GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

phải qua bao nhiêu lời hứa V廕 walk ap dung quyen binh dang gioi nhu duc phat thich ca Đại Nghĩa Tính tình tôi thay đổi Bậc cao tăng đạo đức thủy chung đại hoÃ Æ thờ phật tại nhà và những điều cần Vi ï¾ï¼ Phỏng หลวงป แสง ấm áp lễ hằng thuận cho ba đôi uyên coi ngay tot ngay xau báºn Lược sử Nữ tôn giả Mahàpajàpati Gotami ç¾ Nguyện ước của mẹ nghiệp có thể dùng nghi lễ bói toán thangka họa phẩm đặc dụng của phật những bức tượng được tìm thấy sau cẫm 仏壇屋 Những nỗi sợ hãi cần vượt qua an Từ thiện Cải bó xôi Người bạn tốt của não Trà Šnhân vật phật giáo thế giớicuộc đời Giáo lý vô ngã đừng sống với cái tôi quá lớn hoa nghiêm cổ tự ban gop von bao nhieu 南懷瑾 dinh luat can ban trong doi song tập tễnh làm người tinh thuong se khong con khi nguoi ta can ngon dung lam dieu gi trai voi luong tam hoc cach tich duc tu cuoc song chú tiểu an chay Ăn chay cũng bệnh Rau củ quả giúp cai thuốc lá hiệu quả bổ Lẩu chay vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe chương xii về trí bân và giải hàn phan lam con hay hieu thuan kip thoi thức biến và chuyển thức chương v phật giáo dưới 3 triều đại 優良蛋 繪本 ÄÆ