Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

阿那律 弥陀寺巷 tinh thuc moi luc moi noi 市町村別寺院数順位 nhin thau la tri hue chan that phan 2 饿鬼 描写 Thiền để khỏe và đẹp 緣境發心 觀想書 仏壇 拝む 言い方 Ç Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ 雀鸽鸳鸯报是什么报 世界悉檀 净土网络 福生市永代供養 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ bàn tay bạn để làm gì 白佛言 什么意思 โภชปร ตร Tấm lưng còng 天风姤卦九二变 Về quê nhớ cái hàng rào pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng 华严经解读 Vị Thánh của trà Việt 陧盤 飞来寺 ทาน 持咒 出冷汗 tot ý nghĩa tuyển phật 一息十念 ç モダン仏壇 Ngó trời phiếm luận khôn cùng Sữa có thật sự giúp xương chắc Thõng 僧伽吒經四偈繁體注音 зеркало кракен даркнет va những bóng hồng của dinh Độc lập トO Tôi đi chùa chua nghia phu Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ thực tập chánh niệm cho người bận 不可信汝心 汝心不可信 món chay ngày mùng 1 bún lứt xào nghệ พ ทธโธ ธรรมโม 供灯的功德 麓亭法师