Những tưởng các lớp trông trẻ, mầm non là không gian tuyệt vời cho trẻ nơi mà chỉ có tiếng cười, tiếng hát, tiếng nô đùa và những yêu thương, vỗ về lại bỗng chốc trở thành địa ngục
Đến bao giờ trẻ em mới hết phải chịu đựng?

Những tưởng các lớp trông trẻ, mầm non là không gian tuyệt vời cho trẻ - nơi mà chỉ có tiếng cười, tiếng hát, tiếng nô đùa và những yêu thương, vỗ về - lại bỗng chốc trở thành địa ngục.
Những ngày qua, dư luận cả nước phẫn nộ cực độ khi chứng kiến hình ảnh các bảo mẫu cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (Q.12, TP. HCM) hành hạ các bé một cách dã man. Người ta không thể hiểu tại sao các bảo mẫu - những người được coi là cô giáo, là “mẹ hiền” lại có thể đánh đập, hành hạ những đứa trẻ chỉ mới vài ba tuổi một cách tàn nhẫn, không còn tình người như thế!

Sự phẫn nộ của cộng đồng được đẩy lên đỉnh điểm, khi mà vụ bà giúp việc ở Hà Nam hành hạ cháu bé sơ sinh còn chưa “hạ nhiệt”, câu chuyện đau lòng ở cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh như giọt nước làm tràn ly, khiến cả xã hội thêm bức xúc.

Người ta cũng không hiểu vì sao, từ bao giờ, người “mẹ hiền” thứ 2 của trẻ con, lại trở thành những “con quỷ” đội lốt người như thế. Và, những tưởng các lớp trông trẻ, mầm non là không gian tuyệt vời cho trẻ - nơi mà chỉ có tiếng cười, tiếng hát, tiếng nô đùa và những yêu thương, vỗ về - lại bỗng chốc trở thành “địa ngục” như những hình ảnh tràn lan trên mạng những ngày qua.

Đã có hàng ngàn lời bình luận trên các diễn đàn, ngoài việc bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc, nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng cho việc học hành của con cái, đặc biệt với những đứa trẻ miệng còn thơm mùi sữa, sắp phải đối diện với một môi trường mới không có ông bà, bố mẹ bên cạnh. Các em lẽ ra phải được yêu thương, dìu dắt, động viên, an ủi khi nhớ mẹ, như đúng tính chất, vai trò của môi trường mầm non, thì giờ đây, lại phải đối đầu với những nạn bạo hành mà không ai có thể biết trước được.

Bản thân các bảo mẫu cơ sở Mầm Xanh, khi đón trẻ từ tay các phụ huynh thì vẫn tươi cười, thân thiện và hiền lành, vậy mà chỉ vài phút sau khi cha mẹ quay xe đi làm, những người “mẹ hiền” ấy hiện nguyên hình là những “ác quỷ” với những hành động mà bất cứ một người có lương tri nào cũng không thể tha thứ được. Biết bao người đã khóc khi nhìn những hình ảnh tội nghiệp của những đứa trẻ bị hành hạ kia, và đã có biết bao người muốn lao đến tìm những “mẹ mìn” ấy để đánh cho hả giận. Những búc xúc ấy là có thật, những căm phẫn, cuồng nộ ấy là có thật, bởi ai cũng xuất phát từ tình thương yêu đối với những đứa trẻ bị bạo hành, cho dù không phải tình thân, máu mủ của mình.

Còn nhớ năm 2008, bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa đã bị tòa án nhân dân TP Biên Hòa (Đồng Nai) tuyên phạt 18 tháng tù giam vì tội hành hạ trẻ em ở nhà trẻ do chính thị mở ra. Ở thời điểm đó, vụ việc như một “quả bom” kinh hoàng khi mà những clip ghi lại hình ảnh bà bảo mẫu này hành hạ trẻ hết sức dã man khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.

Những kẻ phạm tội đều phải ra vành móng ngựa chịu hình phạt của luật pháp, nhưng tình trạng bạo hành vẫn lặp lại, phải chăng mức án cho tội danh này chưa đủ để răn đe? Một đứa trẻ không bị giết, nhưng nó bị hành hạ dã man trong một thời gian dài, ở độ tuổi mầm non, thì di chứng của nó sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, tác động tiêu cực đến tâm lý, hành vi và gây tổn hại về thể xác, tinh thần kéo dài, thậm chí đến suốt đời.

Theo thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, mỗi năm ở nước ta có khoảng 3.000 - 4.000 trẻ em bị bạo hành ở khắp nơi, trong đó có môi trường giáo dục và khoảng 100 em thiệt mạng. Một con số thực sự khủng khiếp.

“Trẻ em như búp trên cành” - Bác Hồ đã từng dạy thế! Những búp non này cần phải được chăm chút, bồi dưỡng, uốn nắn để trở thành tán cây xanh tốt khỏe mạnh cho tương lai. Với những quốc gia phát triển, trẻ em luôn là đối tượng được ưu tiên bảo vệ số 1, còn ở Việt Nam, Luật trẻ em đã được ban hành, Quyền trẻ em cũng luôn được coi trọng, Luật hình sự về tội danh xâm hại trẻ em cũng đã quy định rõ,… thế nhưng, vẫn cần lắm sự chung tay của cả cộng đồng bằng mọi hình thức, để vừa nâng cao ý thức, trách nhiệm, vừa lan truyền sự nhân ái của người lớn đối với trẻ em, đặc biệt ở các môi trường giáo dục, để trẻ em thực sự được sinh hoạt, vui chơi, học tập trong không khí vui vẻ, hân hoan và tuyệt đối an toàn - Đó cũng là niềm mong mỏi của tất cả các ông bố, bà mẹ có con nhỏ - những người luôn cố gắng mang lại cho những đứa con của mình cuộc sống tốt đẹp nhất ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Bài viết: "Đến bao giờ trẻ em mới hết phải chịu đựng?"
Mõ Bàn Phím - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đến bao giờ trẻ em mới hết phải chịu đựng? den bao gio tre em moi het phai chiu dung tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

bà 根本顶定 Bi 不空羂索心咒梵文 ペット僧侶派遣 仙台 上座部佛教經典 萬分感謝師父 阿彌陀佛 宝塔顶 お仏壇 飾り方 おしゃれ 8 cốc trà mỗi ngày tốt cho sức khỏe ï¾ï½ Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm sử 纯素烘焙替代品 Dễ bテケi 五十三參鈔諦 白佛言 什么意思 พ ทธโธ ธรรมโม 首座 Thường 般若心経 読み方 区切り 因无所住而生其心 心中有佛 五痛五燒意思 trinh cong son ห พะ 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Mít non và đậu hầm nước tương chùa nhổn Dẫu Thủ 山風蠱 高島 hóa 雀鸽鸳鸯报是什么报 học de ペット葬儀 おしゃれ Xúc cảm tháng Tư 佛陀会有情绪波动吗 cau chuyen danh cho nhung nguoi ban dang mat dong 梵僧又说 我们五人中 Ï 山地剝 高島 白話 怎么面对自己曾经犯下的错误 Chiếc túi của ông lão ăn xin 閩南語俗語 無事不動三寶 Thực phẩm nào giúp ăn uống ngon miệng 否卦