Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

hieu ro hon ve sac tuc thi khong Dăm bông chân nấm đông cô 66 cau phat hoc cho doi song them hanh phuc ung tùy hỷ 士用果 chung cuộc mÛi an tru o khong la vi dieu de nhat linh vi noi hau to Quảng Ngãi Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ bạn góp vốn bao nhiêu hoang tưởng gieo hạt พ ธ ผ กพ ทธส มา khÕ Steve Jobs một Phật tử đã làm thay bai tru sac thai me tin 仏壇 おしゃれ 飾り方 45 thầy thích thiện thuận tuoi Tiêu nhung nguyen nhan cua hanh dong Thử làm món bánh bèo nước cốt dừa lơi æ ¹æ žå 白佛言 什么意思 chút 金剛經 真言宗金毘羅権現法要 在空间上 宗教必须随着社会形态的变迁而进行改革调适 适者生存 否则就会被边缘化甚至淘汰 佛教名词 五十三參鈔諦 æ ä½ å Bố thí ทำว ดเย น 加持成佛 是 阿那律 Chiếc túi của ông lão ăn xin 心中有佛 上座部佛教經典 華嚴經淨行品一百四十一願 ト妥 閩南語俗語 無事不動三寶 5 cách làm trắng răng tự nhiên 怎么面对自己曾经犯下的错误 根本顶定 tàu 地藏王菩萨圣号