GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

Ngọt giới lễ nghi thủ tóm tắt căn bản phật giáo 燃指供佛 Đâu phải chăng đạo nào cũng tốt de huyền thoại bồ tát thích quảng đức ทาตอะไรเป นองค năng Thương cach cung ram thang bay tai nha Ngày bình yên với Luang Prabang Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa hà tĩnh đại lễ vu lan báo hiếu chùa chuông Thân tâm an lạc hoàn cảnh an lạc 6 thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe thien khong lien can gi voi cach chung ta ngoi Ăn chay Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão tam hong danh chieu ra mien cuc lac viet tan man ve tam va vat tu phan mem excel tinh thần vô trước trong kinh phật ç¾ Đậu hũ chiên giòn Nam Định Đại lễ tưởng niệm húy tai Hãy thương mẹ nhiều hơn 佛教 临终关怀 dung 首座 moi thu deu co ve dep rieng nguoi tu tri gioi luat làm thế nào để chuyển nghiệp 9 lưu ý để giảm nguy cơ ung thư Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm vang sanh quyet dinh chon ngon vì sao bút chì có tẩy bốn phép lạ của ý lời phật dạy về đạo đức trong kinh お墓 更地 水天需 五痛五燒意思 le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre truyện thơ vua chó lông bạc Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây บวช vÃƒÆ 2 bài thơ nguyện và đạo nhiệm