Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật
Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi Chùa Keo là một di tích kiến trúc nghệ thuật, tọa lạc trên quốc lộ 181, phố chùa Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Quảng Thiện.  

Làng Keo, có tên cổ là “Cổ Giao” thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ ngày xưa, nay thuộc xã Kim sơn, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội. Bởi làng xưa có nghề truyền thống nấu keo da trâu và nghề làm sơn gỗ, đặc biệt là sơn son thếp vàng, nên dân làng thường gọi là làng Keo, khi dân làng xây chùa lấy tên là chùa Keo, có tài liệu nói rằng ( trước kia thôn Giao tự và thôn Giao tất hợp nhất và gắn bó với nhau như keo, nên tên làng gọi là làng Keo). Chùa Keo còn có tên chữ là “Báo Ân Trùng Nghiêm tự” thờ bà Keo bà Pháp Vân là một tứ đại Phật Pháp thời xưa.

     
chua keo ha noi


Truyền Thuyết kể rằng; ngày xưa khi ở đất Luy Lâu đã tạc xong 4 pho tượng Phật là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện nhưng còn có việc tô tượng chưa xong, nhiều thợ ở các nơi đến sơn nhưng không làm được vì sơn cứ chảy tuột đi khi quét lên. Đến lượt Hiệp thợ Keo thấy một khúc gốc thừa khi tạc 4 pho tượng. Hiệp thợ Keo xin về, 4 tràng trai khiêng không nổi, nhưng chỉ 2 người thợ làng Keo khiêng rất nhẹ nhàng và đi thẳng về làng, thấy chuyện lạ, làng quyết định tạc tượng và pho tượng Pháp Vân đã ra đời giống hệt pho tượng ở chùa Dâu nhưng kích thước nhỏ hơn.
 

chau keo ha noi


Chùa có tất cả 47 pho tượng Phật, đều mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ 17 – 18, trong đó tượng bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chùa còn giữ 6 tấm bia đá, 1 cổ chuông được đúc thời Cảnh Thịnh (1794), 1 Khánh đồng, 8 Đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, có một số cổ vật mang phong cách thời nhà Lê.  
 

chua keo ha noi


Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi (ít gặp ở những ngôi chùa cổ), bộ  vì tòa Thượng điện làm kiểu chồng giường, đầu các con giường điểm xuyết chút hoa có phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII. Tòa Hậu cung và tháp Tam phẩm mang phong cách thời Nguyễn. Đáng lưu ý là tượng Quan Am Thiên Thủ Thiên Nhãn, là sản phẩm của thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ được tấm bia thời Hoàng Định (1616).
 

chua keo ha noi


Chùa trải qua nhiều đời trụ trì song sách sử trong chùa không còn. Năm 1995, Thành hội Phật giáo Hà Nội bổ nhiệm Đại đức Quảng Thiện trụ trì chùa Keo. Năm 1997, sư trụ trì trùng tu khu tháp Tổ, năm1998 Thượng điện, năm 2002, Nhà Tổ, năm 2006, nhà Mẫu và Tam bảo. Tháng 3/2009, tất cả các hạng mục công trình đều hoàn tất.

                                                                                       Bài và ành – Đình Quang


Về Menu

Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

tan luan hoi sinh tu co mat 五観の偈 曹洞宗 必使淫心身心具断 พ ธ ผ กพ ทธส มา 墓地の販売と購入の注意点 nhân duyên của giàu nghèo là gì 4 lời khuyên cho người lười tập thể sống chung với mẹ chồng theo lời phật cách thức tụng kinh trì chú niệm 霊園 横浜 精霊供養 Mạng Ký sự Trông người lại ngẫm đến ta co hay khong so menh cua moi nguoi duc phat trong kinh hoa nghiem va duc phat lich su Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố TẠ一日善缘 川井霊園 香炉とお香 おりん 木魚のお取り寄せ 忍四 Quan hệ thầy trò trong kinh luật Phật ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう cao vi sao nguoi chet sau 49 ngay moi di dau thai bói 梁皇忏法事 tam su hoc dao Nhá Thuốc lá điện tử làm suy giảm miễn tha Dễ cúng gia tiên nên dâng lễ mặn hay chay ý nghĩa của sự cầu nguyện TuÃƒÆ chính ta là chủ quyết định cuộc đời tà bà Hà Tĩnh Tưởng niệm Hoàng hậu Bạch 文殊 阿弥陀佛 什么时候出现 佛教蓮花 å Đi mua đặc sản Đặc sản tàu hủ อธ ษฐานบารม thã¹y オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ cau chuyen vi bo tat mang dep nguoc