NSGN - Đức Phật không đả phá các hình thức kinh doanh và Ngài cũng không ngăn cản sự phát triển của xã hội.

Đạo đức kinh doanh theo Phật giáo

NSGN - Kinh doanh là một trong những nghề được nhiều người cho rằng dễ làm giàu. Kinh doanh đã có từ ngàn xưa với hình thức trao đổi vật dụng. Khi xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng nhiều thì hình thức buôn bán càng đa dạng và mở rộng ra nhiều quốc gia.

Như mọi người đều biết kinh doanh là nghề đối đầu với nhiều thách thức lớn, nhất là khi tình trạng kinh tế toàn cầu bị suy thoái, đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp bị phá sản. Có không ít doanh nghiệp chỉ nghĩ đến cách thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt, từ đó doanh nhân đã đánh mất đạo đức, đánh mất lương tâm nghề nghiệp. Thí dụ sản xuất hàng hóa kém chất lượng, sử dụng các chất phụ gia, các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư trong các loại thực phẩm… Điều này đã khiến người tiêu dùng lo lắng, bất an và cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến người kinh doanh chân chính.

phatgiao.jpg

Chúng tôi xin nêu ra một số ý Phật dạy về việc kinh doanh để người Phật tử biết làm việc lương thiện, giảm bớt tội lỗi, sai lầm do lòng tham không đáy gây ra, để thể hiện việc kinh doanh có đạo đức, kinh doanh theo tinh thần chánh nghiệp.

Làm kinh doanh, ai cũng muốn có nhiều lợi nhuận; nhưng ham hố và dùng mọi mánh khóe để gạt người, để thu gom thật nhiều lợi nhuận, bất chấp những tổn hại gây ra cho người khác, đó chính là lòng tham không đáy. Tuy nhiên, người kinh doanh có đạo đức thì họ thu lợi nhuận một cách chính đáng, tức chất lượng sản phẩm mà họ làm ra có giá trị tương xứng với số tiền mà người tiêu dùng phải trả, chứ không phải là lợi nhuận bỏ túi phát xuất từ lòng  gian tham, bán những món hàng kém chất lượng với giá cắt cổ.

Ngoài ra, Đức Phật thường dạy chúng ta nên có lối sống “Thiểu dục tri túc”, ít muốn biết đủ. Nghĩa là bỏ bớt lòng tham, từ bỏ ham muốn không cần thiết. Có người hiểu lầm rằng thiểu dục tri túc sẽ ngăn cản sự phát triển của con người, của xã hội nói chung và không thích hợp với người kinh doanh nói riêng.

Nếu hiểu thiểu dục tri túc là an phận, không cầu tiến, không cần làm nhiều, không cần có tài sản thặng dư, thì đó không phải là yếu nghĩa mà Đức Phật muốn dạy chúng ta. Đức Phật không dạy chúng ta sống tiêu cực và Ngài luôn hướng dẫn mọi người thăng hoa tinh thần, thăng hoa đời sống hạnh phúc.

Đức Phật dạy cách sống “biết đủ”, nghĩa là Ngài khuyên chúng ta một khi đã cố gắng tối đa trong công việc của mình thì nên bằng lòng với kết quả đạt được. Đừng muốn vượt hơn khả năng mình, rồi phải buồn khổ, thất vọng, hay ganh tức, đố kỵ, hãm hại người để tiến thân, chiếm lợi cho mình.

Sống thiểu dục tri túc, tinh thần chúng ta được thảnh thơi, an vui, sáng mắt, sáng lòng, dễ thấy được sự thật của cuộc sống. Nếu có đủ tài năng thì nỗ lực phát triển tri thức càng cao càng tốt, nếu có khả năng kinh doanh thì mạnh dạn làm giàu chính đáng, nếu có tâm giúp người thì dang tay nâng đỡ người kém may mắn. Phật pháp bất ly thế gian giác là vậy. Cho nên, Đức Phật không hề dạy những điều tiêu cực trong cuộc sống thường nhật của con người và Ngài cũng không bao giờ ngăn cản sự tiến bộ của con người. 

Với giáo pháp lợi lạc cho con người như vậy, đạo Phật đã tồn tại và phát triển qua suốt hơn 25 thế kỷ và càng ngày lời dạy của Đức Phật càng tỏa sáng, chỉ lối đưa đường cho con người sống hạnh phúc, phát triển và hòa bình. Đó là câu trả lời xác thực và có giá trị nhất cho sự nhận thức sai lầm nói trên.

Kinh doanh là đề tài mà Đức Phật đã chỉ dạy hàng cư sĩ Phật tử. Có năm loại hình kinh doanh mà Đức Phật khuyên người cư sĩ không được buôn bán và cũng không nên khuyến khích người khác làm, dù lợi nhuận thu được rất cao.

Trong kinh Tăng chi, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm?

- Không buôn bán vũ khí.

- Không buôn bán người.

- Không buôn bán các chất gây say.

- Không buôn bán thịt.

- Không buôn bán thuốc độc.

Khi kinh doanh, thu được lợi nhuận, Phật cũng dạy chúng ta phải biết sử dụng lợi nhuận có ý nghĩa, bằng cách chia lợi nhuận làm ba phần:

Phần thứ nhất nhập vào vốn cũ.

Phần thứ hai để chi tiêu cho nhu cầu gia đình.

Phần thứ ba dùng làm việc công ích xã hội gồm những việc từ thiện, hay cúng dường Tam bảo, phát triển đạo pháp. Việc này làm lợi ích cho nhiều người và tạo ra phước báo làm hành trang cho cuộc sống giàu có, bền vững trong một đời cho đến nhiều đời.

Đức Phật không đả phá các hình thức kinh doanh và Ngài cũng không ngăn cản sự phát triển của xã hội. Thật vậy, Phật dạy chúng ta phải có đạo đức và trí tuệ chỉ đạo việc kinh doanh để gặt hái được cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình được bền vững dài lâu.

Tóm lại, cùng với sự suy thoái kinh tế, đạo đức xã hội cũng đã xuống dốc thê thảm. Vì thế, hơn bao giờ hết, lời dạy của Đức Phật gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, khiến cho mọi người sáng suốt, biết vun bồi đạo đức và sống theo lời Phật dạy, để kiếm tiền  hợp pháp và tiêu tiền hợp lý. Sống đúng pháp Phật dạy, chắc chắn chúng ta được hạnh phúc, an lành, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và góp phần ổn định xã hội.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Đạo đức kinh doanh theo Phật giáo

香川 団体 座禅 nhan qua la co that vi Ngó 往生的法籍法師 giao 士用果 Tiêu 白骨观 危险性 ngÒ 曹洞宗宗務庁ホームページ mẹo 佛頂尊勝陀羅尼 Ná i 精霊供養 一念心性 是 今辛一 发心已后须学学业处之因相 Tùy Ð Ð³Ñ tạm 即刻往生西方 Trà hương trà hoa hành trình gieo chữ của thầy giáo tật 所住而生其心 a friend dinh nghia qua 24 chu cai bùi giảm cân lam phật Món chay từ khoai Người 長谷寺 僧堂安居者募集 Trá canh tÕng 激安仏壇店 簡単便利 戒名授与 水戸 Vesak thiêng liêng BÃn gioi luat nao cho nguoi tu hanh Chay 饿鬼 描写 the อธ ษฐานบารม 饒益眾生 Tháng 7 âm lịch 市町村別寺院数順位 上座部佛教經典 度母观音 功能 使用方法