GNO - Có nên ăn đậu nành hay không? - Đó là câu hỏi mà nhiều phụ nữ Hoa Kỳ đang đặt ra.

Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa ung thư vú?

GNO - Có nên ăn đậu nành hay không? - Đó là câu hỏi mà nhiều phụ nữ Hoa Kỳ đang đặt ra. Đậu hũ, tương miso và các thực phẩm làm từ đậu nành khác là những thực phẩm giàu protein nhưng lại chứa ít năng lượng và chất béo bão hòa. Và các nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành có khả năng giúp phòng chống ung thư.

Dù nhiều bác sĩ khuyên rằng phụ nữ có nguy cơ cao với dạng ung thư vú ER phổ biến (loại ung thư vú có các tế bào ung thư đáp ứng với estrogen, estrogen-receptor-positive breast cancer) nên tránh ăn các thực phẩm làm từ đậu nành vì các thực phẩm này có hàm lượng hợp chất isoflavone. Một số nghiên cứu gợi ý rằng isoflavone có tác động như estrogen và khuyến khích sự phát triển của các khối u.

dau-nanh.jpg
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành có khả năng giúp phòng chống ung thư

Một nghiên cứu trên vật thử được tiến hành bởi các chuyên gia Trung tâm Ung thư vú Georgetown Lombardi ở Washington D.C. đã giúp hiểu biết rõ hơn về khả năng ngăn ngừa ung thư cũng như làm cho ung thư phát triển lan rộng của đậu nành.

Các chuyên gia quan sát thấy vật thử được cho hấp thu isoflavone đậu nành, đặc biệt là loại isoflavone có tên là genistein - có thể giúp cải thiện khả năng đề kháng chống lại ung thư. Nhưng các vật thử không được cho hấp thu isoflavone cho đến khi phát triển ung thư vú thì không có phản hồi đề kháng giống như vậy để tiêu diệt tế bào ung thư. Thay vào đó, các vật thử có tỉ lệ phát triển ung thư cao và tỉ lệ tái phát triển khối u cao hơn sau khi đã tiến hành loại bỏ các khối u.

Nghiên cứu giải thích tại sao phụ nữ châu Á có xu hướng ăn nhiều các thực phẩm làm từ đậu nành trong chế độ ăn có tỉ lệ ung thư vú thấp hơn 5 lần so với phụ nữ ở Hoa Kỳ, theo các chuyên gia. Nghiên cứu này được phát hành đầu tháng 2 qua trên Tạp chí Nghiên cứu Ung thư Lâm sàng.

Hơn 200.000 phụ nữ Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc ung thư vú mỗi năm và đa số là loại ung thư vú ER, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ. Một trong những loại thuốc phổ biến nhất để chống lại loại ung thư này là tamoxifen, có tác dụng làm giảm khả năng của estrogen - tác nhân làm ung thư phát triển.

Các chuyên gia cũng phát hiện rằng, các vật thử được nuôi với genistein chỉ có 7% nguy cơ tái xuất hiện các khối u vú sau khi điều trị bằng tamoxifen còn nguy cơ với các vật thử không có genistein trong chế độ ăn có đến 33% nguy cơ tái phát triển khối u.

Bên cạnh đó, genistein có thể xuất hiện như là estrogen, góp phần làm phát triển ung thư - tác nhân làm giảm khả năng chống lại ung thư. Nói cách khác, sự trái ngược này có lẽ liên quan đến yếu tố thời gian. Có thể việc hấp thu đậu nành chỉ có tác dụng bảo vệ trước khi ung thư phát triển mà thôi.

Dù nghiên cứu này được tiến hành trên vật thử nhưng kết quả này cũng quan trọng với các bác sĩ và bệnh nhân.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa ung thư vú?

Lời Di 佛教中华文化 mat roi dung tiec nuoi làm người phật tử chân chính Để gió cuốn đi Thiền trong cuộc Trái bần chua Người siêu thăng giông bão lắng LÃ chùa lý quốc sư chua ly quoc su tam phap the gian CÃn 夜渡凡尘 削发更衣 chua phi lai Để chạy bộ đúng cách Dinh dưỡng từ nấm nguoi nam cham bi mat cua luat hap dan ương kim noi hoài niệm về tuổi Đường huyết cao làm tăng nguy cơ ngừng tin tuc phat giao tich 05 dua tam ve nha phan 2 niệm daklak chÙa Tử Mát lành tuong Mệt rồi ư Bốn loại rau quả hè chống lão hóa Cà phê giúp giảm viêm nhiễm và đại thừa diệu pháp liên hoa kinh Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức cầu nguyện sám hối chân thật chính là Gene và môi trường tác động lớn đến 5 loại thực phẩm không tốt cho hệ đư c phâ t qua ca i nhi n cu a danh nhân kỷ Hồng vị thuốc quý cang TIỂU SỬ Hòa thượng THÍCH HUÊ HẢI năm hanh nguyen duc bo tat quan the am ai hoa Ông Bụt khóc nam phap khien chanh phap khong diet o thoi mat