Chùa Phúc Lâm, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang là một trong những nơi ẩn chứa các dấu tích của một nền văn hoá xưa đầy tự hào, toạ lạc trên
Chùa Phúc Lâm

Chùa Phúc Lâm, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang là một trong những nơi ẩn chứa các dấu tích của một nền văn hoá xưa đầy tự hào, toạ lạc trên...

Chùa Phúc Lâm, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang là một trong những nơi ẩn chứa các dấu tích của một nền văn hoá xưa đầy tự hào, toạ lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng đãng và bằng phẳng dưới chân núi Chùa, mang phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc từ thời Trần thế kỷ XIII - XIV.

 

Những bức tượng gỗ quý trong chùa Phúc Lâm
Khuôn viên của chùa Phúc Lâm nằm trên gò đất rộng khoảng 600m², hiện nay, trên nền cũ của ngôi chùa vẫn còn bình đồ kiến trúc khởi nguyên của nó. Nền móng có hình chữ Đinh, gồm hai đơn nguyên kiến trúc là toà Tiền đường và toà Thượng điện. Chùa Phúc Lâm ngoài thờ Phật còn thờ các vị thần bản địa, gắn bó trực tiếp với cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Đây cũng là một nét sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo tại một ngôi chùa vùng cao.


Tại chùa Phúc Lâm, các chuyên gia cũng đã phát hiện tổ hợp các mảnh tháp đất nung gồm: mái tháp, thân tháp, đế tháp và các mảng phù điêu trang trí kiến trúc với các chủ đề như: rồng, chim phượng hoàng, mảnh tháp có trang trí hình cánh sen cách điệu ở đế tháp. Các mảng phù điêu hình rồng mang đặc trưng tranh rồng thời Trần như: bờm chải ngược uốn cong hướng lên trên đỉnh đầu, mắt mở to, chân có 3 móng vuốt... các hiện vật được tạo dáng hình khoẻ khoắn, đường nét điêu khắc rõ ràng. Đặc biệt, một góc của tầng tháp đất nung có trang trí hình chim thần Garadu đang trong tư thế vươn mình lên, giơ 2 tay đỡ lấy mái tháp rất sống động.
  Chùa Phúc Lâm hiện nay do nhân dân trong vùng dựng lên trên nền đất cũ theo hướng Tây Nam, xung quanh được bao bọc bởi dãy núi Thượng Lâm trùng điệp với nhiều huyền thoại. Chùa được dựng bằng gỗ, ở vị trí chính giữa toà Tam bảo của ngôi chùa xưa, kiến trúc hình chữ Nhất theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam, gồm một gian hai chái, mái lợp lá cọ. Hai gian Tiền đường của chùa là hai pho tượng thờ đặt ở vị trí sát vách, tượng được làm bằng gỗ, để mộc, không sơn son thếp vàng. Giữa Tiền đường là nơi đặt hương án, phía sau là tòa Tam bảo.
 
Các pho tượng ở đây đều được tạc bằng gỗ, để mộc ở tư thế ngồi thiền. Các pho tượng mang nhiều nét của cư dân văn hoá vùng cao, không được chạm khắc trau chuốt, đường nét không mềm mại nhưng rất có hồn, dáng vẻ tự nhiên. Theo các nhà khảo cổ thì các pho tượng này có niên đại khoảng thế kỷ XIV, là một trong số ít tượng thờ được phát hiện ở vùng núi phía bắc có niên đại sớm.

Về Menu

chùa phúc lâm chua phuc lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt ù phật Đọc kinh nang Bún gạo xào chay Ä i 临海市餐饮文化研究会 Phật giáo Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích Dăm Chạy duc phat nhap the do sanh thẩm mỹ va làm đẹp dưới góc nhìn khổ đau và 宗教五寶 10 tÕ bát 육신주 虛空法界 lơi บวช à Dà lo trinh thanh dao cua viên vi sao nguoi luong thien lai gap trac tro Các món chay ngày Tết 因地不真 果招迂曲 ペット僧侶派遣 仙台 dấu sắp chết bodhgaya 永宁寺 Làm ấm cơ thể với nước chanh bạc cẠî 百工斯為備 講座 佛教蓮花 çŠ トO 佛说如幻三昧经 そうとうしゅう 四念处的修行方法 お寺小学生合宿 群馬 墓の片付け 魂の引き上げ 欲移動 お仏壇 お手入れ 五藏三摩地观 กรรม รากศ พท