Từ nhiều ngày trước, khi được thông báo sẽ có buổi giảng pháp, nhiều phạm nhân đã rất phấn khởi, háo hức chờ đợi bởi họ cũng đã từng được Đại đức Thích Nguyên Thành đến nói chuyện vào đầu năm ngoái Đại đức Tiến sỹ triết học Thích Nhật Từ giảng Phật phá
Giáo lý nhà Phật lan tỏa tới trại giam

Từ nhiều ngày trước, khi được thông báo sẽ có buổi giảng pháp, nhiều phạm nhân đã rất phấn khởi, háo hức chờ đợi bởi họ cũng đã từng được Đại đức Thích Nguyên Thành đến nói chuyện vào đầu năm ngoái. Đại đức - Tiến sỹ triết học Thích Nhật Từ giảng Phật pháp cho phạm nhân...

Từ nhiều ngày trước, khi được thông báo sẽ có buổi giảng pháp, nhiều phạm nhân đã rất phấn khởi, háo hức chờ đợi bởi họ cũng đã từng được Đại đức Thích Nguyên Thành đến nói chuyện vào đầu năm ngoái. Đại đức - Tiến sỹ triết học Thích Nhật Từ giảng Phật pháp cho phạm nhân

Những ngày lễ 30/4 và 1/5 năm nay, có một ý nghĩa đặc biệt đối với các phạm nhân ở trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) thuộc V 26, Tổng cục 8, Bộ Công an. Đó không chỉ là việc công bố quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đợt I năm 2010, mà nơi này còn vinh dự được đón tiếp Đại đức - Tiến sỹ triết học Thích Nhật Từ - Phó Hiệu trưởng Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TPHCM và Đại đức Thích Nguyên Thành - Trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Thái Nguyên tới đây để giảng về Phật pháp và hướng dẫn phạm nhân tập thiền.

  Đại đức Thích Nhật Từ hướng dẫn phạm nhân bài tập thiền giúp cần bằng tâm lý



Nhiều phạm nhân đã  thực hành tập thiền ngay tại sân trại giam


Với mong muốn giúp các phạm nhân chuyển hóa từ gốc rễ những bế tắc, điều chỉnh lại những nhận thức sai lầm. Đại đức Thích Nhật Từ đã tới cả 6 phân trại thuộc trại giam Phú Sơn 4 để thuyết giảng cho hơn 5.000 phạm nhân.

Có khi chỉ từ những câu chuyện rất đời thường, thậm chí chỉ là những bài hát, Đại đức Thích Nhật Từ đã khéo vận dụng giáo lý của Đức Phật thành một bài nói chuyện đạo đức nhẹ nhàng, sâu lắng.

Thượng tá Nguyễn Xuân Trường - Bí Thư đảng ủy, Giám thị trại giam Phú Sơn 4 cho biết: Thông qua buổi giảng pháp này, một phần sự chuyển hóa nội tại sẽ giúp phạm nhân vượt qua được sự bế tắc, những cạm bẫy và họ cũng ý thức rõ được cảnh giới của chính mình, qua đó có ý thức rõ tới trách nhiệm bản thân cho cộng đồng xã hội.

Đây cũng chính là điều mà các cán bộ quản lý trong trại giam muốn hướng tới. Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Trường, công tác cải tạo giáo dục phạm nhân là một chức năng, một nhiệm vụ lớn.

Từ con người phạm tội để trở thành một con người có ích trong xã hội gạt bỏ những lỗi lầm, những tư tưởng tiêu cực để về xây dựng với gia đình, cộng đồng là tiêu chí cuối cùng của Đảng và Nhà nước đề ra.“Việc giáo dục phạm nhân cần có nhiều hướng tác động để cho họ được làm mới lại cuộc sống. Đạo pháp và đạo đời rất gần nhau. Theo tôi, đạo nào thì cũng giáo dục con người hướng đến cuộc sống tốt, đến chân - thiện - mỹ, giúp con người từ lỗi lầm trở về thành con người có ích cho xã hội…” - Thượng tá Trường lý giải.

Phạm nhân Bùi Thị Kim Thành (42 tuổi) ở phân trại số 4 đang chịu án 18 năm tù vì tội buôn bán chất ma túy xúc động cho biết: “Buổi giảng giáo lý nhà Phật thực sự rất có ý nghĩa và bổ ích với tôi, mang đậm tính nhân văn. Nó giúp tôi “ngộ” ra được chữ tâm và hai chữ “dừng lại”, từ đó giúp tôi nghĩ tới việc cải tạo tốt, hướng thiện mong được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước”.

Còn phạm nhân Phan Đăng Tuấn (55 tuổi) ở phân trại số 3, bị án tù 17 năm 6 tháng vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng chia sẻ: “Đây là lần thứ hai chúng tôi được nghe nhà sư giảng đạo. Bắt đầu từ những câu chuyện rất bình thường nhưng trong tôi là một phạm nhân cảm thấy tĩnh tâm lại, không bị vướng mắc nữa”.

Đại đức Thích Nhật Từ cho biết: Việc đưa thiền và các giáo lý vào trong các trại giam là công việc mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã được phổ biến ở nước ngoài. Mục đích của sự gắn kết này, thứ nhất là hỗ trợ cho những người làm công tác pháp luật để giúp các phạm nhân dừng lại những động thái phạm tội trong xã hội.

Mặt khác, năng lực của thiền giúp cho các phạm nhân chuyển hóa từ gốc rễ những bế tắc, những nhận thức sai lầm, từ đó họ điều chỉnh lại những nhận thức sai lầm.
 

Các cháu nhỏ đang sống cùng mẹ trong trại giam đã được Đại đức Thích Nhật Từ  ân cần hỏi thăm và tặng quà
Sự luyện tập này làm cho phạm nhân cảm thấy lạc quan yêu đời, sau khi hết thời hạn “gỡ lịch” trong các trại giam, họ sẽ trở thành một con người hoàn toàn mới và cơ hội tái trở lại với đời sống quá khứ hầu như không đáng kể.

Do đó, việc phối kết hợp để đưa các giáo lý vào trong trại giam không chỉ có ý nghĩa đạo đức rất lớn đối với các phạm nhân mà còn giúp cho công tác an ninh xã hội và các phương diện khác phát triển một cách rất tốt đẹp. Giáo lý nhà Phật đến với phạm nhân sẽ là chỗ dựa giúp họ quân bình, thanh thản để tiếp tục sống tốt hơn.

Trong lịch sử Việt Nam, đạo Phật có giá trị hết sức sâu sắc. Giáo lý nhà Phật đã góp phần giúp cho con người dần hoàn thiện, hiền lành và từ bi hỷ xả hơn. Làm cho con người xích lại gần nhau bằng tình nhân ái và lòng bao dung.

Việc Bộ Công an mời các nhà sư có uy tín về giảng triết lý của nhà Phật là một sáng kiến hay, làm cho các phạm nhân thức tỉnh được những u mê, sai lệch trong quá khứ, định hướng tư tưởng, nhận thức trong tương lai, để họ nhanh chóng hòan lương trở thành những công nhân có ích cho xã hội. Đó cũng là tiêu chí mà Đảng và Nhà nước  đề ra.
 

Về Menu

giáo lý nhà phật lan tỏa tới trại giam giao ly nha phat lan toa toi trai giam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

忍四 ÐÐÐ ai cho ta bình an im lang 欲移動 phuoc 佛子 イス坐禅のすすめ Ăn chay để ngừa bệnh Mùa xuân đầu tiên 五観の偈 曹洞宗 Cẩn thận khi dùng đũa sơn 墓の片付け 魂の引き上げ hay day con rang co tich khong chi la mot mau xa cà n 仏壇 通販 金宝堂のお得な商品 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 minh niệm niêm hoa vi tiếu 천태종 대구동대사 도산스님 Nhớ thi sĩ Bùi Giáng トo 五戒十善 huÇ 霊園 横浜 必使淫心身心具断 Ngụ daklak 度母观音 功能 使用方法 一念心性 是 Hi chua ha trung trien 梁皇忏法事 Ngôi trường ký ức Hà Nội Đại lễ tưởng niệm già Đường huyết thế nào là bình thường ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう kinh hoa 佛教教學 Nhiều đoàn viếng tang Trưởng lão 寺庙的素菜 åº thích phước tự tâm bï¾ ï½¹i 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 อ ตาต จอส