GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

Þ 人鬼和 Giá trị dinh dưỡng từ trái bưởi 陀羅尼被 大型印花 Phá Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn moi ngay con duoc song xin dung lang phi thoi gian phuoc Cải thiện chứng mất trí nhớ bằng đi 根本顶定 唐朝的慧能大师 Giải nhiệt cơn nóng với rau câu đậu 所住而生其心 dạy Mùa Vu lan của những yêu thương ngÃƒÆ n ทำว ดเย น xin được nói chuyện về loài chó con đường duy nhất để thay đổi vận Ç hoc cach giu lua cho tinh yeu va hon nhan Ï 心中有佛 天风姤卦九二变 tá bá 持咒 出冷汗 Phật hoàng Trần Nhân Tông Linh å ç trẠtưởng niệm hòa thượng thích quảng Từ bi với chính mình Bệnh cảm càng nghiêm trọng hơn khi ở 6 nguyên tắc quan trọng trong ăn uống khi ペット僧侶派遣 仙台 Nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở โภชปร ตร 閩南語俗語 無事不動三寶 提等 Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 2 Bago モダン仏壇 y nghia ngay ram thang bay thu cho con truoc gio giao thua Làm Nuôi con giúp kéo dài tuổi thọ của ba một danh lam không thể bỏ qua khi du lịch 加持成佛 是 Vi khuẩn vùng miệng tiết lộ nguy cơ ung 萬分感謝師父 阿彌陀佛 曹洞宗青年联盟 Tư liệu ít được đề cập trong thời 南懷瑾