So với gạo trắng, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại khó ăn hơn. Gần đây, phong trào ăn gạo lứt trị bệnh cũng dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên hầu hết vẫn ăn theo lời đồn mà ít ai hiểu đúng những công dụng cũng như cách ăn của loại thực phẩm dân dã này

	Gạo lứt muối mè: Ăn sao cho khoẻ ?

Gạo lứt muối mè: Ăn sao cho khoẻ ?

Có thể mua cơm gạo lứt, muối mè chế biến sẵn. Ảnh: Hồng Thái

Ngũ cốc giàu dinh dưỡng

Theo tài liệu của viện Dinh dưỡng quốc gia, gạo lứt là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong. Nhờ vậy, hạt gạo rất giàu chất xơ và có nhiều dưỡng chất quan trọng: các loại vitamin (B1, B2, B3, B6…), canxi, sắt, kẽm. Lượng đạm được giữ lại cũng khá cao (7,6% đạm/100g gạo). Phương pháp ăn gạo lứt, muối mè trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật. Sau khi được tổ chức Y tế thế giới công nhận, phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, gạo lứt nói chung có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Do đó không riêng gì người bệnh mà người khoẻ mạnh cũng nên ăn để phòng ngừa bệnh tật. “Tuy nhiên nếu là thanh niên đang tuổi lớn thì hạn chế ăn với muối mè vì sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như khi ăn với cá thịt, rau củ. Riêng với những người mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… thì gạo lứt, muối mè thật sự là thực phẩm lý tưởng để cải thiện sức khoẻ”, bà Lâm nhấn mạnh.

Ăn chậm, nhai nhuyễn

Do cũng là ngũ cốc như gạo trắng nên cơm gạo lứt có thể ăn với các đồ ăn kèm khác mà không kiêng kị gì. Tuy nhiên nếu nhằm mục đích trị bệnh thì phải ăn với muối mè vì trong đó có lượng dầu thực vật cung cấp axít béo không no (tạo cảm giác no ảo) cần thiết cho người ăn. Nguyên tắc ăn là một chén cơm gạo lứt trộn đều với hai muỗng cà phê muối mè. Có thể ăn bất kỳ lúc nào, trừ trước lúc đi ngủ hai tiếng. Trong quá trình ăn, nên nói “không” với các loại thực phẩm khác. “Khi ăn phải nhai chậm và kỹ để nước miếng tiết ra thật nhiều quyện với cơm giúp cho việc tiêu hoá được tốt. Nhai nhuyễn cũng sẽ giúp người ăn có cảm giác cơm thơm, ngọt hơn”, bà Lâm cho biết.

Cách nấu gạo lứt, muối mè

Cho một chén gạo lứt + hai chén nước lạnh + 1/4 muỗng cà phê muối vào nồi, khuấy đều, đậy nắp thật kín. Sau 15 phút, hạ lửa riu riu đến khi cơm chín.
Mè đen cho vào nước rửa sạch, phơi khô. Rang trên lửa nhỏ, khuấy liên tục. Đến khi mè nổ lách tách là chín. Cho mè nguội vô cối nghiền (không phải giã) với muối theo tỷ lệ một muỗng cà phê muối với 14 – 20 muỗng mè.

Cũng theo chỉ dẫn của bà Lâm, trước khi nấu   nếu ngâm gạo trong nước ấm một lúc, sẽ đánh  thức được thêm một số chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên cần lưu ý, vì gạo lứt có quá  nhiều chất dinh dưỡng nên ăn sẽ lâu tiêu hơn  cơm bình thường. “Tốt nhất chỉ những người  đã trưởng thành hãy nên ăn. Còn trẻ em thì  không nên, vì quá trình tiêu hoá chậm hơn  người lớn”, bà Lâm nói.

 

 

Chia sẻ kinh nghiệm

Nghệ sĩ Bạch Long (sân khấu kịch Idecaf)

Phải tuân thủ nghiêm chỉ dẫn

Theo lời khuyên của bác sĩ, tôi bắt đầu ăn gạo lứt, muối mè cách đây hơn một năm, khi phát hiện bị viêm gan siêu vi C. Lúc ăn thấy cũng dễ nuốt, có điều hơi cực vì phải ngồi nhai lâu. Tuy nhiên bù lại sức khoẻ tốt lên bất ngờ. Mới ăn một tháng, người đã “mi-nhon” hẳn ra. Ăn tiếp ba tháng, thấy có dấu hiệu thanh lọc máu trong cơ thể đúng như sách nói
(bốn lần đi tiêu ra máu). Sau khi kết thúc quá trình sáu tháng, tôi đi làm lại xét nghiệm thì không còn thấy virus viêm gan nữa. Theo tôi, điều quan trọng nhất để ăn gạo lứt, muối mè có kết quả là phải hết sức kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm các chỉ dẫn. Chỉ cần một lần “phạm giới”, ăn chen thứ khác vào, cả quá trình ăn mấy tháng trời có thể sẽ thành công cốc.
Bà Lê Thị Đài (56 tuổi, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội):
Không nên cố ép ăn
Tôi ăn gạo lứt muối mè để trị bệnh tiểu đường là theo chỉ dẫn của mấy người bạn. Ban đầu chỉ ăn một ít để làm quen, sau đó mới tăng dần lên 1 – 2 bữa/tuần, rồi ăn thường xuyên. Nhiều người không thực hiện được phương pháp này có lẽ vì quá nóng vội, chưa quen khẩu vị đã ép mình phải ăn hằng ngày, dẫn đến mau ngán. Gạo lứt, muối mè có tác dụng như thế nào với bệnh tiểu đường thì tôi không rõ. Chỉ biết sau gần một năm ăn, kết hợp với sinh hoạt điều độ, lượng đường trong máu của tôi kiểm tra hàng tháng luôn ổn định. Sức khoẻ cũng tốt lên rất nhiều, không còn mệt mỏi như trước.

Gia Minh (sgtt)


Về Menu

Gạo lứt muối mè: Ăn sao cho khoẻ ?

lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp Mất ni truong thich nu dieu khong trong phong trao dau sự kiện quan trọng nhất cuộc đời tac mot huong nhin khac ve giao phap dai thua bất Vấn vương hương nhài trắng Thêm thạch cao vào đậu phụ có hại cho điều ước giản đơn tam kinh thoi dai Äá biến ni sau đại học viết cho người tuổi trẻ niem phat su ly vien dung tat duoc giai thoat đầu độc bầu khí quyển bằng niềm tin 10 nghiep lanh mang lai phuoc duc đức phật của tuổi thơ Entry xúc động về mẹ trong mùa Vu lan NGHIEP cẩm thơm tẠn Dịch nho ve mot niem tin những cuối Ăn chay để chống lại biến đổi khí bài đau chinh Trí tuệ Bậc Giác ngộ Thái Nguyên Thuyết trình về Thiền và Thái Nguyên Sư cô Thích Đàm Tâm viên tÉnh bói Giáo 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than 15 dieu can nho de co cuoc song dung nghia บวช ç¾ truyê n ngă n 7 bước đến miền cực Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế sắc màu chốn thiền môn cùng thực tập phật pháp để gia đình Hoa ngọc lan chữa ho hiệu quả 水天需 Chùa Nguyên Thiều