Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Số ngoai khong tranh la tinh n廕簑 năng lực vô biên của vị tha Năm năm chữ vàng giúp bạn vượt qua chà Quan điểm của Phật giáo về quyền phát triển tâm từ Cánh diều quê Khảo về thân trung ấm vì sao bút chì có tẩy điện phat trien tam tu mon Món chay cuối tuần Gỏi rong sụn xuc dong voi hinh anh ve tinh yeu thuong cha me Quảng Nam Trưởng niệm cố Ni trưởng dạy con từng lứa tuổi theo quan điểm nghiệp và tái sinh phần 1 Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Huyền thoại ít biết về đệ tử lừng sắc xin hãy like và share có tâm thu chua tri benh tam than bang thien vipassana niệm phật một tháng phật di đà cho tim hieu ve chanh phap gia tài thực thụ Viết dâng lên Phật Đường Thiền lối cũ hãy nghĩ rằng mọi thứ đều có thể ly do vi dau Ăn uống ngủ nghỉ như thế nào cung sao giai han the nao cho dung nhung dieu toi nhan duoc tu phat phap Phượng tím vi sao thap huong bai phat lai khong linh nghiem angkor thom and bayon Mùa Xuân tôi ơi không gian ba chiều Tưởng niệm vị Tổ khai sơn trên 20 tự Cư sĩ Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM 1897 1969 Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe tam thuc già o không gian ba chiều của hỷ xả chênh Ngày càng có nhiều người trẻ bị đột