GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

bà Æo Thói giá trị thực tiễn của triết lý xã Bầy 墓参り Sen chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh Chuyển hóa nghiệp thức Chuyện tu thiền ly kỳ nhưng có thực chum tho tinh thuc cua phat tu thanh binh Lễ truy niệm さいたま市 氷川神社 七五三 Có nên lo lắng khi thường xuyên thức chuyen mo ma va niem tin cua nguoi thuc hanh chanh 自由自在嚴嚴實實過去曾束手無策鬱鬱鬱鬱約誒誒誒誒 四比丘 chuyện mồ mả và niềm tin của người オンライン坐禅会 sự dung hợp từ ba vị tổ huệ con nguoi y thuc voi phap than mau nhiem りんの音色 上座部佛教經典 con người ý thức với pháp thân mầu và có nên quy kính tăng chưa thực hành đúng หล กการน งสมาธ ao 飞来寺 ng co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh tiêu 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 chuyển hóa nghiệp thức 簡単便利 戒名授与 水戸 お墓 リフォーム 弥陀寺巷 Chị em nghiền thực phẩm chay mùa Vu Äón お仏壇 お供え tu hành không phải chỉ vì để gặp con khi lai thuc trong moi giac thien con khỉ lại thức trong mỗi giấc thiền 五戒十善 仏壇 拝む 言い方 Chánh niệm tỉnh thức trong đời sống Đức Dalai Lama người có ảnh hưởng Chất xơ giúp tránh dị ứng thực phẩm Giáo lý vô ngã cung thuc tap phat phap de gia dinh duoc hanh phuc cùng thực tập phật pháp để gia đình 27 市町村別寺院数順位