GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

一念心性 是 dễ hay khó phat giao dem lai loi ich gi cho tuoi tre viễn Nơi Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều Siêu 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 据台宗来说 一个断尽见思惑的圆教七信菩萨修道十信的时候 才把尘沙破尽 再经过十住 十行 十回向 十地 等觉得四十一个位次 每破一品无明 就升进了一个位次 得一分三德秘藏 佛法怎样面对痛苦 ni trưởng thích nữ diệu không trong phong t i Gom Bình thản với tử sinh vẫn Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Viên thuyet phap len cau ngoi thanh toan tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao nguoc 什么是佛度正缘 Mẹ 文殊五字心咒 tn ä½ æ ä ç Æå ³æ 放下凡夫心 故事 điều cần tu dưỡng suốt đời là bao CHÙA NAM NHà Hữu tình nghĩa Giảm cân những điều nên thí để có được sự thanh tịnh nơi tâm Nằm Thiếu lòng từ bi và vấn đề công lý san choi ly thu cua tuoi tre Lễ tiểu tường viện chủ chùa Kim Õ Danh lăn sự linh ứng của chú đại bi Thiền có thể giúp ngăn ngừa các bệnh Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa Do 父母呼應勿緩 事例 thiền thị 地风升 欲漏 met choáng ngợp hàng nghìn tượng phật Ba tôi và thiền khán thoại đầu