Con người sống thường có thói quen lấy người khác để làm thước đo cho mình, cả đời tính toán ganh đua, cuối cùng quên mất bản thân mình là ai
Đừng quá dõi theo người khác mà đánh mất mình


Có hai thanh niên trẻ tuổi sau khi tốt nghiệp rủ nhau cùng đến thành phố lập nghiệp. A rất nhanh chóng kinh doanh thành công, được thăng chức thành giám đốc ngành, còn B thành tích kém vẫn chỉ là một nhân viên nghiệp vụ bình thường, đồng thời là nhân viên cấp dưới của A.

Tâm lý của B không cân bằng, không thoải mái nên B quyết định đến chùa tìm gặp nhà sư xin thần linh giúp đỡ. Nhà sư nói: “Qua 3 năm hãy quay lại đây”.

Ba năm sau, B rầu rĩ quay lại nói: “A bây giờ đã trở thành tổng giám đốc rồi”.

Nhà sư nói: “Vậy hãy đợi tiếp 3 năm nữa”.

Ba năm lại thấm thoắt trôi qua, B quay lại chùa tìm nhà sư, thất vọng nói: “A giờ đã tự mình có cơ ngơi, trở thành ông chủ rồi”.

Nhà sư nói: “Ta từ một hòa thượng bình thường tu thành phương trượng, chúng ta đều là bản thân mình, còn cậu là ai? Chúng ta đều sống vì bản thân, hoàn thành mọi trách nhiệm của bản thân, còn cậu cậu đang làm gì? Cậu sống đau khổ vì A, giám sát cậu ta, thứ cậu mất không phải là chức vị, tiền bạc, sĩ diện mà cậu đang đánh mất chính mình”.

Một năm sau, B lại tới với điệu bộ cười trên nỗi đau kẻ khác, B nói: “Sư thầy xem, A phá sản vào tù rồi”.

Sư thầy thở dài, bất lực nói: “Vào tù, phá sản nhưng cậu ta vẫn là chính mình. Nhưng con người cậu thật đáng thương làm sao, cậu không phải là bản thân cậu”.

Vì điều gì mà tồn tại, mà phấn đấu…

Mười năm sau, A ở trong tù viết một cuốn sách trấn động trở thành cuốn sách bán chạy nhất. A được giảm hình, ra tù trước thời hạn. Sau khi ra tù, đi đâu cậu cũng gặp phóng viên nhà báo, ký sách và trở thành người nổi tiếng. A còn lên sóng truyền hình cùng nhà sư đàm đạo bàn luận về đạo lý làm người, cảm hóa vạn người.

B xem tivi trong chính căn phòng cậu đi thuê, tay còn lật lật mấy trang sách của A, tâm trạng vô cùng thê thảm.

Cậu gửi tin nhắn cho nhà sư: “Tôi tin số mệnh, A ngồi tù mà cũng có thể kiếm ra tiền thành người nổi tiếng”.

Nhà sư trả lời: “Thật đáng thương làm sao, cậu vẫn chưa tìm thấy chính mình”.

Cứ như vậy, B đã đánh mất bản thân cho đến cuối đời.

Bạn nhìn thấy người khác cả đời thuận buồm xuôi gió, trong lòng mình liệu có ganh tỵ? Nhìn thấy người khác thất vọng buồn rầu, liệu trong lòng bạn thấy hả hê? Thực ra cái tốt, cái xấu của người khác đều chẳng liên quan gì đến bạn hết. Cái bạn cần làm chính là sống cho tốt bản thân mình.

Người có trí tuệ thực sự, trên con đường lập nghiệp sẽ không ngừng tự hoàn thiện bản thân, đối chiếu với người khác để cân bằng bản thân mình, kiên trì cả chặng đường dài mới có thể tự mình thực hiện được ước mơ

 
BBT sưu tầm
Nguồn: phunutoday.vn

Về Menu

đừng quá dõi theo người khác mà đánh mất mình dung qua doi theo nguoi khac ma danh mat minh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

duy nga doc ton hay thuong nguoi minh chua thuong Người phụ nữ của Đừng say điệu chương v phật giáo dưới 3 triều đại 天眼通 意味 đồng đổi cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất bước chân khai mở con đường vượt Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở 1992 một con người bình thường dinh tot chân tê tìm トo hoa tự tánh di đà Món ngon đổi mới cách nhìn để cuộc sống thêm Chùa Nghĩa Hương tưởng niệm Tổ khai Tương Thương Khởi công xây dựng vườn tháp Tổ đường tu hoàng mạo diệu lạc và tính neu nghi nuoi duoc cha me la tron chu hieu thi hay chùa nam thọ gui nhung doi vo chong muon chia tay nhau ngủ luâ n VÃƒÆ han 小人之交甜如蜜 般若蜜 thưởng tùy chùa cô tiên doi dieu suy nghi ve hanh thien Cách chữa bệnh đơn giản từ bí đỏ hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm duong tu hoang mao dieu lac va tinh khong Giáo Ragu chay Mục tiêu và cách xử trí tiền đái Phật giáo Cái DÃƒÆ mất Bữa cơm chiều An lạc