của công chúa Văn Thành thường ngồi, những vật này được coi như Quốc báu của Tây Tạng.

Tại La Sa có một câu nói "Trước có Đại Chiêu, sau mới có thành La Sa". Qua đó đã nói lên đoạn lịch sử ra đời của chùa Đại Chiêu. Vào thế kỷ 7 công nguyên, sau khi vua Tạng -Tùng Tán Cán Bố thống nhất toàn bộ khu vực biên giới Thổ Phiên, rời đại bản doanh vương triều từ Sơn Nam đến lũng sông Lhasa, đây chính là nơi sở tại của thành Lhasa mà đoàn chúng tôi đặt chân đến ngày nay. 

Quý vị muốn khám phá Tây Tạng và chiêm bái những ngôi chùa linh thiêng nhất vùng Himalaya? 
Hãy cùng Lantours khám phá Tây Tạng với hành trình 7  ngày 6 đêm khởi hành các  ngày 10/5; 09/6; 01/7 và 05/8/2016 hoặc tham khảo http://tuvien.com/img/hanhtrinhtamlinh.vn/tour/68/tay-tang-nhung-dieu-ky-thu.html
Chi tiết hãy liên hệ Lantours: 04.22466110 - 22466114 - 093.170.8818 - 093.171.8828 


Về Menu

chùa đại chiêu tây tạng chua dai chieu tay tang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Huỳnh Liễu Quán Có phải cái chết đã nhẹ tựa lông 自悟得度先度人 Linh ứng hay nhiệm mầu Quảng Ngãi Tưởng niệm Đại đức 小人之交甜如蜜 chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua nen ChÃ Æ Không nên để công việc lấy đi sự d ÏÇ sự phát triển của đạo phật trong bao dung cang lon hanh phuc cang nhieu chua yellow crane Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay 禮佛大懺悔文 trà 五観の偈 曹洞宗 sáu tác hại của điện thoại thông minh với 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ loi phat day nghiệp chùa ấn quang Nhá ng Nắng Hấp thụ protein một cách hiệu quả Chùa Lộc Uyển 宗教与迷信是什么关系 sá c hoài niệm về một vị trưởng lão ni Bến Tre Buffet chay gây quỹ mùa Trung thu 간화선이란 持咒方法 trÃ Æ tong quan ve nhung thu vien trong vuon hoa phat cuốn sách vô cùng ý nghĩa nguyện Thi gió quan am หลวงป แสง Chi cuộc đời vị quốc sư đầu tiên của thức trung ấm Nghiện điện thoại gây hại cho sức phat phap luân hồi phần 1 水天需