Chùa Ông Thu Xà tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông
Chùa Ông Thu Xà

Chùa Ông Thu Xà (tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh) tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông.
Đặc điểm

Được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập.

Trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1881, 1894, 1920, 1991 với sự đóng góp tiền của quan lại triều nhà Nguyễn, thương gia và dân chúng ở Quảng Ngãi. Mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.

Chùa thờ Quan Công ở gian chính diện, Phật Quan Âm Nam Hải ở gian hậu cung theo kiểu "Tiền thánh hậu Phật". Ngoài ra ở hậu cung còn có cụm tượng Thiên Hậu với Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, Cửu Thiên Huyền Nữ và cụm tượng Kim Đẩu với 12 bà mụ.

Tuy khiêm nhường so với các chùa do người Hoa tạo lập ở Hội An song ở đây lại có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hoa - Việt trong tổng thể chung với đường nét chạm trổ hết sức điêu luyện và công phu.

Chùa có bố cục chặt chẽ gồm: Cổng tam quan, Bình phong, Lầu chuông lầu trống. Trong nhà tiền đường có 18 cột chia làm ba gian hai chái. Kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm ba nhà liên kết nhau: tiền đường, chính diện và hậu cung. Đỉnh bờ mái trước mặt chùa có ghi ba chữ: "Quan Thánh tự". Vào lần trùng tu thời Khải Định năm 1920 kiến trúc chùa đã có sự thay đổi.

Chùa có 6 văn bia chữ Nho chia làm 2 loại: loại có niên hiệu Thành Thái thứ 7 (năm 1895) và văn bia niên hiệu Khải Định Canh Thân (năm 1920) là các năm trùng tu chùa.

Là ngôi chùa cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn ở Quảng Ngãi, nơi có sự kết giao thoa giữa kiến trúc của người Việt và người Hoa (vì kèo chồng rường chày cối vì kèo chồng rường giả thủ - miền Trung; vì kèo cánh ác cột trốn trính chuyền - đồng bằng Bắc Bộ; vì kèo chồng rường trái bí - phong cách Hoa Bắc, Trung Quốc), chùa Ông Thu Xà đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch công nhận bằng di tích quốc gia theo quyết định số 43 VH/QĐ ngày 7/1/1993.

Hàng năm vào dịp lễ hội văn hóa người Hoa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh - lễ hội dành cho người Hoa tại Việt Nam tầm quốc gia do Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch tổ chức, Quảng Ngãi là một trong 27 địa phương trong toàn quốc tham dự lễ hội

Về Menu

chùa ông thu xà chua ong thu xa tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Quan điểm của Phật giáovề giáo dục 弘忍 æ æ tràng bồ tát có thật không Phát lòng từ bi và vấn đề công lý cai toi va minh triet ve cai toi 永代供養 東成 tức Cần quán âm tang 即刻往生西方 什么是佛度正缘 truyện thơ anh chàng bốn vợ Đồng Nai Hàng ngàn người dự lễ ç 陈光别居士 tuà 佛說父母 Trà đạo của Châu Quang Marata Juko va 生前墓 binh tinh truoc nhung khen che cua cuoc doi ç æˆ vũ điệu ý niệm trong cơn đau bản thể doi dien voi niem dau trong ta ほとけのかたより ท มาของพระมหาจ mot nen huong long tien dua huong linh nghe si kim rá ng luat nhan qua thừa thiên huế trùng tu Đài kỷ niệm お墓のお 历世达赖喇嘛 Ö Â á Ÿ Thuc phương pháp thiền khí tâm giúp giải 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 niệm lay さいたま市 氷川神社 七五三 妙善法师能入定 Những mùa Phật đản đi qua 修行人一定要有信愿行吗 chua mat troi va mat trang