Chùa mình vẫn kết hoa hồng chứ?

Chùa mình vẫn kết hoa hồng chứ?

Ừ, thì cứ gọi là "chùa mình" vì chùa cũng ở gần nhà mình. Ngày còn nhỏ, cứ đến ngày mồng một và rằm, nhà tôi đều ăn chay và đi chùa. Nhưng tôi không thuộc nhóm những phật tử ngoan đạo, trong lúc những bạn cùng trang lứa, những anh chị cô chú khác ngày nào cũng mặc áo lam đi tập hát, học thuộc kinh và làm từ thiện. Đặc biệt mùa Vu Lan, họ xúm nhau kết hoa hồng bằng giấy để sau đêm lễ thì gắn lên ngực áo mỗi người.

Rồi những ký ức ấy dần phôi phai khi tôi lớn lên, đi làm xa biền biệt…

 Đến hơn 8 giờ rưỡi tối mới bất chợt thấy ngày rằm sắp hết. Thôi thì đến chùa một tý cho đỡ áy náy. Người ta vẫn đang còn hành lễ. Thầy chủ lễ ngồi chễm chệ trên một cái bục rộng, mũ mão không khác một vị vua. Trong chùa không có lấy một nén nhang. Bà chuyên tiếp chuyện người vào chùa bảo chùa không dùng nhang, vậy thôi. Còn lễ vật là do phật tử mang đến. Trước cổng, sau lưng, cửa trước, cửa sau chùa, lễ vật la liệt. Lễ vật đem dâng phải tuân theo bài bản đàng hoàng. Bà cũng giới thiệu với tôi những thứ chùa chuẩn bị để phật tử nào bộc phát có lòng thì có cái mà dâng đức Phật ngay. Các lễ vật này chủ yếu là nến và hoa có giá 2, 5, 8, 10, 15, hoặc 20 đôla Singapore. Giá càng cao thì trông càng tươm tất và ân đức cũng dày hơn. Ngọn nến 5 đôla cháy được 3 tiếng, 10 đôla thì được 12 tiếng; dâng lễ vật 10 đôla thì thân chủ được bình an, 20 đôla thì được thêm trí tuệ mẫn tiệp… Ngày 16, các lễ vật bất chợt này sẽ được đưa về sở rác.

Tôi không nói gì, lòng miên man nhớ đến bao nhiêu chuyện.

Hồi mới sang Singapore, tôi đã được mời đi tham quan ngôi chùa này. Chùa nằm trong khu Chinatown, mới xây xong cách đây vài năm, màu đỏ chót từ mái ngói kiểu Nhật, đến tường, cột. Các tượng Phật mới đúc với nhiều biến tấu rất lạ, màu sắc rất sặc sỡ. Chùa có rất nhiều tượng Phật. Người ta đúc hàng ngàn tượng Phật giống nhau rồi xếp lên kệ tường, đánh số thứ tự. Phật tử nào có lòng từ bi thì đến thỉnh tượng về chưng, thờ. Một cái tượng nhỏ giá 88 đôla, tượng to 3.000 đôla. Người mộ đạo được khuyến khích tặng tiền cho chùa để được ghi tên lên những cổ vật ở chùa. Dĩ nhiên, số tiền cúng cũng tỷ lệ thuận với giá trị cổ vật, kích thước tên, số lượng chi tiết "lý lịch cá nhân" của người tặng. Nhóm làm công tác "quan hệ quần chúng" của chùa rất chuyên nghiệp. Họ săn đón nhà báo, chuẩn bị tài liệu để cung cấp cho nhà báo không chê vào đâu được!

Rồi tôi nghĩ đến "chùa mình" và má tôi. Tôi điện thoại, má khoe: "Má đã ghi tên và pháp danh của tụi con cho các thầy cầu nguyện cho các con bình yên. Các thầy cũng cầu nguyện cho tất cả mọi người, cho cả nước con ạ!". "Chùa mình vẫn gắn hoa hồng cho phật tử phải không má?". "Thì chuyện đó năm nào cũng vậy mà con. Vậy con có đi chùa không?". "Có má ạ, nhưng chùa ở Singapore khác lắm!". Và tôi bật khóc. 

Thục Minh  Thanh Niên  online (Singapore, Vu Lan 2008)


Về Menu

Chùa mình vẫn kết hoa hồng chứ?

hiå ç hoà tre Nghĩ về lễ Macchabée tri ân người ánh sáng pháp hoa tinh su my chau Sắp kinh sám hối e Lục tổ huệ năng phần 2 dong tỉnh thức trong vòng vây thông tin không lời khuyênchuẩn bị cho phút lâm chung Đại tạng kinh Phật giáo Kho tàng văn Hàn Quốc Thiền sư Hyecho người đi nghiep co the dung nghi le boi toan de hoa giai thôi nghiệp có thể dùng nghi lễ bói toán Vỏ kết giới những nét chung và khác biệt chè khoai môn bí Ï Mâm cô chay mu a Ba o hiê u thanh Nhục gui ban ngay tan the niệm phật bốn chữ hay sáu chữ câu chuyện về tắm phật Chè kê xứ Huế và tháng 5 Củ Món chay tháng giêng đò ơi Hi câu chuyện trước miếu quan âm vo tinh thuyet phap Ð Ñ Ñ 轉識為智 loi vao hanh bo tat vo tinh tao nghiep vô tình tạo nghiệp cách ăn chay của người huế tướng mạo do tâm sinh mÓ côi tương quan hay chẳng là gì bí quyết dạy con thông minh của người Các loại thực phẩm gây đau tim Thêm đường vào thức uống sẽ tan cam 25 phan 4 ket luan 4 lưu ý giúp tránh suy nhược tinh