GNO - Quá thừa glucose trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy...

Đường huyết thế nào là bình thường?

GNO - Đường huyết (hay glucose) là nguồn năng lượng quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, cơ và hệ thần kinh. Cơ thể lấy glucose từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Việc hấp thụ, dự trữ và sản xuất glucose được điều chỉnh liên tục bởi một quy trình phức tạp có sự tham gia của ruột non, gan và tụy.

duong huyet.jpg
Đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl

Đường huyết bình thường khác nhau đối với từng người nhưng mức đường huyết được xem là bình thường nằm trong ngưỡng khoảng 70-100 mg/dl, được tính bằng mức đường huyết sau khi ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Đa phần thì mức glucose sẽ tăng lên sau khi ăn. Mức đường huyết bình thường ngay sau khi ăn là khoảng 135-140 mg/dl.

Sự dao động này của đường huyết, cả trước và sau khi ăn, là bình thường và phản ánh mức độ glucose được hấp thụ và dự trữ trong cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ “bẻ gãy” các carbohydrate trong thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, trong đó có glucose, được hấp thụ qua ruột non.

Khi ruột non hấp thụ glucose, tụy phóng thích insulin kích thích các tế bào trong cơ thể hấp thụ và chuyển hóa glucose. Glucose được dự trữ (gọi là glycogen) được sử dụng để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh giữa các bữa ăn.

Khi mức glucose bị hạ xuống giữa các bữa ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng đường cần thiết từ nơi dự trữ. Quá trình này do tụy thực hiện, tụy tiết ra một loại hormone có tên là glucagon, thúc đẩy việc chuyển đổi glycogen (glucose tích trữ) thành glucose trở lại. Và sau đó, glucose được đưa vào máu.

Nếu không có đủ lượng glucose dự trữ để duy trì mức đường huyết bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất ra glucose từ các nguồn không phải carbonhydrate (các amino acid và glycerol). Quy trình này diễn ra khi tập thể dục hoặc hoạt động với cường độ cao và khi đói.

Điều cần lưu ý là: quá thừa hay quá ít glucose trong máu, hay mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Quá thừa glucose trong một thời gian dài (hyperglycemia) có thể dẫn đến hậu quả thần kinh bị phá hủy, khả năng miễn nhiễm bị giảm sút, các bệnh về tim và thận. Mặt khác, thiếu glucose trong thời gian dài (hypoglycemia) có thể tác động xấu lên chức năng hoạt động của não bộ, gây ra mệt mỏi, ngất xỉu, cáu gắt, dễ bị kích động; một số trường hợp còn gây tai biến ngập máu (seizure) và thiếu tập trung.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Đường huyết thế nào là bình thường?

寺院 募捐 ทำว ดเย น hien phuoc Húy nhật lần thứ 273 Đức Tổ sư nước có ý nghĩa chỉ có thành tâm 曹洞宗青年联盟 Khởi công xây dựng vườn tháp Tổ sư loi nhan nhu vo cung y nghia cua nguoi me goi con tho mac giang tu bai so 1301 den so 1310 Công 佛頂尊勝陀羅尼 般若心経 読み方 区切り 南懷瑾 Nhớ thầy là nhớ Pháp giao cảm cùng xuân kinh sam Þ ทาน Lạng ห พะ 人形供養 大阪 郵送 thiền tập của hệ phái khất sĩ å ç Rêu trước sân nhà 心经全文下载 雀鸽鸳鸯报是什么报 Ï 人生是 旅程 風景 3 món bổ dưỡng cho tháng Bảy mùa chay 佛陀会有情绪波动吗 toa thien giup ban chua tri benh tat Tiểu đường trong thai kỳ có thể sinh hỏa 不空羂索心咒梵文 vipassana 怎么面对自己曾经犯下的错误 tuyển tập những danh ngôn về niềm tin 根本顶定 皈依的意思 kho dau va con duong quan niem 五十三參鈔諦 借香问讯 是 æ Ä Æ 一息十念 陀羅尼被 大型印花 Hồn quê thiê n va tri thư c Quay về với yêu thương