Tôi không nhớ rõ tôi đến với Đức Phật như thế nào, nhưng cái thời khắc nhỏ nhất mà Phật đến với tôi, thì tôi không thể nào quên được! Đó là dấu ấn suốt đời, kiếp kiếp.

	Đức Phật và lời dạy của cha tôi

Đức Phật và lời dạy của cha tôi


Khoảng năm lên 7,8 tuổi, tôi rất thích bắt những chú kiến bỏ vào hộp diêm. Lúc thì chơi đùa với chúng, lúc thì lại giết đi. Một hôm cha tôi thấy vậy nói: “Con không nên giết hại sinh vật, dù chúng có bé nhỏ tới đâu, vì chúng cũng muốn có được niềm vui như con vậy!”. Rồi cha đem những chú kiến còn lại thả cho chúng bò đi, miệng lầm rầm những điều không rõ. Ánh mắt cha thương tôi một cách lạ thường. Tôi đã nhận ra (dù còn là khờ dại) trong ánh mắt ấy, hình ảnh Đức Phật soi chiếu tâm tôi. Ngài đã đến với tôi bằng lời của cha tôi. Ngài đã tọa nhập vào tôi bằng ánh mắt của cha tôi. Sau này tôi mới vỡ lẽ như thế. Còn lúc đấy, một cách tự nhiên, thật thơ ngây, Đức Phật đến!

Ngài ngồi đó, giữa hoang địa tâm trí tôi. Cha mẹ tôi tất bật chạy lo cơm áo. Tôi lớn theo từng manh áo của mẹ. Nhưng hàng ngày mẹ luôn nhắc tôi “làm lành lánh dữ”. Hàng ngày cha nhắc niệm Phật. Đức Phật của tôi vẫn còn xa tôi nhiều lắm. Cả những lúc bíu áo mẹ đi chùa, tôi vẫn không hề biết lời Phật dạy có sức mạnh tiềm ẩn trong tôi đến vậy. Tôi học cách lượm một mảnh chai giữa đường, học cách bắt một cọng cỏ qua dòng nước cho bầy kiến bò qua… Tôi làm tất cả những điều ấy mà vẫn chưa hiểu gì nhiều. Nhưng chắc chắn những “điều không có gì” đó lại thay đổi cuộc đời tôi. Hướng dẫn tôi gội rửa tâm của mình.
Gội rửa tức là làm sáng bóng một hình tượng. Nhưng vì quá mê tín, tôi xem Đức Phật của tôi như Thượng đế, tôi buộc ngài ban phát cho tôi những điều tôi cầu xin. Xin được tôi đem lòng tham. Không được tôi đem lòng nghi hoặc. Tôi chạy theo ảo ảnh của cuộc truy tìm. Tôi đem kiến thức nhà trường để đọc kinh Bát Nhã. Đức Phật trong tôi ngày một mù mịt. Tôi nghĩ rằng những quyển sách triết sẽ cứu vãn tôi. Tôi đem Khổng Khâu, Socrate, Sartre, Nietzsche… để lấn át Đức Phật của tôi. Và rồi chỉ còn là ngọn đèn leo lắt trong tâm tôi giữa những ngọn gió lớn!

Ngông nghênh với một cái đầu đầy thiền triết của “Vô môn quan”, của hiện sinh…, tôi đâm ra coi thường tất cả. Tất cả cuộc đời đều là phi lý, buồn nôn… Tôi đảo điên. Tôi mộng ảo. Tôi bế tắc. Dĩ nhiên là tôi có quyền cho phép mình độc đoán, khát vọng không tưởng, và thể hiện cả những thói ích kỷ nhỏ nhen, thù ngịch. Tôi sử dụng trình độ của mình để coi rẻ, phân ly. Tôi thoả thích chạy theo rượu chè. Cuộc đời với tôi là những sự lẩn quẩn. Tôi trở nên một người trống rỗng. Cách đây 4,5 năm gì đó, báo Giác Ngộ gởi tặng tôi quyển Tâm Kinh (Kinh Trái Tim). Sách quý nhưng đọc… chỉ là để đọc! Sau đó, tôi đem tặng cho một người bạn. Tặng xong tôi lại nhận được một quyển khác. Tôi đọc và tiếp tục mê tín trở lại! Trầm trọng hơn. Một hôm lang thang ở tiệm sách, cầm trên tay quyển sách “Nghĩ từ trái tim” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc mà tôi thấy mình có một Đức Phật thật bình dị, thật đơn giản, thậm chí thật hồn nhiên nữa! Câu thơ của ông mà tôi thuộc lòng từ lâu đã ám ảnh tôi: “Sóng/ quằn quại thét gào/ Không nhớ mình/ là nước!”. Tôi đọc và vỡ lẽ từng chữ, từng câu. Bằng cách viết làm thất vọng nhiều thứ bằng cấp, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã giúp tôi vượt qua mê tín mà lâu nay tôi ngỡ là chánh tín. Đây là lời cảm ơn của tôi đối với người bác sĩ mà tôi chưa từng quen biết. Trong tôi thức dậy một tình yêu mới, rất hồn nhiên thơ ngây. Tôi cố gắng quét sạch mọi thành kiến, xa rời mọi triết luận. Và tôi đã có một Đức Phật cho riêng mình. Đức Phật từ thời cha tôi dạy và Đức Phật trong chữ nghĩa của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nhập làm một: thật hồn nhiên, thật giản dị, nhưng rọi chiếu tâm tôi. Đức Phật của tôi luôn nhắc tôi: “Đừng tin ta khi con chưa hiểu ta!”.

Nguyễn Thánh Ngã  (Văn hóa Phật giáo, số 19, Vu Lan, 15.8.2006)


Về Menu

Đức Phật và lời dạy của cha tôi

緣境發心 觀想書 四念处的修行方法 墓参り 栃木県 寺院数 son 止念清明 轉念花開 金剛經 지장보살본원경 원문 dao hieu va duy tri le song hang ngay 即刻往生西方 16 bài thiền quán tứ niệm xứ gốc tùng Tiểu Sử HT Thích Duy Lực 경전 종류 若我說天地 心经全文下载 Nỗi 鄂城区佛教协会会长 quên bang diễu hành xe đạp hướng về ngày phật 사념처 Mùa xuân đầu tiên 四比丘 华藏法门 大法寺 愛知県 ç æˆ nấu chay cà ri thái chay Giải độc cơ thể bằng thức Õ Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 9 cố 五藏三摩地观 加持 buddha 僧秉 Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được gia dinh phat tu กรรม รากศ พท Nấu chè đậu thật đơn giản 西南卦 du con co la ai bát ß 百工斯為備 講座 Cổ cột thoi Giáo sư triết học nổi tiếng Phạm Công 機十心 白骨观 危险性