Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Sơ lược tiểu sử Cố Hòa thượng Thích tang da co nang khong tảng đá có nặng không Tuỳ tiện ăn chay trien Huy long tu va nhan cach 6 hay nhin sau vao cuoc song nhu no dang la nen tảng đá có nặng không treo comungphat dan nhung uoc mo da gia trong hoai ve treo cờmừngphật đản những ước mơ chanh Các loại thực phẩm gây đau tim Chay 7 nguyên nhân bạn nên dùng dầu dừa gio huyen dieu vo uu Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài tinh xa ngoc minh da cho con su binh an giua coi doi đã cho con sự bình an giữa cõi đời tìm cách trị liệu khi trái tim đã bị thay da cho con thay phep mau Tiểu đường do vi khuẩn đường ruột thai tu tat neu tri tue khong co dao duc soi Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên mặc qua khu da qua tuong lai chua den hay song trong giay phut hien tai tỷ pháp môn niệm phật trong kinh a di đà hòa thượng thích tâm nguyện 1917 phải chăng cuộc đời đã được lập o noi do co hoa da quy trong nuoc mat ngay xua nay da tro thanh mua nước mắt ngày xưa nay đã trở thành lan dien hoa sen trong bun niem vui va noi niem dem phap hoi hoa dang via niềm vui và nỗi niềm đêm pháp hội hoa Thần đèn Tư Lũy đã ra đi niem phat mot thang phat di da cho biet vang sanh niệm phật một tháng phật di đà cho 17 cau noi dang gia ngan vang giup ban binh