Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa 1687 thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay
Chùa Tứ Kỳ

Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay.
 
Chùa Tứ Kỳ còn có tên Linh Tiên tự thuộc thôn Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995. Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay. Chùa cũng là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Đảng, chính quyền huyện xã trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sư cụ Đàm Dần trụ trì chùa đã được chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến.
Chùa được xây dựng trên một khu đất cao ráo về phía Đông Bắc làng, phía ngoài là tam quan, tiếp đến nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và vườn tháp.

Tam quan xây 2 tầng nhìn ra quốc lộ 1A, qua khỏi tam quan đến 2 nhà bia kiểu phương đình chồng diêm, trong mỗi nhà có 1 tấm bia đá đặt trên lưng rùa.

Tòa tiền đường 5 gian 2 dĩ đầu hồi bít đốc tay ngai, vì kèo kết cấu chồng rường giá chiêng, mái phân thượng tứ - hạ tứ. Thượng điện là ngôi nhà 1 gian, nối liền với toà tiền đường kết cấu hình chữ Đinh. Nhà Tổ được làm theo kiểu đầu hồi bít đốc, kiến trúc đơn giản bằng những vật liệu mới do tu sửa năm 1993. Nhà Mẫu gồm 5 gian. Việc bài trí tượng thờ so với các chùa khác đơn giản hơn vì thiếu bộ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, Thập điện Diêm vương và tòa Cửu Long.

Sát tường hậu tiền đường, bên phải đặt tượng Thánh Hiền, bên trái là tượng Đức Ông, gần tượng Thánh Hiền là 1 quả chuông khá lớn có khắc chữ "Linh Tiên tự" đúc năm Thiệu Trị 1 (1841).

 




Tháp chuông chùa Tứ Kỳ


Tầng 2 chùa Tứ Kỳ


Hồng Chung Linh Tiên Tự


Tranh tượng trên vách kính tháp chuông chùa Tứ Kỳ


Góc nam chùa Tứ Kỳ




Dọc gian giữa thượng điện là hệ thống bệ thờ xây gạch, bày các bộ tượng: Quan Âm Nam Hải ở giữa, hai bên là 2 vị Bồ Tát, sau đó là bộ tượng A Di Đà tam tôn, trong cùng phía trên cao nhất là bộ tượng Tam thế.

Tường hậu là nhà thờ Mẫu, trên tòa thạch đống có tượng mà người ta đoán là Chánh vương Phủ Thị Nội Cung Tần họ Nguyễn, tên Diệu Tâm và các pho tượng Ngũ vị tôn ông, Quan Hoàng, Đức Thánh Trần. Tượng trong nhà Tổ đều thể hiện tư thế ngồi, khuôn mặt từ bi.

Đây là một ngôi chùa có cảnh đẹp ở phía tây nam thành phố nằm trong hệ thống di tích của Thủ đô. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995.

Về Menu

chùa tứ kỳ chua tu ky tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

giá trị thực tiễn của triết lý xã Bầy 墓参り Sen chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh Chuyển hóa nghiệp thức Chuyện tu thiền ly kỳ nhưng có thực chum tho tinh thuc cua phat tu thanh binh Lễ truy niệm さいたま市 氷川神社 七五三 Có nên lo lắng khi thường xuyên thức chuyen mo ma va niem tin cua nguoi thuc hanh chanh 自由自在嚴嚴實實過去曾束手無策鬱鬱鬱鬱約誒誒誒誒 四比丘 chuyện mồ mả và niềm tin của người オンライン坐禅会 sự dung hợp từ ba vị tổ huệ con nguoi y thuc voi phap than mau nhiem りんの音色 上座部佛教經典 con người ý thức với pháp thân mầu và có nên quy kính tăng chưa thực hành đúng หล กการน งสมาธ ao 飞来寺 ng co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh tiêu 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 chuyển hóa nghiệp thức 簡単便利 戒名授与 水戸 お墓 リフォーム 弥陀寺巷 Chị em nghiền thực phẩm chay mùa Vu Äón お仏壇 お供え tu hành không phải chỉ vì để gặp con khi lai thuc trong moi giac thien con khỉ lại thức trong mỗi giấc thiền 五戒十善 仏壇 拝む 言い方 Chánh niệm tỉnh thức trong đời sống Đức Dalai Lama người có ảnh hưởng Chất xơ giúp tránh dị ứng thực phẩm Giáo lý vô ngã cung thuc tap phat phap de gia dinh duoc hanh phuc cùng thực tập phật pháp để gia đình 27 市町村別寺院数順位 霊園 横浜 Công thư c pha chê Ti nh Tâm Sen