Đại Trí Độ nói là, thực tại, dù cho nó có mang tên gì đi nữa, dù cho nó có thêm lời bằng tiếng Tàu, Tây, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức , Ý, Ba Tư, Ấn độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nepal, Tây tạng đi nữa, thực tại ấy vẫn là thực tại đơn thuần mà
Chùa Ta hay Chùa Tàu hở Ba ?

Đại Trí Độ nói là, thực tại, dù cho nó có mang tên gì đi nữa, dù cho nó có thêm lời bằng tiếng Tàu, Tây, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức , Ý, Ba Tư, Ấn độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nepal, Tây tạng.... đi nữa, thực tại ấy vẫn là thực tại đơn thuần mà !

Trong Đại Trí Độ Luận, cuốn 41, tập 3, có phần Giải thích Phẩm Ba Giả thứ 7.

Phần giải thích này làm tôi cảm động thực sự, khi đọc và so sánh với bản Kinh Đại Bát Nhã Huyền Tráng , Bản kinh Hội thứ Nhất và cả bản Hội Hai , phần tương đương.

Thực sự , chẳng có gì là "thực" trên thế gian này, nhưng phải "ảo như thế" , mới thành thế gian thực .
 

Mấy ngày Tết, tôi cùng gia đình đi viếng các Chùa. Ở nhà, chúng tôi phát tâm đi 10 kiểng già lam, trong chỉ một ngày Mùng 2 tết mà thôi.

Chúng tôi ra đi từ mờ sương, cái lạnh giá thấm dần trong da thịt, nhưng trong lòng rất ấm áp khi nghĩ đến chốn già lam hương đăng hoa rực rỡ .

Vào từng chùa lạy Phật, nghỉ ngơi trong sân với nhiều người đi viếng , đôi khi ngồi mạn đàm với mấy vị Sư hay Ni, buổi trưa thọ trai cùng Tăng Ni và Phật tử, ..... như thế, mãi đến 11 giờ tối, chúng tôi mới về nhà, trong lòng thoải mái an vui trong thân xác ...rã rời.

Bổng nhiên, hai đứa bé , con tôi chợt hỏi : "Ba mình đi lầm chùa rồi !" – Gì ? – "Mình đi lầm Chùa Tàu rồi !"

- Chùa Việt mà, Sư hay Ni nói tiếng Việt mà, mình ăn chay món Việt mà !.

- Thế vì sao, trong ngoài chùa lại toàn tiếng Tàu. Cái hộp đựng cơm chay của con, cũng ghi chữ Việt bên ngoài, mà bên trong là xuất xứ Hàn quốc. Còn cái Chùa Việt Nam to đùng như thế, mà lại ghi bên ngoài bằng chữ Tàu, mà bên trong cũng chữ Tàu ? Con đi Thái, đi Campuchia, chùa của người ta đâu có chữ Tàu như chùa mình ? Ở Tiệp, con cũng thấy chùa Việt Nam, bằng chữ Việt mà ! Hồi con đi Nhật, Hàn cũng không có chữ Tàu mà !

- Ba, Ba, Bộ ....mấy Thầy Cô đọc tiếng Việt ....hỗng rành hở Ba ?

- Bậy nào, không phải đâu . – Thế....tại sao lại vậy hở Ba ?

- – Ơ..... Tôi . ....mắc nghẹn ! Tôi suy nghĩ lại, tại sao vậy cà ? 


Tôi nhìn lại trên tay tôi, tờ báo Giác Ngộ với hình chùa Bái Đính, mà tôi sửng sờ như tôi đang nhìn ảnh của .... Điện Minh Vương bên Tàu !!! (*)

Đại Trí Độ nói là, thực tại, dù cho nó có mang tên gì đi nữa, dù cho nó có thêm lời bằng tiếng Tàu, Tây, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức , Ý, Ba Tư , Ấn độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nepal, Tây tạng.... đi nữa, thực tại ấy vẫn là thực tại đơn thuần mà !

Vậy tại sao, Chùa Việt lại không mang tiếng Việt, hay Hán-Việt để cho cái thực tại ấy, được thực sự trở về nguồn gốc, thành Chùa Việt nam, dù là tăng ngữ Việt cũng giả như tăng ngữ chữ Tàu ? Chẳng lẽ cái tăng ngữ Tàu giả ấy, lại cao siêu hơn cái tăng ngữ Việt Nam giả ?

Có ai, quớ bà con người Việt, biết vụ này, giải thích giùm tôi, để tôi giải thích cho lớp người trẻ tuổi này . Và để tôi không phải lầm đường mà cúng dường và qui y theo các Chùa .......Tàu với Lão Tử ngồi chính điện thay Ngài Cồ Đàm mất !

(*) Tuần báo Giác Ngộ, trang 10, số 627 – 4-2-2012 Saturday, February 04, 2012

Tâm Nhẫn

 
 

Về Menu

chùa ta hay chùa tàu hở ba ? chua ta hay chua tau ho ba tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

nghi thức cúng giao thừa cầu nguyện hay cầu xin vãµ tieu su hoa thuong thich vinh dat phuong phap tu tap de triet tieu sac duc êm dạy 보왕삼매론 Đọc là i tu tập chánh mạng chính là bảo tồn 藥師經經文全文 ร บอ ปก xa Nguy hại của mất ngủ giû 康 惡 cuộc đời chỉ là tương đối 曹洞宗 đoàn 佛教 临终关怀 kết giới những nét chung và khác biệt muoi hai nhan duyen va doi song dao nhà khoa học albert einstein và đạo phật tóm 仏壇 専門店 上巽下震 轉識為智 ï½ 佛教的出世入世 chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài 若我說天地 phan 6 Chả chay làm từ đậu hũ iÇn lâm câ n GiÃƒÆ Giữ gìn sức khỏe cho mắt của bạn Nước chanh ấm hạnh phúc chỉ đơn giản là sống mà Vài suy nghĩ nhân đọc tạng kinh Nikaya gá Ÿi 法会 các bạn trẻ thời nay nhìn cuộc đời Mối liên hệ giữa thầy 浄土宗 仏壇 bong mat tam hon dung ich ky vu lan không có ba de